Tại Sao Nhiều Nhân Sĩ Khoa Học Cho Rằng ‘Thuyết Tiến Hóa’ Là Ngụy Biện?

Share

Hôm nay chúng ta sẽ cùng trao đổi với nhau về “thuyết tiến hóa”, vốn được khoa học hiện đại coi là “chân lý”, những bí mật bị che giấu đằng sau nó, và tại sao rất nhiều nhân sỹ khoa học hàng đầu gọi nó là ngụy biện…

Xin chào các bạn! Chúng tôi đã từng nhắc đến những nghị đề mâu thuẫn với “thuyết tiến hóa” nhiều lần trong các chương trình trước đây, chẳng hạn như sự thật về lò phản ứng hạt nhân cách đây hai tỷ năm, dấu chân của con người cách đây 200 triệu năm, dấu vết của cuộc sống con người trong thời đại khủng long, v.v. Hôm nay chúng tôi sẽ nói cụ thể về thuyết tiến hóa, vốn được khoa học hiện đại coi là “chân lý”, những bí mật bị che giấu đằng sau nó, và tại sao rất nhiều nhân sỹ khoa học hàng đầu gọi nó là ngụy biện.

Lập trường chống thuyết tiến hóa của cựu tổng thống Mỹ Reagan

Ronald Reagan, một trong những vị tổng thống vĩ đại nhất trong lịch sử nước Mỹ. (Nguồn: Wiki)

Ronald Reagan, một trong những vị tổng thống vĩ đại nhất trong lịch sử nước Mỹ, từng công khai phản đối thuyết tiến hóa. Vào tháng 8/1980, Reagan, khi đó vẫn là một ứng cử viên tổng thống, ông đã tuyên bố trong một cuộc vận động tranh cử ở Dallas: “Tiến hóa luận chỉ là một lý thuyết, chỉ là một lý thuyết khoa học, cho tới hiện tại nó vẫn luôn bị cộng đồng khoa học thách thức, và chưa được công nhận là tuyệt đối chính xác!”; “Những phát hiện trong những năm gần đây đã chỉ ra một lỗ hổng trọng đại trong thuyết tiến hóa!” Thái độ khảng khái của ông đối với thuyết tiến hóa đã được rất nhiều người Mỹ hưởng ứng. Sau đó, Reagan đã thắng cử với chiến thắng áp đảo hiếm có trong lịch sử bầu cử tổng thống Hoa Kỳ, trở thành tổng thống thứ 40 của Hoa Kỳ, khai sáng một “Kỷ nguyên Reagan”.

Vậy đâu là lỗ hổng trọng đại trong thuyết tiến hóa bị Tổng thống Reagan và đa số người dân Mỹ thời đó coi thường?

“Phôi thai tái diễn luật” – trò lừa đảo của Haeckel

Trước hết, khi thuyết tiến hóa lần đầu tiên được đề xuất, nó chỉ là một giả thuyết, và bản thân Darwin rõ ràng là thiếu tự tin. Trong cuốn sách quan trọng nhất của ông ta “Nguồn gốc các loài”, có hơn 1.100 từ như thế này: Chúng ta có thể tưởng tượng, nếu, giả sử, giả thiết… Trong chương 6 Darwin thậm chí còn nói: “Tôi phải thú nhận rằng, giả thuyết rằng đôi mắt được hình thành thông qua chọn lọc tự nhiên có vẻ hoang đường và lố bịch!”

Tuy nhiên, sự xuất hiện của thuyết tiến hóa lại vừa vặn phù hợp với khẩu vị của một số khoa học gia vô thần luận. Chỉ cần tìm được vài bằng chứng, giả thuyết, người ta bèn biến nó thành sự thật, và khi đó họ liền có thể gạt sang một bên truyền thuyết về các vị Thánh Thần đã sáng tạo ra nhân loại. Tuy nhiên, các bằng chứng trọng yếu nhất hỗ trợ “tiến hóa” lại không thể xuất hiện. Làm cách nào đây? Không có bằng chứng thì có thể sáng tạo ra bằng chứng! Vì vậy, phôi thai Haeckel – một trong những trò lừa đảo tối đại nhất trong lịch sử sinh vật học, đã xuất hiện.

