Gần đây, một câu hỏi trổi lên và khuấy động lòng tôi. Chúa luôn vận hành để đem đến những câu trả lời trong khi kẻ thù nghịch luôn đánh vào để làm rối loạn, và như thế tôi trình lên Chúa một gánh nặng để thúc giục Ngài dạy cho tôi những điều mà tôi thấy là không hợp lý.
Có nhiều câu hỏi trong thời gian này, nhưng có một câu hỏi đặc biệt cứ nổi lên mãi và đến hôm nay tôi cảm nhận rằng Chúa ban sự sáng tỏ – ngay trong lúc có những thảm kịch, đau thương và mất mát.
Câu hỏi là: Nếu Đức Chúa Trời đã biết câu trả lời, và đã quyết định kết quả xảy ra, tại sao cần phải cầu nguyện? Rất nhiều người chúng ta đang đứng ở những ngã tư đường để hoặc là chọn đức tin hoặc là để cho sự tranh chiến của câu hỏi tại sao tràn ngập tấm lòng.
Thử xem ở một hội thánh kia, một người kính yêu Chúa tuyệt vời bị cất đi khỏi chúng ta. Thật là khó hiểu khi mà trong những ngày trước khi người đó qua đời, hàng trăm tín hữu hiệp lại cầu xin Chúa với nước mắt và lời kêu cầu nóng cháy xin Chúa cho người đó được sống. Các lãnh đạo Hội thánh kêu gọi mọi người hiệp lại để cầu nguyện công bố cho người đó và gia đình. Mọi người nhóm lại cả đêm, kêu cầu: “Chúa ôi hãy cho người đó qua được cơn khốn khó!” “Chúa ơi xin đừng cất người đi.” “Lạy Chúa xin cho chúng con có người này cùng với chúng con.” “Hãy chữa lành người.” “Xin cho người tỉnh lại để bày tỏ sự vinh hiển Chúa.” …
Thế thì điều gì xảy ra khi chúng ta không nhận được điều chúng ta cầu xin?
Nếu Chúa đã biết là đêm đó Ngài có chương trình đem người này lên thiên đàng với Ngài, tại sao Ngài còn kêu gọi chúng ta cầu nguyện? Có phải là do có sai lầm trong sự cầu nguyện của chúng ta hay là do có lỗi lầm trong đức tin của chúng ta? Hay là có điều chi đã thiếu mất? Hay Chúa chỉ kêu gọi chúng ta cầu nguyện rồi sau đó cứ làm điều Ngài đã định? Chúa có không hài lòng không? Ngài không thương xót hay không công bình chăng?
CÓ THẬT NGÀI ĐANG Ở ĐÓ KHÔNG?
Thật có rất nhiều câu hỏi dấy lên.
Đêm hôm qua, Chúa phán với tôi trong một giấc mơ với chỉ hai chữ “Giăng 15.”
Hai chữ này lập đi lập lại trong suốt đêm cho tới khi tôi thức dậy vào buổi sáng, để ghi khắc vào lòng của tôi.
Tôi giở Kinh Thánh ra, đọc và suy gẫm và cầu nguyện, vật lộn với kinh văn và Chúa định rằng tôi cần đọc hôm nay.
Thế rồi tôi đến một buổi nhóm và chúng tôi thảo luận cũng câu hỏi này: Nếu Chúa đã biết câu trả lời thì tại sao Ngài muốn chúng ta kêu cầu Ngài? Tại sao cầu nguyện? Cho mục đích sau cùng là gì?
Tôi về đến nhà và kinh văn đã được ghi khắc vào lòng tôi bừng cháy lên như là ngọn lửa mạnh mẽ: Giăng 15, câu 4 và 5 cứ nhắn đi nhắc lại, cho đến khi tâm trí tôi xoáy lên.
4 Hãy cứ ở trong Ta thì Ta sẽ ở trong các con. Như cành nho, nếu không ở trong cây nho thì tự nó không thể ra quả được. Nếu các con không cứ ở trong Ta thì cũng như vậy. 5 Ta là cây nho, các con là cành. Ai cứ ở trong Ta, và Ta trong người ấy thì sinh ra nhiều quả, vì ngoài Ta các con không làm gì được.
Tôi yêu thích hình ảnh được vẽ lên ở đây về cây nho và cành. Tôi yêu thích cách mà kinh văn nói với chúng ta với một chủ ý và sự sáng tạo đặc biệt để nối kết chúng ta với Chúa Cứu Thế. Những lời này vượt ra khỏi trang giấy để được đọc vào bên trong con người của tôi – Ta đã ban sự sống, và các con được thiết kế trong một quan hệ thường trực với ta để qua đó các con nhận lãnh tất cả những gì các con cần.
