Mỗi buổi sáng đều mời chúng ta đến dự tiệc. Mỗi ngày, lời mời từ Ê-sai 55 vẫy gọi: “Hỡi những kẻ nào khát, hãy đến suối nước! . . . Hãy chăm chỉ nghe ta, hãy ăn của ngon, và cho linh hồn các ngươi vui thích trong của béo” (Ê-sai 55:1–2).
Vậy, Kinh Thánh cầm trong tay, linh hồn khô hạn và đói khát của chúng ta hướng về Chúa của Thi thiên 63, thừa nhận nhu cầu của mình và mong được dự tiệc của Ngài: “Linh hồn tôi khát khao Chúa . . . Linh hồn tôi được no nê dường như ăn tủy xương và mỡ” (Thi thiên 63:1, 5). Trong Đấng Christ, chúng ta đến với Đức Chúa Trời qua lời của Ngài, như kẻ khát đến cạnh dòng nước, để nhận lấy rượu và sữa miễn phí (Ê-sai 55:1), như kẻ đói được no nê bánh thật.
Mỗi buổi sớm mai, nhờ có lòng thương xót từ thiên thượng mà linh hồn của chúng ta được đã khát và no nê.
Về mặt lý tưởng thì đây là cảm xúc chủ yếu của giờ tĩnh nguyện buổi sáng: được ăn, uống và no nê. Không phải cảm giác của chiến trận, mà là cảm giác được dự tiệc. Nhưng hãy nhớ điều này: đối với tội nhân, sống trong một thế giới bị rủa sả, có một kẻ thù thực sự – để tiếp tục bữa tiệc này, chúng ta cũng phải chiến đấu nữa.
Giờ tĩnh nguyện mỗi ngày không khác gì một cuộc chiến.
Ma quỷ dậy sớm
“Đức Chúa Trời há có phán dặn . . .?”
Từ lần cám dỗ đầu tiên, kẻ thù đã để ý đến lời của Đức Chúa Trời. Nếu chúng ta đã nghe lời Chúa, thì hắn sẽ thắc mắc những điều đó. Hắn biết rằng cản trở chúng ta lắng nghe Đức Chúa Trời ngay từ đầu thì tốt hơn.
Ma quỷ và bè lũ của hắn biết lời của Đức Chúa Trời có sức mạnh, quan trọng đối với sự sống và sức khỏe của chúng ta. Chúng biết sức mạnh tàn phá của việc đọc Kinh Thánh mỗi ngày. Chúng biết sức mạnh của ngọn lửa âm ỉ trong đống than, sức mạnh của Lời Đức Chúa Trời để nuôi dưỡng đức tin cứu rỗi và giữ cho tấm lòng được mềm mại. Chúng biết và run rẩy trước sức mạnh dữ tợn làm thay đổi thế giới của Cơ Đốc nhân trung tín ngồi xuống vào mỗi sáng – không có pháo hoa, sân khấu hay tiếng vỗ tay – trước vinh hiển thầm lặng của thói quen tĩnh nguyện.
Vậy, ma quỷ sẽ làm bất cứ điều gì để phá vỡ bữa tiệc vào sáng sớm. Chúng phát động chiến dịch trong tối tăm và tấn công vào lúc bình minh. Nhưng chúng ta không còn bị lừa bởi mưu kế của chúng, hoặc không nhận ra kế hoạch của quỷ Sa-tan nữa (2 Cô-rinh-tô 2:11). Ma quỷ có thể rình mò như sư tử rống, tìm kiếm người nào nó có thể nuốt được (1 Phi-e-rơ 5:8). Tuy nhiên, khi chúng ta biết tỉnh táo và thận trọng thì có thể quan sát và củng cố trước các đợt tấn công của hắn.