Sơ đồ tái hiện phôi thai do nhà sinh vật học người Đức Ernst Haeckel vẽ vào thế kỷ 19 từng được coi là bằng chứng hỗ trợ tốt nhất cho thuyết tiến hóa của Darwin. Trong bức tranh này, các sinh vật khác nhau với hình dạng khác nhau lại gần như giống nhau trong thời kỳ phôi thai, và các phôi thai ban đầu gần như giống hệt nhau. Quả là một hiện tượng kỳ lạ. Phôi người thậm chí có khe hở mang trong quá trình phát triển. Đây chẳng phải là bằng chứng hỗ trợ tốt nhất về sự tiến hóa sao? Nếu con người không tiến hóa từ động vật thủy sinh, thì cái mang đến từ đâu?

Loạt hình trên là các hình vẽ của Haeckel, loạt hình dưới là ảnh chụp trên thực tế, ở giai đoạn phát triển sơ kỳ của phôi cá, kỳ giông, rùa, gà, thỏ, và người. Tuy vụ lừa đảo này đã bị phát hiện từ hơn trăm năm trước, nhưng hiện nay nó vẫn được trình bày trong các sách giáo khoa ở nhiều cấp học tại nhiều nước trên toàn thế giới. (Ảnh: harun yahya)

Kỹ năng hội họa tuyệt vời của Haeckel khiến những bản đồ phôi thai này trông giống thực đến mức không ai nghi ngờ rằng có điều gì đó gian xảo trong đó. Vì vậy, “Phôi thai tái diễn luật” ra đời, và mọi người bắt đầu tin rằng các sinh vật sẽ xuất hiện hiện tượng hồi về với tổ tiên nguyên thủy của chúng trong thời kỳ phôi thai, và bản đồ phôi rất giống nhau này dường như chứng minh rằng tất cả các sinh vật có thể đến từ cùng một tổ tiên. Tuy nhiên, sự thực liệu có đúng như vậy?

Năm 1997, nhà phôi học người Anh Michael K. Richardson đã đứng lên. Ông ấy đã nghiên cứu phôi thai trong suốt cuộc đời, nhưng ông ấy chưa bao giờ nhìn thấy phôi thai người trông giống cá lúc nào. Richardson cảm thấy rằng Haeckel có thể đang nói dối, vì vậy ông đã tổ chức hàng chục nhà khoa học để cùng nhau điều tra. Kết quả đúng như ông mong đợi. Vì vậy, vào tháng 8/1997, Richardson đã xuất bản một bài báo bom tấn trên tạp chí Anatomy & Embryology, vạch trần sự lừa dối của Haeckel. 

Hãy cùng nhìn lại những gì Haeckel đã làm.  Trước hết, Haeckel đã cố tình tuyển trạch một số phôi thai tương cận nhau. Tuy nhiên, theo cách này, các phôi thai này vẫn dị biệt rất lớn. Làm cách nào đây? Phải gia công thêm một số chỉnh sửa nhân tạo. Chẳng hạn, hầu hết các cơ quan nội tạng của phôi thai người như tim tạng, can tạng (gan), phôi nha của tay, chân đều bị Haeckel “đào khoét”. Ông ta cũng kéo dài cột sống và vẽ thêm một cấu trúc giống như đuôi. Bằng cách này, “phôi thai người” của ông ta trở nên tương tự như phôi thai cá. Bản đồ phôi thai của các loài động vật khác cũng không được yên thân, tất cả đều đã bị Haeckel “dao kéo”.

Ngay khi báo cáo này được đưa ra, nó đã gây chấn động toàn bộ giới khoa học. Mọi người bàn tán: “Cái gọi là bằng chứng trọng yếu [của tiến hóa luận] đều là giả. Ai mà biết, thuyết tiến hóa liệu có phải chỉ là đồ tạo giả!” Bằng chứng đanh thép chất như núi “Phôi thai tái diễn luật” của Haeckel nhanh chóng bị lật đổ. Ngay cả Trung Quốc, quốc gia luôn sùng bái thuyết tiến hóa, cũng đã loại bỏ “Phôi thai tái diễn luật” của Haeckel khỏi sách giáo khoa vào năm 2000.

