Tại Sao Giê-hô-va Là Một Trong Những Danh Xưng Của Đức Chúa Trời và Có Ý Nghĩa Gì?

Share

Giê-hô-va là một trong những cách phát âm từ YHWY, danh xưng thật của Đức Chúa Trời. Nó phát triển theo thời gian qua những tiến trình thay đổi trong cả truyền thống và các bản dịch Lời Đức Chúa Trời. Giê-hô-va (ja-ho-vah) là một trong một số tên gọi của Chúa trong Kinh thánh, chẳng hạn như Adonai và Yahweh.

Hầu hết các Cơ đốc nhân đều quen thuộc với từ Giê-hô-va. Chúng ta nghe các nhà thuyết giáo sử dụng nó trong các bài giảng, và chúng ta hát từ Giê-hô-va trong các bài thánh ca và các bài hát: “Chúa Thánh vô hạn, xin dắt đưa đường. Lúc phải trần thế khô hạn nay” từ bài “Xin Chúa Dẫn Dắt.” (‘Guide Me O Thou Great Jehovah’’-  TC.275, Tin Lành Việt Nam Bắc Mỹ – LND) hay “Không có Đức Chúa Trời nào giống như Đức Giê-hô-va!” từ “Những ngày của Ê-li” (‘Days of Elijah’).

Giê-hô-va là một từ mà chúng ta biết có ý nghĩa đặc biệt. Nhưng bạn có thường tự hỏi, là làm thế nào và tại sao từ đó được sử dụng theo cách này? Khám phá câu trả lời có thể giúp bạn hiểu biết sâu hơn về Đức Chúa Trời và làm phong phú thêm sự thờ phượng của bạn. 

Theo Kinh Thánh, Đức Chúa Trời đã bày tỏ chính Ngài có một tên ban đầu độc đáo, cách Ngài chọn để bày tỏ chính Ngài cho nhân loại: YHWY, ngày nay được gọi quen thuộc hơn là Gia-vê (Yahweh) hoặc (Giê-hô-va) Jehovah.

Ý nghĩa của Danh Giê-hô-va

Nghĩa đen của từ này là “Ta là chính là” (Dictionary.com) hoặc đơn giản hơn, “Ta là.” (BibleStudyTools.com). Định nghĩa ngắn này mang một ý nghĩa về sự vĩnh cửu. Nói cách khác, Đức Chúa Trời đã là, Đức Chúa Trời đang là, Đức Chúa Trời sẽ luôn luôn là như vậy. Dưới ánh sáng của Kinh thánh, nó cũng gợi ý về bản chất hiện tại của Ngài: thấy, biết và thực sự ở với chúng ta.

Tên Giê-hô-va là một cách La-tinh hóa tên YHWY, tên riêng của Đức Chúa Trời, như Ngài đã tiết lộ cho người Hê-bơ-rơ. Ngài cung cấp danh xưng này cho dân sự của Ngài một phần để phân biệt Ngài với tư cách là Đức Chúa Trời thật trong số nhiều vị thần đang được thờ phượng trong nền văn hoá.

YHWY được người Hy Lạp gọi là Tetragrammaton, hay “bốn chữ cái”.  Khuôn mẫu này được tạo thành từ các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Do Thái: Yud, Hay, Vav và Hay. Hầu hết các học giả Kinh thánh tin rằng nó có thể được phát âm là “Yah-weh.” Nhưng do tiếng Hê-bơ-rơ không có nguyên, âm thanh gốc của Tetragrammaton đã là điều vẫn đang được tranh luận.

Làm thế nào mà Đức Chúa Trời được gọi là Đức Giê-hô-va

Việc sử dụng từ Đức Giê-hô-va thực sự là do trãi qua tiến trình thời gian. Vào khoảng thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên, vì sự tôn kính của họ đối với mệnh lệnh “Con không được lạm dụng danh của Giê-hô-va Đức Chúa Trời.” (Xuất Hành 20: 7), truyền thống Do Thái cho rằng chữ YHWY là thiêng liêng. Họ ra lệnh chỉ nên nói điều đó bởi thầy tế lễ thượng phẩm trong Ngày Lễ Chuộc Tội được chỉ định, một trong những lễ hội thánh chính yếu của Y-sơ-ra-ên. Đối với những trường hợp khác, tên Adonai đã được thay thế cho YHWY.

