Tất cả chúng ta đều tự hỏi đời sống bị Covid-19 tấn công sẽ ra sao và bị cám dỗ vào sự sống sợ hãi. Nhưng Kinh Thánh nói rằng tình yêu thương toàn vẹn xua tan đi mọi sợ hãi – khi chúng ta hoàn toàn đầu phục Đức Chúa Trời, chúng ta không phải lo lắng về ngày mai.
Nhưng hình dung ra sự thực tế của điều này trong cơn đại dịch thách thức cảm quan bình thường của chúng ta ra sao? Đây là 3 cách để sống trong sự đầy trọn của Đức Chúa Trời trong những thời kỳ kinh sợ.
1. HÃY DỌN CHỖ TRONG LÒNG CỦA BẠN CHO ĐỨC THÁNH LINH
Hãy mở một con đường trong hoang mạc cho Đức Giê-hô-va; Hãy dọn thẳng đường cái trong đồng hoang cho Đức Chúa Trời chúng ta!.
— Ê-sai 40:3 (BTTHĐ 2010)
Phân đoạn nổi tiếng này xuất hiện trong cả Cựu và Tân Ước, vẽ lên một bức tranh nên thơ của một công trình làm đường hoàng gia. Đức Vua vừa công bố sự đến của Ngài, và chúng ta cần dọn đường cho Ngài. Chúng ta phải cho Đức Vua thấy là chúng ta mong muốn sự đến của Ngài trong đời sống của chúng ta.
Trong thời kỳ phải ở nhà, chúng ta có thêm thời gian để suy nghĩ – nhiều thời gian để nhìn vào bên trong lòng mình để tái thẩm định những ưu tiên của mình. Chúa đã khiến cho guồng máy của thế giới bất thình lình ngưng lạ, và dân Chúa có thời giờ họ cần để làm việc với Ngài.
Tôi được nhắc về Áp-ra-ham, một người được kêu gọi leo lên núi và dâng con trai của mình làm sinh tế. Từ hoàn cảnh của Áp-ra-ham, việc này chẳng hợp lý một chút nào cả. Không chỉ đó là con trai duy nhất của thịt và huyết của Áp-ra-ham, nó cũng là chìa khóa của tương lai mà Chúa hứa ban. Nếu đứa trẻ chết, tất cả ước mơ của Áp-ra-ham cũng chết theo.
Thế mà Chúa lại nói rõ với Áp-ra-ham, “Ta muốn con đừng bám giữ những ước mơ của con, Ta muốn con báo vào ta.”
Dĩ nhiên, chúng ta biết Chúa kết thúc bằng sự ban cho một con chiên đực làm sinh tế thay thế cho Y-sác trên bàn thờ. A.W. Tozer tưởng tượng trong giây phút đó Chúa phán là, “Mọi sự tốt lành hỡi Áp-ra-ham. Ta chưa bao giờ định rằng con phải thực sự giết đứa trẻ. Ta chỉ muốn cất nó ra khỏi bàn thờ của lòng con để ta có thể ngự trị ở đó mà không bị bất cứ một thách thức nào.”
Những cơn khủng hoảng khiến chúng ta nhìn vào trong chính mình và kiểm tra, “Những điều gì tôi yêu hơn Chúa – những thứ tôi không nghĩ là tôi có thể sống mà không có chúng?”
Tôi tin rằng cơn khủng hoảng Covid-19 là một lời kêu gọi tất cả chúng ta hãy nhìn lại bên trong lòng của chính mình. Nếu chúng ta muốn sống trong sự đầy trọn của Đức Chúa Trời và không ở trong sự sợ hãi, chúng ta phải trước hết cất bỏ đi những thần tượng đang giữ chỗ đáng lẽ là của Chúa bên trong những tấm lòng của chúng ta.
2. HÃY LÀM CHO LỜI CHÚA LÀ TRỌNG TÂM CỦA CHÚNG TA
6 Có tiếng nói: “Hãy kêu lên!” Và có tiếng đáp: “Tôi phải kêu thế nào?” “Loài người giống như cỏ, Mọi vẻ đẹp của nó như cỏ hoa đồng nội… 8 Cỏ khô, hoa rụng, Nhưng lời của Đức Chúa Trời chúng ta đứng vững đời đời!
— Ê-sai 40:6,8
Một so sánh hạ thấp. Bạn và tôi là những con lân (dùng múa lân) nhổng đầu lên trong vài tháng và sau đó gục xuống đất – tro bụi trở về với tro bụi. Ở đây chúng ta thấy sự không vĩnh cửu của thành công của con người. Thế mà, trong những cơn khủng hoảng khi những sự êm ấm nhất định nào đó dường như đang mờ nhạt đi chung quanh chúng ta, chúng ta được bảo đảm rằng Lời của Đức Chúa Trời tiếp tục tươi sáng đời đời.
Tôi không biết về bạn, nhưng thái độ của tôi đã thay đổi từ khi cơn đại dịch bắt đầu. Trong tháng qua, tôi cảm thấy tạ ơn hơn về những “thứ nhỏ nhặt”: có thực phẩm trên bàn, có tiếng con trẻ cười khúc khích trên những cái ghế đó. Tôi có giấy vệ sinh ở mọi chỗ móc giấy vệ sinh trong nhà. Những thứ thường bị coi là không ra gì thì bây giờ cứ như là thật cần lắm.