Mê tưởng về “tổ tiên loài người”

Tuy nhiên, “Phôi thai tái diễn luật” của Haeckel không phải là bằng chứng giả duy nhất trong thuyết tiến hóa. “Người Piltdown” (Piltdown Man), từng được liệt vào danh sách hóa thạch của “tổ tiên loài người” được giảng trong sách giáo khoa, là một chứng tích giả nổi tiếng khác. Sách giáo khoa mô tả “người Piltdown” là: “Các xương trên cùng của hộp sọ đã là của người, và các răng hàm dưới gần như hình thái vượn. Ngoại trừ răng hàm, chúng đều có hình vượn. Chúng thuộc về nửa người nửa vượn”.

(Nguồn: Wiki)

Năm 1953, các nhân viên của Bảo tàng Anh bắt đầu thẩm định “Piltdown Man”. Hóa ra, hàm dưới của người Piltdown là của vượn, hộp sọ là của người, chúng bị cố tình ghép với nhau và là sản phẩm gia công. Hộp sọ đã được bôi muối crom để làm cho nó trông cổ lão hơn; răng được mài giũa gọt đẽo; cả hai được ghép lại với nhau và sau đó được sửa đổi để trông giống “người vượn” hơn. Kể từ đó, “người Piltdown” được liệt nhập vào danh sách ‘những hóa thạch nổi tiếng trong thế kỷ 20’.

Cái được gọi là tổ tiên chung của loài người, vượn người “Lucy”, thậm chí càng nực cười hơn. “Lucy” là một hóa thạch được nhà cổ sinh vật học người Mỹ Donald Carl Johanson phát hiện ở Thung lũng Great Rift vào năm 1970. Bản thân hóa thạch không phải là giả, nhưng thân phận của nó không có gì đặc thù. “Lucy” mà từng được coi là tổ tiên chung của loài người và vượn, hiện tại các nhà khoa học đã xác định đây là một loài vượn đã tuyệt chủng, thuộc bộ “Australopithecus”. Trong một cuộc phỏng vấn trên tạp chí Nature vào năm 2015, Donald Carl Johanson thừa nhận rằng Lucy Australopithecus không phải là “mắt xích còn thiếu” giữa người và vượn.

Khủng long có tiến hóa thành chim không?

Ở thế kỷ 21, sự cố “Chim hải tặc cổ Liêu Ninh” đã khiến những người ủng hộ thuyết tiến hóa càng thêm mất mặt. Vào tháng 11/1999, tạp chí “Địa lý Quốc gia” của Mỹ đã đăng một bài báo với tiêu đề “Khủng long bạo chúa mọc lông?”, giới thiệu một tiêu bản hóa thạch có thể chứng minh rằng khủng long đã tiến hóa thành chim, là “Chim hải tặc cổ Liêu Ninh” đến từ Trung Quốc. Tác giả Christopher Sloan tuyên bố: “Bây giờ chúng ta có thể nói rằng chim là khủng long, cũng như chúng ta có thể tự tin nói rằng con người là một loài động vật có vú!”, thế nhưng, các nhà cổ sinh vật học Trung Quốc nhanh chóng phát hiện “con chim hải tặc cổ” này là đồ lắp ghép – đó là mảnh hóa thạch của đuôi khủng long và thân thể của một loài chim thời cổ đại lắp ghép lại mà thành. Vào tháng 1/2001, tạp chí National Geographic chính thức đưa ra phát biểu tiến hành cải chính.