SỰ NỐI KẾT VỚI CHÚA CỨU THẾ
Đó không phải là sự cầu nguyện đang làm sao? Không phải là cơ hội để ngồi xuống và sẻ chia ra mọi cảm xúc sâu xa , lời nài xin, những quyết định, sự đau thương và sự chào đón vui mừng … để dâng lên từng mảng một của tấm lòng và linh hồn cho Ngài sao?… Không phải là một bản tóm tắt mọi nối kết với Ngài sao?
“Hãy cứ ở trong Ta.” Khi lòng tôi thẩm thấu mạng lệnh đơn giản này, tôi được nhắc nhở rằng ngay trong lúc này của đời sống – có nhiều cố gắng kéo tôi ra khỏi, và thường là chúng đi xuyên qua ngay trong những lời cầu nguyện mà tôi có thể đem mọi thứ ra ngoài để chuyên tâm cầu nguyện, để vào trở lại trong sự nối kết với Ngài và đặt nền tảng của mình ở đó.
Kinh Thánh bảo chúng ta rằng những ai “cứ ở trong Ngài,” những người giữ sự được nối kết – có lẽ là qua sự cầu nguyện – họ sẽ sinh bông trái. Kinh Thánh không nói rằng qua sự nối kết này, một thần linh sẽ ban cho mọi điều mà chúng ta muốn. Nhưng nói rằng họ sẽ sinh bông trái. Nó báo cho chúng ta biết rằng Đức Thánh Linh trong họ sẽ khuấy động để đem đến những điều mà những việc làm của chúng ta không thể sinh ra. Trong Ga-la-ti, chúng ta thấy được trái Thánh Linh, được kể ra như là tình yêu thương, sự vui mừng, bình an, nhịn nhục, nhân từ, hiền lành, trung tín, mềm mại, tiết độ.
Tôi tự hỏi nếu lời kêu gọi cầu nguyện của chúng ta – dù trong những tình trạng tối tăm, tổn thương nhưng không có kết quả mà chúng ta khao khát – được thiết kế theo cách không phải để đem chúng ta đến chỗ tránh được sự đau đớn, nhưng là để cung ứng cho chúng ta trong cơn đau đớn? Nếu cầu nguyện là một phương tiện đem chúng ta đến chỗ kinh nghiệm sự nối kết với Thánh Linh và sản sinh ra những mảng bông trái cần thiết cho linh hồn của chúng ta và của những người khác.
Có lẽ lý do chúng ta được Chúa kêu gọi cầu nguyện mặc dù Ngài biết rõ kết quả của sự cầu nguyện sẽ khác hơn là những gì chúng ta kêu cầu – là bởi vì, trong tình yêu vĩ đại Ngài dành cho chúng ta, Ngài biết rằng khi thúc đẩy chúng ta vào nơi kinh nghiệm sự tan vỡ của thế giới sa ngã này ở mức tột cùng của nó, chúng ta sẽ cần sự hiện diện của Thánh Linh của Ngài và sự an ủi mà Ngài đem lại cho chúng ta.
VÀ NGÀI MUỐN BAN NHỮNG ÂN TỨ NGAY TỪ TRƯỚC KHI CHÚNG TA ĐẾN CHỖ CẦN CÓ CHÚNG
Khi chúng tôi nhóm lại đêm hôm đó để cầu nguyện, và ngay khi chúng tôi trình dâng lên những điều kêu cầu – Đức Chúa Trời của chúng tôi đã biết rằng người bạn của chúng tôi đã được gọi về thiên đàng để hiệp một với Chúa Giê-su.
Tuy nhiên, trong những giây phút đó, là một cộng đồng và gia đình, và trong phòng cầu nguyện của nhà thương, và những lời cầu nguyện tại nhà của các gia đình, và của các nơi khác – thì Đức Chúa Trời tể trị của chúng ta nối kết với chúng ta và bắt đầu vận hành trong mỗi người chúng ta những điều mà Ngài biết trước là chúng ta sẽ cần đến trong những ngày, tuần, tháng và năm sắp đến: tình yêu thương, sự vui mừng, bình an, nhịn nhục, nhân từ, hiền lành, trung tín, nhu mì và tiết độ.
Trong sự thương xót và ân sủng tột cùng của Ngài, Ngài kêu gọi chúng ta cầu nguyện để cho chúng ta có thể đặt nơi bệ chân Ngài nỗi đau sâu thẵm và bắt đầu tiếp nhận sự ban cho sâu xa của Ngài.
