Tại Sao Mục Sư Quản Nhiệm Không Bằng Nhà Diễn Thuyết Chuyên Nghiệp

Share

Trên một trang mạng chuyên về các nhà diễn thuyết chuyên nghiệp, người chủ biên trang mạng giới thiệu về “bài diễn thuyết tuyệt vời mà bạn yêu thích chia sẻ đến người khác,” và sau đó ca ngợi “lời kết thúc thật sâu nhiệm.” Tôi tưởng tượng là mỗi một diễn giả đều muốn được có một trong hai kết quả này trong những sứ điệp của họ.

Nhưng có một nhà diễn thuyết chuyên nghiệp đưa lên trang mạng một thông tin nghe tưởng chừng là “bom nổ”:

“Sau khi đã đưa bài này lên cho người ta nghe nhiều lần và thấy là bài diễn thuyết thật kết quả, bây giờ là lúc tôi bắt đầu làm việc với bài thứ hai.”

Tôi bật cười lớn tiếng. Bài thứ hai? Những diễn giả này có một bài giảng? Một?? Để sau khi mọi sự tốt đẹp, họ sẽ thêm vào một bài nữa?

Quý vị có biết một Mục sư phải giảng thường xuyên như thế nào? Có bao nhiêu bài giảng 20 phút, 30 phút (hay 40 phút tùy theo địa phương) mà vị này phải giảng mỗi năm? 52 bài một năm? Nếu phải giảng 2 lần một tuần và nhận lời mời giảng tại nơi khác, có thể là cả trăm bài một năm.

Vị diễn giả này đưa lên một thông tin “bom nổ” thứ hai. “Đôi khi quý vị có thể tìm ra được một nhà diễn thuyết chuyên nghiệp nói rằng ông ta có thể nói về mọi sự! Ông ta kể ra 25 chủ đề mà ông ta thông thạo. Nhưng đừng bị lừa dối. Vì không ai có thể diễn thuyết đến 25 chủ đề khác nhau và diễn giảng chúng một cách xuất sắc!”

Không ai có thể diễn thuyết đến 25 chủ đề khác nhau một cách sâu nhiệm?

Nhưng Mục sư của quý vị làm chuyện này suốt năm. Không chỉ là 25 chủ đề. Mục sư đó phải giảng dạy đủ mọi loại chủ đề. Mọi sự liên hệ đến đời sống. Người ta không đặt giới hạn chủ đề nào cho mục sư.

Đồng ý là quý vị sẽ nói rằng có hai loại diễn giả khác nhau, nhà diễn thuyết chuyên nghiệp và người giảng Lời Chúa? Đúng vậy, nhưng quý vị có thấy kinh ngạc về áp lực đòi hỏi người giảng phải đạt được như nhà diễn thuyết chuyên nghiệp không? Có thấy sự đòi hỏi phải hoàn toàn mà đúng ra là chúng ta không được đặt lên người giảng.

Các mục sư không phải là những nhà diễn thuyết chuyên nghiệp. Họ là những người Chúa kêu gọi vào chức vụ công bố sự giàu có của Phúc Âm. Họ giảng Lời Chúa. Chúng ta không đến nghe họ giảng vì sẽ nhận sự thích thú, giải trí, hấp hẫn, sôi nổi của sự diễn thuyết.

Tôi không có ý chống lại các nhà diễn thuyết chuyên nghiệp là những người thuyết giảng trong các chương trình nghị hội ăn tối và làm dấy lên những lời ca tụng. Tôi thưởng thức những buổi nói chuyện của Jeannie Robertson và Diane Sawyer và một số vị khác trong những buổi nghị hội ăn tối này.

Điều tôi chống lại là so sánh các mục sư của chúng ta với họ một cách không công bằng.

Không một ai trong số những nhà diễn thuyết này có thể làm được điều mà mục sư của quý vị đang làm. Không một ai trong bọn họ!

Nhìn vào khía cạnh truyền đạt thì mục sư cũng thuyết giảng, đúng vậy, nhưng mục sư không như những diễn giả chuyên nghiệp là những người làm nên sự sống của họ với một vài chủ đề thuyết giảng. Họ sống trong những thế giới khác nhau…

– Mục sư luôn được đánh giá tùy theo những bài giảng của mình, nhưng mục vụ của mục sư lớn rộng hơn là bài giảng. Mục sư là người chăn, người chữa lành, người thầy dạy, người quản trị, cũng như là người giảng. Và có nhiều điều khác nữa chưa được kể ra ở đây.

– Không mục sư nào luôn luôn giảng xuất sắc.

– Đôi khi bài giảng của mục sư tạo nên tác động mạnh mẽ và đôi khi không được như vậy. Đôi khi sự giải kinh của mục sư thật rõ ràng và hiệu quả nhưng cũng đôi khi không đạt mức mong muốn. 

– Các mục sư cũng có những ngày mà bài giảng khô khan. Cũng vậy nếu quý vị là tín hữu phải làm những công việc mà mục sư làm.

– Khi đứng vào vị trí người giảng, các mục sư phải nhanh chóng từ bỏ “chủ nghĩa toàn thiện.” Không ai có thể làm toàn thiện điều mình đang làm dù là đã luôn luôn làm điều đó trong mỗi ngày. 

– Giảng luận chỉ là một phần của mục vụ mục sư, dù đó là một mục vụ chính. Người ta không dùng danh xưng “người giảng” (preacher) của mục sư chỉ là cho giờ giảng luận. Chức vụ mục sư là chức vụ dùng rất nhiều thời giờ để đi thăm tại tư gia hay nhà thương, các buổi họp xây dựng kế hoạch hội thánh hay mạng hội thánh, các buổi cầu nguyện, phần công tác quản trị điều hành hội thánh, giải quyết những vấn đề rắc rối, huấn luyện vv… Và song song với những công vụ này là nghiên cứu, cầu nguyện để soạn bài giảng. 

Cũng như những diễn giả chuyên nghiệp, các mục sư mong muốn một kết luận nối kết những điểm của bài giảng với một sức sống động. 

Ánh Dương
(Lược dịch theo: churchleaders.com)

Bài Viết Chọn Lọc

Bài Viết Được Quan Tâm

Bài Viết Liên Quan