Sự kiện ngụy tạo này ngay lập tức được các phương tiện truyền thông lớn đưa tin, khiến National Geographic không biết úp mặt vào đâu. Bài báo đã thực sự kết tội họ! Bởi vì trước khi bài báo về “chim hải tặc cổ Liêu Ninh” được xuất bản, họ đã tham khảo ý kiến ​​của nhiều chuyên gia và thực hiện các loại phân tích đối với tiêu bản, dấu vết của các vết nối trên các hóa thạch là rất rõ ràng. Rất nhiều người đều chú ý đến, bao gồm Từ Tinh, chuyên gia sinh vật cổ đã phát hiện sự tạo giả sau này, nhưng không có ai đề xuất tiến hành một bước thẩm tra, đều cho rằng nó chỉ là sửa chữa thông thường. Có điều nực cười xưa nay trong giới khoa học, là chỉ cần có người đề xuất nghi ngờ đối với thuyết tiến hóa, liền lập tức có kẻ cầm ‘cây gậy to’ đến giáo huấn, chẳng bao lâu, mọi người ai có nghi hoặc đều không dám nói nhiều. Đây không phải là nỗi nhức nhối lớn của giới khoa học hay sao?

Những điều mà thuyết tiến hóa không thể giải thích nổi

Sau khi nói về bằng chứng giả hỗ trợ thuyết tiến hóa, chúng ta hãy nói về những điều mà thuyết tiến hóa không cách nào giải thích.

Ví dụ, hãy nói hoa văn trên ngựa vằn. Việc ngựa vằn “tiến hóa” thành sọc đen trắng như thế nào vẫn luôn là một bí ẩn trong thế giới sinh vật. Một số người nói rằng đó là màu bảo vệ, nhưng ngựa vằn sống trên đồng cỏ trống trải, các sọc đen và trắng chỉ có thể làm cho chúng bắt mắt hơn và thu hút thiên địch.

Còn có loài hươu cao cổ, theo thuyết tiến hóa, sở dĩ nó mọc cổ dài là do mọi thứ ở phần dưới đã bị ăn hết, để ăn được những chiếc lá cao hơn thì cổ càng dài ra. Tuy nhiên, nếu tầng thấp không có lá và cỏ ăn được thì làm sao bò, cừu, nai, hươu không bị tuyệt chủng?

Ngoài ra còn có những con ngỗng trời (đại nhạn) chỉ cặp đôi với “duy nhất một bạn đời”. Ngỗng trời chỉ có một bạn đời duy nhất trong đời, từ khi vị thành niên cho đến đầu bạc trắng, chỉ một con duy nhất bầu bạn cùng nó. Một khi nó mất đi phối ngẫu, nó sẽ không tái cặp với con ngỗng khác nữa. Vì vậy, người xưa cho rằng ngỗng trời là “Chúa của các loài chim”. Khi một người nam và một người nữ kết hôn, có lẽ người đàn ông nên tặng bạn đời một con ngỗng trời như một món quà hồi môn để thể hiện sự thủy chung của mình đối với cuộc hôn nhân. Nhưng theo nguyên tắc tiến hóa “cạnh tranh sinh tồn, kẻ thích nghi sinh tồn”, các loài động vật đều phải mưu sinh, tìm bạn tình trẻ khỏe để phối ngẫu vào mùa sinh sản, để sinh ra đàn con khỏe mạnh và tiếp tục cuộc chạy đua của mình. Làm sao những chú ngỗng trời này có thể phớt lờ quy luật sắt đá “ưu thắng liệt bại” đây?

Một hiện tượng khác cũng đồng dạng khiến người ta kinh ngạc là cá hồi di cư hàng năm. Hiện tượng cá hồi di cư luôn là một bí ẩn chưa được giải đáp trong thế giới sinh vật. Nếu các loài động vật đang di cư và những con ngỗng phương bắc quay trở lại phương nam để kiếm thức ăn, thì sự hồi quy của cá hồi đơn giản là không hợp lý, bởi những con suối nhỏ ở quê hương chúng trong như pha lê và hầu như không có gì để ăn.

