Các tạp chí khoa học và y khoa đang càng trở nên bị ảnh hưởng ý thức hệ một cách trầm trọng trong những vấn đề tranh luận xã hội quan trọng hiện nay, từ vấn đề biến đổi khí hậu nóng lên toàn cầu, ý thức hệ biến đổi giới tính, thuyết phê phán chủng tộc, cho đến mức mà hầu như là mọi vấn đề phải được “tỉnh thức bất trí” (woke).
Việc cắt đứt diễn đàn tranh luận đến từ tính khách quan khoa học, thực sự có nghĩa là những nghiên cứu hợp lý sẽ bị bóp nghẹt. Các biên tập viên vốn đã bị chính trị hóa, đã từ chối xuất bản các bài báo có nguồn gốc không chạy theo dòng tư tưởng ý thức hệ được chọn lựa. Hay là các nhà khoa học có thể phải tự kiểm duyệt các công trình nghiên cứu của chính họ, để đảm bảo là chúng được một tạp chí có uy tín nhận đăng lên cùng với tất cả các phần thưởng nghiệp vụ.
Và bây giờ, một nhà khoa học khí hậu đã viết rằng, ông đã làm giảm đi tính nghị luận sắc bén trong một bài luận thuyết của ông, về biến đổi khí hậu để bài đó được đăng trên tạp chí uy tín Nature. Trích từ bài “Tôi Đã Bỏ Lại Toàn Bộ Sự Thật Để Bài Viết Về Biến Đổi Khí Hậu Của Tôi Được Xuất Bản” của Patrick T. Brown:
Bài luận thuyết tôi vừa xuất bản – “Khí hậu nóng lên làm tăng nguy cơ cháy rừng hàng ngày rất nghiêm trọng ở California” – chỉ tập trung vào việc biến đổi khí hậu đã ảnh hưởng như thế nào đến hành vi cháy rừng cực độ. Tôi phải biết là tôi đừng cố gắng định lượng các khía cạnh quan trọng khác ngoài biến đổi khí hậu trong nghiên cứu của mình, vì nó sẽ làm loãng yếu đi câu chuyện mà các tạp chí uy tín như Nature và đối thủ của nó, Science, muốn kể lại.
Việc làm như vậy là điều cực kỳ quan trọng để cho các nhà khoa học có công trình của họ được công bố trên các tạp chí danh tiếng. Trong nhiều cách, các tạp chí này là những người gác cổng cho sự thành công nghiệp vụ khoa bảng. Và các biên tập viên của các tạp chí này đã làm rất rõ ràng, cả bằng những gì họ xuất bản và những gì họ từ chối, rằng họ muốn các bài báo về khí hậu, hỗ trợ một số dòng luận thuyết đã được phê duyệt trước – ngay cả khi cái giá phải trả, điều bị mất đi, là kiến thức rộng lớn hơn cho xã hội.
Một sự phong tỏa ý thức hệ
Nói một cách khác, nếu Brown cung cấp một nghiên cứu kỹ lưỡng và có nhiều sắc thái, nó sẽ không bao giờ vượt qua được rào cản ý thức hệ, mà ông biết sẽ kiểm soát diễn đàn tranh luận khoa học về chủ đề quan trọng này.
Brown giải thích tại sao chúng ta lại thấy một mô hình phản khoa học như vậy:
Về mặt lý thuyết, nghiên cứu khoa học nên đề cao tính tìm hiểu, tính khách quan vô tư và cam kết khám phá sự thật. Chắc chắn đó là những phẩm chất mà các biên tập viên tạp chí khoa học nên coi trọng.
Tuy nhiên, trên thực tế, thành kiến của các biên tập viên (và những người phê bình mà họ mời gửi bài bình luận) có ảnh hưởng chính yếu trên kết quả chung của toàn bộ lĩnh vực. Họ chọn những gì sẽ được xuất bản từ một nhóm có rất nhiều các chủ đề nghiên cứu theo một khuynh hướng chung. Khi làm như vậy, họ cũng định hình cách tiến hành nghiên cứu theo chủ đề khuynh hướng đó một cách rộng rãi hơn (nhưng giới hạn hay bỏ qua những chủ đề khác cũng liên hệ đến kết luận của sự nghiên cứu). Các nhà nghiên cứu muốn bài của mình được chọn đăng sẽ điều chỉnh nghiên cứu của họ, để tối đa hóa khả năng công việc của họ được chấp nhận. Tôi biết điều này bởi vì tôi là một trong số họ.
Brown rời bỏ giới học thuật này để có thể tham gia vào lĩnh vực khoa học tốt hơn. Và điều đó đã cho phép ông viết bài này.
Một sự phục vụ chân chính
Ông kết luận:
Các nhà khoa học về khí hậu không cần phải “lưu đày” chính họ ra khỏi giới học thuật, để xuất bản những phiên bản nghiên cứu hữu ích nhất của họ. Thay vì vậy, chúng ta cần một sự thay đổi văn hóa trong giới học thuật và giới truyền thông tinh hoa, để cho phép có sự đối thoại và tranh luận rộng rãi hơn nhiều về sự uyển chuyển của xã hội về nghiên cứu về khí hậu.
Ví dụ, giới truyền thông nên ngừng chấp nhận những bài luận thuyết chỉ nặng về giá trị theo khuynh hướng hợp “thời trang”, và đòi hỏi chúng phải có những thực hiện nghiên cứu sâu hơn về những gì còn chưa được nghiên cứu đến. Các biên tập viên của các tạp chí nổi tiếng cần mở rộng ra ngoài phạm vi trọng tâm hạn hẹp (theo ý thức hệ) chỉ nhằm thúc đẩy việc hạ giảm thải khí nhà kính. Và bản thân các nhà nghiên cứu cần phải đối diện với các biên tập viên, hoặc tìm nơi khác để xuất bản.
Điều thực sự quan trọng không phải là trích dẫn trên các tạp chí, số lượt nhấp chuột trên các phương tiện truyền thông hay địa vị nghề nghiệp của các học giả – mà là nghiên cứu thực sự giúp ích cho xã hội.
Brown đã thực hiện một phục vụ thực sự trong việc minh họa việc khoa học đã bị bóp méo như thế nào, bởi các nghị trình phi khoa học ở cấp độ cao nhất của “chuyên gia” diễn đàn tranh luận – được hỗ trợ và tiếp tay bởi giới truyền thông. Cho đến khi và trừ khi điều đó thay đổi, niềm tin của công chúng vào giới khoa học và y tế sẽ tiếp tục bị cạn kiệt. Một khi đã cạn kiệt máu huyết, nó sẽ không bao giờ hồi phục được.
Ánh Dương
(Lượt dịch theo:https://evolutionnews.org)