Kết quả theo thời gian là tiếng phát âm lúc ban đầu của chữ Đức Chúa Trời  bắt đầu phai nhạt trong tâm trí mọi người. Nhiều thế kỷ sau, một nhóm học giả Do Thái được gọi là Masoretes muốn khôi phục lại từ này. Họ đã bỏ các nguyên âm của chữ Adonai vào Tetragrammaton, dẫn đến phát âm là “Yehowah.” Vào thế kỷ 13, dạng La-tinh sớm nhất của từ này đã được giới thiệu, mà trong tiếng Anh trở thành “Jehovah”.

Thông qua tất cả các lần chuyển thể và chuyển đổi, ý định cơ bản của tất cả những lần đó là Đức Chúa Trời sẽ được tôn kính trên hết — và danh Ngài sẽ được tôn trọng cao nhất.

‘Đức Giê-hô-va’ ở đâu trong Kinh thánh?

Giê-hô-va (hoặc các hình thức khác như Yaweh) xuất hiện trong Kinh thánh nhiều hơn bất kỳ danh xưng nào khác của Đức Chúa Trời — khoảng 6.800 lần. Bắt đầu từ thế kỷ 16, các bản dịch đầu tiên của Ngũ Kinh (năm cuốn sách đầu tiên của Cựu Ước) như bản dịch King James và William Tyndale bắt đầu sử dụng hình thức này của Tetragrammaton. Nhiều bản dịch sau này, bao gồm cả bản English Revised và bản American Standard, cũng học theo.

Để chúng biết rằng Chúa là Đấng duy nhất, 
Danh Ngài là Đức Giê-hô-va,
Là Đấng Chí Cao cai trị trên khắp đất.

— Thi thiên 83:18 (BTTHĐ, KJV)

 

4 Môi-se kêu cầu Đức Giê-hô-va: “Con phải làm gì với dân nầy? Thiếu điều họ ném đá con!” Đức Giê-hô-va phán với Môi-se: “Hãy đi trước dân chúng, dẫn theo một số trưởng lão Y-sơ-ra-ên và cầm trong tay cây gậy mà con đã đập dưới sông, rồi đi.”

— Xuất Ai Cập 17:4-5 (ASV)

Ngay từ đầu trong Kinh thánh là sách Xuất Ai Cập, Đức Chúa Trời đã dùng danh xưng này để nói về chính Ngài với Môi-se:

Ta đã hiện ra với Áp-ra-ham, Y-sác, và Gia-cốp với tư cách là Đức Chúa Trời Toàn Năng; nhưng Ta chưa hề tỏ cho họ biết danh Ta là Giê-hô-va.

— Xuất Ai Cập 6:3 (KJV)

Tiên tri Ê-sai gọi tên Ngài, thường trong bối cảnh ca ngợi và thờ phượng:

Nầy, Đức Chúa Trời là sự cứu rỗi của con;
Con sẽ tin cậy và không sợ hãi.
Vì Giê-hô-va, chính Đức Giê-hô-va, là sức mạnh và bài ca của con,
Ngài đã trở nên sự cứu rỗi của con.

— Ê-sai 12:2

Hãy tin cậy Đức Giê-hô-va đến đời đời,
Vì Đức Giê-hô-va, chính Đức Giê-hô-va,
Là vầng đá của mọi thời đại!

— Ê-sai 26:4

Danh xưng Đức Giê-hô-va cũng xuất hiện dưới dạng gốc của một số tên ghép thể hiện lòng tốt lành của Đức Chúa Trời đối với dân Ngài.

  • Jehovah-Elohim, CHÚA, Đấng tạo ra trái đất và các tầng trời (Sáng Thế  2:4)
  • Jehovah-Jireh, CHÚA, Đấng Cung Ứng (Genesis 22:14)
  • Jehovah-Rapha, CHÚA, Đấng Chữa Lành (Exodus 15:26)
  • Jehovah-Nissi, CHÚA, Đấng Đắc Thắng (Exodus 17:15)
  • Jehovah-Shalom, CHÚA, Đấng Bình An (Judges 6:24)
  • Jehovah-Shama, CHÚA, Đấng Ngự Trong (Ezekiel 48:35)

Đôi khi trong Bản dịch King James và các bản dịch khác hiện đại hơn từ ‘Chúa’ (Lord) được dùng thay cho YHWY thay vì dùng từ Giê-hô-va. Nhưng bản chất của chúng vẫn là như nhau. Việc viết từ thay thế này với tất cả các chữ cái viết hoa nhỏ giúp phân biệt nó với những lần khác từ ‘CHÚA’ (LORD) được sử dụng.