Trên thực tế, sau khi cá hồi đã lớn và được vỗ béo dưới đáy biển sâu, chúng vội vã trở về quê hương của chúng. Vừa vào đến cửa sông liền không ăn uống gì, chuyên tâm cản lộ. Lúc này, người dân bên bờ sông bắt đầu ùa ra bảo: “Đàn cá hồi béo đã về!” Mọi người vội vã ra khơi câu cá. Dễ dàng thoát khỏi con người, cả đàn cá tưng bừng xuất hiện. Đàn cá tưng bừng chỉ cần tìm nơi có dòng chảy ổn định, đủ lớn là được, cá sẽ tự nhảy lên. Đây được gọi là “há miệng liền có cơm”. Sau khi thoát khỏi loài gấu, gia hương không còn xa nữa. Nhưng đối với cá hồi mà nói, dòng suối trong vắt đó vừa là nhà, vừa là nghĩa trang. Cá hồi sẽ chết ngay sau khi sinh sản, thân bị chim mổ ăn no nê. Sau khi ăn, xác thối được biến thành chất dinh dưỡng và dùng làm thức ăn cho cá nhỏ mới nở.

Vì vậy, cá hồi có hai mục tiêu trong đời này, tự vỗ béo mình và tự nguyện phục vụ như thức ăn cho những kẻ khác. Nó ngớ ngẩn sao? Trong thế giới sinh vật, nói về tinh thần cống hiến, nếu nói cá hồi đứng thứ hai, thì không loài nào đứng đầu. Nhưng liệu điều này có phù hợp với quy tắc tiến hóa? Tại sao hàng chục triệu năm nay chúng vẫn chưa tiến hóa thành một loài có thể sống tự do dưới biển mà không cần di cư hồi hương làm thức ăn cho con người và các sinh vật khác?

Cái gọi là “thuyết tiến hóa” của Darwin chẳng qua chỉ là phát triển theo hướng có lợi cho sự sinh tồn của chính chúng, do đó thuyết tiến hóa cho rằng mọi sinh vật vốn dĩ thiên sinh đều là “lợi kỷ” – chỉ phục vụ bản thân, cũng chính là tự tư. Hành vi vô tư phụng hiến của loài cá hồi vì sao không “tiến hóa”, không ai có thể giải thích. Phải chăng là do vạn vật căn bản không phải do “tiến hóa” mà tới? Có lẽ vì cần có kẻ hi sinh, diễn vai trò thấp nhất trong chuỗi thức ăn, do đó Đấng Sáng Tạo đã chỉ định tập quán di cư cho loài cá hồi? Cuộc di cư phong vũ không thể ngăn trở của đàn cá hồi hàng năm, cũng giống như đàn thỏ nhỏ trên thảo nguyên, mãi mãi không bao giờ chạy thoát khỏi sư tử, hay các loài nhuyễn thể dưới đại dương mãi mãi ăn không hết. Chính là bởi Đấng Sáng Tạo đã định sẵn như vậy, không thể có nguyên nhân nào khác. Bạn cảm thấy lời giải thích này có hợp lý không?

Và một trong những điểm đến của đàn cá hồi di cư, rừng nhiệt đới Great Bear ở phía bắc tỉnh British Columbia, Canada. Nơi đó có một loài động vật còn kỳ diệu, hiếm có hơn, đó là gấu trắng, được thổ dân địa phương coi là linh gấu, là thần thú. Những con gấu này toàn thân màu trắng, nhưng chúng không phải là họ hàng của gấu Bắc Cực, cũng không bị bệnh bạch tạng. Chúng là một thành viên của bộ lạc gấu đen địa phương. Gấu mẹ trắng có thể sinh con đen, và gấu mẹ đen cũng có thể sinh con trắng.

Các nhà khoa học tin rằng nó có thể do một gen lặn khống chế. Tuy nhiên, điều này không giải thích được tại sao cứ mười con gấu đen lại có một con gấu trắng, và chừng nào chúng thoát ra khỏi khu rừng nhiệt đới này thì những con gấu đen sẽ không bao giờ sinh con trắng. Các thổ dân địa phương nói rằng vị Thần sáng thế đã tạo ra thế giới của họ vào cuối kỷ Băng hà cách đây một vạn năm, vì để kỉ niệm thế giới mênh mông và kiền tịnh lúc sơ kì, các vị Thần đã khiến cứ mười con gấu đen sinh ra thì có một con gấu trắng. Lời giải thích này có thần kỳ không?

 

(Nguồn: dkn.tv)

Bài Viết Chọn Lọc

Bài Viết Được Quan Tâm

Bài Viết Liên Quan