Tại Sao Chỉ Có Mi-ri-am Bị Trừng Phạt Khi Bà Và A-rôn Cùng Chống Lại Môi-se

Share

Chính yếu có thể là Mi-ri-am chịu trách nhiệm nhiều hơn vì bà khởi xướng lên sự thách thức Môi-se và sau đó lôi kéo A-rôn vào ủng hộ bà. Có hai điều mà kinh văn cho thấy như vậy:

1/ Mi-ri-am được kể tên trước A-rôn. Trong mọi chỗ trong Kinh Thánh khi nào được kể tên chung với nhau thì tên A-rôn được nói đến trước tiên (theo phong tục vì là anh hai trong gia đình).

2/ Động từ “nói hành” trong Dân Số Ký 12, trong tiếng Hê-bơ-rơ cổ là động từ đơn trong thể giống cái; và Mi-ri-am là người chủ động nói hành Môi-se. 

Hai điều này cho thấy, như tôi đã trình bày, là Mi-ri-am khởi xướng sự thách thức và kéo A-rôn vào hỗ trợ bà, cho nên bà chịu trách nhiệm nhiều hơn và nhận sự trừng phạt nặng hơn. Ở đây cho thấy sự công bình của công lý thiên thượng.

Một khả năng khác có thể thêm vào là Đức Chúa Trời “tha” cho A-rôn vì một lý do đặc biệt, là để cho ông có thể làm chức vụ cầu nguyện của thầy tế lễ thượng phẩm – ông có thể đến với Môi-se với một sự nhận biết mới về Môi-se là người đại diện cho Chúa hầu cho ông có thể kêu nài sự tha thứ cho tội của Mi-ri-am và của chính ông: ““Ôi, chúa tôi, xin đừng trừng phạt chúng tôi về tội lỗi mà chúng tôi đã phạm cách dại dột.” (Dân Số Ký 12.11, BTTHĐ 2010).

Nếu A-rôn cũng bị phung, ông không thể thực hiện chức năng thầy tế lễ theo luật pháp trong Lê-vi Ký. Thế nên Đức Chúa Trời tha cho ông trong sự thương xót đặc biệt để ông có thể cầu nguyện xin tha tội và thực hiện kiểm tra bệnh phung trong cách của một thầy tế lễ. Thật sự thì người cầu nguyện cho Mi-ri-am được chữa lành là Môi-se nhưng phải có A-rôn là thầy tế lễ để làm mọi quy luật khi có người bị bệnh phung. Ở đây cho thấy sự đoán xét của Đức Chúa Trời được làm nhẹ đi bởi lòng thương xót của Ngài, cho dù đôi khi như thế có vẻ là không công bình.

Tha cho thầy tế lễ thượng phẩm để ông có thể cầu thay cho tội như vậy cũng giống như tha cho vua Đa-vít khỏi sự trừng phạt trên cá nhân ông sau khi ông phạm tội kiểm kê dân số để biết số người nam có thể ra trận. Chúa có thể tha cho Đa-vít vì dân sự vẫn cần phải có một vị vua để cai trị đất nước và lãnh đạo quân đội. Khi Đa-vít thấy trận ôn dịch hủy phá dân sự, ông nhận biết trách nhiệm của riêng ông và cầu nguyện, ““Chẳng phải con đã truyền kiểm tra dân số sao? Vâng, chính con đã phạm tội và làm điều ác, nhưng bầy chiên nầy có làm gì nên tội? Lạy Giê-hô-va Đức Chúa Trời của con! Xin tay Chúa đánh phạt con và nhà cha con, nhưng đừng giáng họa trên dân Ngài.”” (1 Sử Ký 21:17). Nhưng thay vì đánh phạt Đa-vít ở thời điểm đó, trong sự thương xót Chúa chấm dứt tai họa.

Đây là điều cảnh cáo nghiêm khắc với những người trong những chức vụ quan trọng: Ngươi có thể được tha khỏi sự đoán xét trực tiếp trên cá nhân ngươi, không phải vì ngươi được kể là vô tội, nhưng bởi vì Đức Chúa Trời vẫn cần một người trong vai trò của ngươi và ngươi chưa xấu xa đến nổi phải bị truất ra khỏi chỗ đó! A-rôn không nên kết luận rằng ông chỉ đáng bị trừng phạt nhẹ hơn Mi-ri-am dù đã cùng phạm tội như Mi-ri-am, mặc dù ông đã không bị trừng phạt như Mi-ri-am. Những người lãnh đạo ngày nay “ai tưởng mình đứng vững” phải “hãy giữ kẻo ngã.”

 

Nguyễn Bình

(Lược dịch theo: goodquestionblog.com)

 

 

Bài Viết Chọn Lọc

Bài Viết Được Quan Tâm

Bài Viết Liên Quan