Để chúng biết rằng Chúa là Đấng duy nhất, 
Danh Ngài là Đức Giê-hô-va,
Là Đấng Chí Cao cai trị trên khắp đất.

— Thi thiên 83:18 (NIV)

Tại sao danh xưng này dành cho Đức Chúa Trời lại có đặc tính rất liên hệ cá nhân?

Đức Chúa Trời, Đấng Tạo dựng muôn vật, muốn nuôi dưỡng mối quan hệ mật thiết với con người mà Ngài đã tạo dựng nên. Vì vậy, thay vì cho phép tiếp tục xa cách và xa cách, Ngài đã chọn để bày tỏ chính Ngài. Cho họ biết tên thật của Ngài là một hành động thân mật mời gọi nhân loại nhận biết Ngài. Đó là một trong những biểu hiện đầu tiên của tình yêu thương mà Đức Chúa Trời bày tỏ với dân sự của Ngài.

Cử chỉ này ngày nay có thể có tác động tương tự như đối với người Hê-bơ-rơ. Ý tưởng rằng một Đức Chúa Trời quyền năng và bao la như vậy mong muốn được ở gần chúng ta thôi thúc sự khiêm nhường và ngợi khen trong lòng chúng ta. Khi đó, việc sử dụng từ “Đức Giê-hô-va” trở thành một khoảnh khắc tuyệt vời và tràn ngập tính thờ phượng.

5 Lời hứa tuyệt vời của Đức Giê-hô-va

Danh này, dù được sử dụng ở dạng đơn giản hay phức hợp, đều chứa chan tràn đầy hy vọng. Nó là một phần của những lời công bố và lời cầu nguyện trong Kinh thánh, và luôn được kết hợp với sự tốt lành của Đức Chúa Trời đối với dân sự của Ngài. Những đoạn trích từ bản dịch King James này cung cấp một số cái nhìn sơ lược về cách Chúa luôn ở gần và hoạt động cho chúng ta.

1. Ngài hiện diện với chúng ta trong những lúc đau khổ.

3 Ta đã hiện ra với Áp-ra-ham, Y-sác, và Gia-cốp với tư cách là Đức Chúa Trời Toàn Năng; nhưng Ta chưa hề tỏ cho họ biết danh Ta là Giê-hô-va. 4 Ta cũng đã lập giao ước với họ để ban đất Ca-na-an, là đất họ đã cư ngụ như những khách lạ.

— Xuất Ai Cập 6: 3-4

Tại đây, Đức Chúa Trời nói với Môi-se Ngài biết người Hê-bơ-rơ đã bị người Ai Cập đối xử như thế nào và hứa sẽ giải cứu họ từ đó dđi vào Đất Hứa. Môi-se được biến đổi bởi kinh nghiệm này tại bụi cây đang cháy.

2. Ngài hiện diện với chúng ta dù giữa những tình trạng bất công.

1 Đức Chúa Trời ôi! Xin đừng làm thinh. 
Đức Chúa Trời ôi! Xin đừng nín lặng, hay ngồi yên.
2 Vì kìa, các kẻ thù Chúa nổi loạn,
Và những kẻ ghét Ngài ngẩng đầu lên.
18 Để chúng biết rằng Chúa là Đấng duy nhất,
Danh Ngài là Đức Giê-hô-va,
Là Đấng Chí Cao cai trị trên khắp đất.

— Thi Thiên 83:1-2, 18

Tác giả Thi-thiên kêu cầu Đức Chúa Trời nhắc nhở những kẻ gian ác rằng Ngài sẽ không dung thứ cho điều ác được thực hiện đối với dân sự của Ngài. Tác giả đã tỏ ra một linh thần hạ mình nhận biết rằng Đức Chúa Trời là Đấng toàn tri và toàn năng.

3. Ngài hiện diện với chúng ta khi chúng ta cần.

Trong ngày đó, ở đất Giu-đa người ta sẽ hát bài ca nầy:
“Chúng ta có một thành kiên cố!
Chúa lấy sự cứu rỗi
Làm tường, làm lũy.
  Hãy tin cậy Đức Giê-hô-va đến đời đời,
Vì Đức Giê-hô-va, chính Đức Giê-hô-va,
Là vầng đá của mọi thời đại! …”

— Ê-sai 26: 1, 4

Ê-sai báo trước về thời điểm mà dân Y-sơ-ra-ên sẽ òa lên tiếng ca ngợi sự bảo vệ của Đức Chúa Trời đối với họ, và rõ ràng là đã lường trước được dịp đó.