Những thời mùa như thế này cung ứng một cơ hội cho chúng ta rà soát lại quan điểm của chúng ta trên sự sống – một chuyển đổi của sự tập chú để đưa chúng ta đến chỗ dựa vào Lời Chúa. Có nghĩa là công việc của chúng ta sẽ bền vững nếu nó được xây dựng trên đá vững chắc chứ không phải là trên cát. Khi chúng ta biết và loan truyền Lời Chúa, chúng ta đang trống những hạt giống sẽ sống lâu dài hơn chúng ta.
Tôi nghĩ là nhiều người đang mất đi sự kêu gọi của Chúa vì họ không tập chú vào Lời Chúa. Họ lạc lối vì họ đánh mất Lời Chúa trong đời sống của họ. Hãy nhớ rằng, rơm rác héo tàn đi nhưng Lời Chúa sống đời đời.
3. HÃY KINH NGẠC MỘT LẦN NỮA VỀ QUYỀN NĂNG CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI
10 Nầy, Chúa Giê-hô-va sẽ đến trong quyền năng, Ngài dùng cánh tay Ngài mà cai trị. Nầy, sự ban thưởng Ngài ở với Ngài, Sự báo trả Ngài ở trước mặt Ngài. 11 Ngài sẽ chăn bầy mình như người chăn chiên; Tập họp các chiên con trong cánh tay mình…
— Ê-sai 40:10-11a
Trong phân đoạn này, Ê-sai so sánh Chúa với một vị vua đầy quyền năng, một người làm ơn giàu có, và một người chăn nhân lành. Khi những cơn khủng hoảng đến làm chúng ta mất hy vọng, chúng ta phải nhắc nhỡ chính mình về những phẩm chất vinh hiển này của Chúa. Trong Ngài là sức mạnh, quyền năng và thẩm quyền.
Chúa là người chăn chăm sóc sâu nhiệm mỗi một con chiên của Ngài. Cũng Chúa này ban thưởng rộng rãi cho những người làm công của Ngài, và tiền công của Ngài là với Ngài. Ngài sẽ trả công cho mỗi người đã sống trong ánh sáng của Ngài.
Và thật đẹp lòng Ngài khi chúng ta tìm kiếm kho báu trên trời. Tác giả thư Hê-bơ-rơ viết,
Không có đức tin thì không thể nào làm hài lòng Đức Chúa Trời; vì người nào đến gần Đức Chúa Trời phải tin rằng Ngài thực hữu, và Ngài là Đấng ban thưởng cho những ai tìm kiếm Ngài.
— Hê-bơ-rơ 11:6
“Việc quan trọng nhất của đời sống của tôi là mối quan hệ kỳ diệu riêng tư và thờ phượng Đức Chúa Trời.”
Sự theo đuổi quan trọng nhất của đời sống tôi không bao giờ là theo đuổi một nghiệp vụ, một giai đoạn, hay một mức lương. Việc quan trọng nhất của đời sống của tôi là mối quan hệ kỳ diệu riêng tư và thờ phượng Đức Chúa Trời.
Tất cả chúng ta đều làm những kế hoạch chu đáo cho đời sống của mình, nhưng mỗi một lần nào đó, Chúa nhắc chúng ta là cỏ khô và hoa tàn, nhưng Ngài là đời đời. Trong sự yếu đuối của chúng ta, Ngài mạnh mẽ. Sự thờ phượng riêng tư của chúng ta, vì thế, trong một thời mùa giữ mình trong nhà, nên chiếu sáng hơn bao giờ hết. Bởi vì không có điều gì là không thể được với Đức Chúa Trời.
GIẢI PHÁP CHỮA LÀNH CỦA CHÚA CHO SỰ SỢ HÃI
Làm thế nào chúng ta sống trong sự đầy trọn của Chúa và không ở trong tình trạng sợ hãi? Kinh Thánh cho chúng ta ít nhất ba chỉ thị:
- Hãy dọn chỗ trong lòng của bạn cho Đức Thánh Linh bằng cách hạ mình và xưng ra những thần tượng của bạn.
- Hãy làm cho mục vụ của Lời Chúa thành trọng tâm của bạn. Xây dựng đời sống của bạn trên những lời hứa của Chúa thay vì trên những gì mau thay đổi như kinh tế.
- Hãy kinh ngạc một lần nửa về quyền năng của Đức Chúa Trời. Bằng cách nhớ rằng Ngài là ai, bạn sẽ cảm thấy thật tốt hơn cho dù bạn đang ở chỗ nào đi nửa.
Những thời gian sợ hãi như là những gì chúng ta trãi nghiệm qua cơn đại dịch Covid-19 có thể làm rung chuyển chúng ta đến tận cùng – hay chúng có thể rung chuyển làm cho chúng ta tỉnh thức thấy nhu cầu của chúng ta cần có Chúa và sự lệ thuộc Ngài của chúng ta.
Hãy sốt sắng cầu xin Chúa chấm dứt cơn đại dịch. Nhưng trong khi chờ đợi Ngài, cũng hãy dùng thời gian này để kéo đến gần Chúa như là đầu phục những đời sống của chúng ta cho Ngài.
Văn Bình & Nguyễn Trọng
(Lược dịch theo: lifewayvoices.com)