Tôi được nhắc nhỡ về lẽ thật làm an ủi rằng chính chúng ta không phải đối diện với những gì mà Chúa Giê-su chưa đối diện và đánh bại. Trong chỗ này, tôi được đem trở lại với Lu-ca 22:42-43. Trong những giây phút sau cùng Chúa Giê-su biết Ngài sẽ bị phản, hành hạ, và giết cách tàn nhẫn – và sau đó trên vai Ngài là gánh nặng của tội lỗi và sự ngăn cách (với Chúa) của toàn thể loài người… thì chúng ta thấy Ngài đi cầu nguyện.
Trong sự đau đớn sâu thẳm nhất, biết rằng kết quả là bi thảm, Ngài vẫn đến gần với Đức Chúa Trời Là Cha.
42 “Lạy Cha, nếu Cha muốn, xin cất chén nầy khỏi Con! Dù vậy, xin ý Cha được nên, chứ không theo ý Con!” 43 Có một thiên sứ từ trời hiện đến và thêm sức cho Ngài.
— Lu-ca 22:42-43
Tôi nghĩ rằng chúng ta điều thấy trong hình ảnh của sự đau thương và vâng phục này thật là mạnh mẽ và đẹp đẽ. Chúng ta thấy Cứu Chúa của chúng ta thành thật trước mặt Đức Chúa Trời là Cha trong lời cầu xin của Ngài.
Chúng ta thấy Ngài đang kinh nghiệm toàn bộ sức nặng của sự đau đớn, và chúng ta thấy Ngài nhận biết lẽ thật cho Ngài và cho chúng ta – đến nổi ngay cả khi tối tăm nhất, khi chúng ta không thấy hay không hiểu, thì ý muốn của Chúa vẫn là trên hết. Và dù cho sự thương khó của Chúa Giê-su ở trong chương trình đó, và lời cầu nguyện của Ngài không thay đổi con đường đó, điều nó sẽ thực hiện, là gắn bó trong sự nối kết với Đức Chúa Trời, để kết quả làm nên “con người” được thêm sức mạnh.
SỰ ĐAU ĐỚN KHÔNG MẤT ĐI NHƯNG QUA SỰ ĐAU ĐỚN ĐÓ NGÀI ĐƯỢC TRANG BỊ
Rất thường khi, sự đau đớn gây ra cho chúng ta điều trái nghịch với điều Chúa Giê-su cho phép chúng làm cho Ngài. Thay vì đến gần Chúa hơn trong sự cầu nguyện, chân thành than thở, nài xin và vâng phục – chúng ta thường để cho sự đau đớn của chúng ta kéo chúng ta ra xa khỏi Chúa và đặt vào trong chúng ta một sự kiêu hãnh lừa dối rằng chúng ta biết điều gì là tốt nhất và Chúa không là cho chúng ta.
Khi chúng ta bước vào sự cầu nguyện và nối kết với Cứu Chúa luôn luôn – điều chúng ta tìm được không luôn luôn là giải pháp cho sự đau đớn của chúng ta, nhưng là sự làm trọn lời hứa của sự hiện diện của Ngài.
CHÚNG TA KINH NGHIỆM NGÀI THAY VÌ KINH NGHIỆM THẤT BẠI
Chúng ta được đầy tràn hy vọng thay vì sự kinh hãi. Chúng ta được làm trở nên sinh kết quả – để cho không chỉ chúng ta, nhưng cũng cho mọi người xung quanh chúng ta kinh nghiệm điều chỉ có Thánh Linh của Chúa làm được: tình yêu thương, sự vui mừng, bình an, nhịn nhục, nhân từ, hiền lành, trung tín, nhu mì và tiết độ — dù đang trong lúc đau đớn sâu thẳm nhất.
Vậy thì tại sao Chúa kêu gọi chúng ta cầu nguyện khi Ngài đã biết trước câu trả lời?
Tôi tin rằng điều này không nặng là về kết quả đáp ứng tình trạng nhưng là nặng về kết quả đời đời của chúng ta.
Bởi vì sự cầu nguyện đưa chúng ta vào trong sự hiện diện của Ngài, khai phóng quyền năng của Thánh Linh của Ngài trong chúng ta, và cung ứng sự chữa lành và hướng đi… và trong việc làm cho sự nài xin của chúng ta được Ngài biết – Ngài thường cung ứng những câu trả lời cho những câu hỏi mà chúng ta chưa hỏi đến.
Ngọc Nga
(Lược dịch theo: churchleaders.com)