4. Ngài hiện diện với chúng ta ngay cả khi chúng ta phạm tội.

1 Trong ngày đó, ngươi sẽ nói rằng:
“Lạy Đức Giê-hô-va, con cảm tạ Chúa,
Dù Ngài đã nổi giận với con,
Nhưng cơn giận Chúa đã quay khỏi,
Và Chúa lại an ủi con.
2 Nầy, Đức Chúa Trời là sự cứu rỗi của con;
Con sẽ tin cậy và không sợ hãi.
Vì Giê-hô-va, chính Đức Giê-hô-va, là sức mạnh và bài ca của con,
Ngài đã trở nên sự cứu rỗi của con.”
3 Vậy nên, các ngươi sẽ vui vẻ múc nước nơi nguồn cứu rỗi.

— Ê-sai 12: 1-3

Trong phân đoạn này, Ê-sai cất lên lời ca ngợi Chúa đã tha thứ cho dân sự của Ngài khi họ ăn năn, và phục hồi mối quan hệ của họ với Ngài. Đó là một thời điểm trọng đại của lễ hội vui mừng và thờ phượng.

5. Ngài hiện diện để cùng đi với chúng ta.

Thiên sứ tiếp: “Hỡi Ma-ri, đừng sợ vì cô đã được ơn trước mặt Đức Chúa Trời. Nầy, cô sẽ mang thai, sinh một con trai và đặt tên là JÊSUS.”

— Lu-ca 1: 30-31

Đức Chúa Trời đã sai Con Ngài đến thế gian với tên là Chúa Giê-xu, xuất phát từ tiếng Do Thái “Yehoshuah.” Tên đó có nghĩa là “Đức Giê-hô-va cứu”. (Trong lời tiên tri về Đấng Cứu Rỗi sắp đến, Ê-sai 7:14 đã tiên đoán sự ra đời của Chúa Giê-su bằng cách sử dụng tên Immanuel, cũng có nghĩa là “Đức Chúa Trời ở cùng chúng ta”).

Một Lời Cầu Nguyện Ngợi Khen Đức Giê-hô-va

Kính lạy Đức Chúa Trời là Cha của chúng con, cảm ơn Ngài đã bày tỏ chính Ngài cho chúng con một cách cá nhân như vậy. 

Danh Giê-hô-va dạy chúng con rất nhiều điều tuyệt vời về Ngài là ai, quan trọng nhất là sự hiện diện của Ngài với chúng con.

Nhưng có lời hứa của rất nhiều phước lành hơn nữa. Chúng con ca tụng Ngài là Đấng Cung Ứng, Bình An, Giải Cứu và Chữa Lành của chúng con. 

Sự thực là chúng con sẽ mất thời gian vô tận để liệt kê tất cả những gì Ngài đã hứa và tất cả những gì Ngài đã làm. Vậy làm thế nào mà chúng con đáp lại ân điển và lòng thương xót của Ngài? 

Hãy cho chúng con tự hiến mình cho Ngài, vì đó là những gì Lời của Ngài nói Ngài thực sự muốn: tấm lòng, tâm trí và linh thần của chúng con.

Chúng con cầu nguyện rằng khi chúng con biết thêm về danh của Ngài thì lòng biết ơn, niềm vui và sự tin cậy của chúng con đối với Ngài sẽ tăng lên. 

Cảm ơn Đức Chúa Trời là Cha, Đức Giê-hô-va, vì Ngài mong muốn Ngài được mọi người biết đến. 

Xin giúp chúng con tìm kiếm một kết nối sâu sắc hơn với Ngài. Amen.

Tìm hiểu thêm về danh Chúa vượt ra khỏi tầm vóc của một nghiên cứu đơn giản. Nếu dành thời gian để suy ngẫm về những điều mà danh “Đức Giê-hô-va” muốn truyền đạt, chúng ta không thể không thay đổi. Vì khi Ngài bày tỏ điều đó, Đức Chúa Trời đã gửi một thông điệp rõ ràng về bản chất của Ngài: rằng Ngài hiện diện trọn vẹn với dân Ngài. 

Cầu mong bạn được ban phước với sự trân trọng mới đối với từ Đức Giê-hô-va — biết được món quà quý giá giữa Đức Chúa Trời và dân Ngài là như thế nào.

 

Nguyễn Trọng

(Lược dịch theo: crosswalk.com)


(Kinh Thánh tiếng Việt trích dẫn là từ bản Truyền Thống Hiệu Đính 2010)

Bài Viết Chọn Lọc

Bài Viết Được Quan Tâm

Bài Viết Liên Quan