Ba cuộc tấn công lúc đọc Kinh Thánh
Vậy, hãy xem cách kẻ thù thường lợi dụng các khuôn mẫu của thế gian, cùng tội lỗi và sự yếu đuối của xác thịt, để lập mưu chống lại sự nuôi dưỡng linh hồn cách thường xuyên, yên tĩnh, không vội vã vào buổi sáng sớm bằng lời của Đức Chúa Trời như thế nào.
- Thức khuya
Chiến dịch bắt đầu vào buổi tối, lúc hoàng hôn: hãy giữ họ thức khuya. Có thể là một đứa con không ngủ được. Hoặc một nhu cầu hữu hình vào buổi tối, cần phải bày tỏ tình yêu thương. Cũng có thể là một cuộc trò chuyện hoặc một sự kiện vào buổi tối. Tất cả đều đã lỗi thời. Nhưng ngày hôm nay, máy móc đang làm tốt phần việc này. Màn hình – từ cái rất to ở trên tường cho đến cái rất nhỏ ở trong túi – đều làm tốt việc đốt dầu lúc nửa đêm.
Trận chiến thuộc linh cho thói quen tĩnh nguyện bắt đầu từ trước khi mặt trời mọc. Người nào biết tỉnh táo và thận trọng quan sát điều này, hành động cách khôn ngoan – tức là sẵn sàng hy sinh giấc ngủ để bày tỏ tình yêu thương Cơ Đốc và không lãng phí sự ban cho của Đức Chúa Trời để đổi lấy những điều rồ dại của say sưa, lướt điện thoại vào đêm khuya. Một thói quen xấu có thể đánh gục những thói quen tốt khác. Kẻ thù muốn chúng ta bị mù trước hiệu ứng xếp tầng của những đêm trống trải.
- Đánh lạc hướng chúng ta
Nếu chúng ta đi ngủ đúng giờ, thì kẻ thù vẫn chưa chịu thua đâu: chúng sẽ đánh lạc hướng chúng ta vào buổi sáng. Có thể là một việc nhỏ nào đó.
Nghe có vẻ dễ dàng. Ngay cả vào giữa thế kỷ 17, Blaise Pascal (1623–1662) đã than thở về xu hướng mất tập trung phổ biến của loài người rằng: “Tất cả vấn đề của loài người đều bắt nguồn từ việc không thể ngồi yên lặng trong phòng một mình”. Chúng ta không cần vô số tin tức và Internet để đánh lạc hướng sự chú ý đâu – nhưng bây giờ chúng ta đã có những điều ấy và có thể bị ảnh hưởng rất nhiều. Điện thoại thông minh có những thông báo và những hiệu ứng kéo thả vô tận của chúng thật cuốn hút làm sao.
- Khiến chúng ta vội vàng
Mưu kế thứ ba của kẻ thù là sự vội vã. Ma quỷ sẽ khiến động cơ trong tâm hồn của chúng ta vận hành với tốc độ chống mặt vào buổi sáng cũng như cả ngày còn lại. Hắn muốn chúng ta di chuyển với tốc độ của thế gian, hơn là tốc độ của Lời Chúa. Hắn thậm chí còn vui vẻ khiến chúng ta gắng sức làm nhiều thứ trong giờ tĩnh nguyện buổi sáng, để chúng ta làm mọi thứ thật nhanh.
Nhà báo Thomas Friedman từng viết rằng: chúng ta thấy mình đang sống trong “thời đại tăng tốc“. Thế giới này gây áp lực và tạo điều kiện cho chúng ta tuân theo tốc độ của nó, chúng ta có xu hướng biến tốc độ này là của riêng mình – rồi áp dụng cuộc đua khốc liệt này vào lời của Đức Chúa Trời.
Nhưng bữa tiệc suy ngẫm Kinh Thánh vào buổi sáng không phải là thức ăn nhanh và không nên bị đối xử như vậy.
Ba cuộc tấn công vào cám dỗ
Vậy, chúng ta có thể chống lại mưu kế của ma quỷ như thế nào? Nhìn thấy cách ma quỷ sẽ tấn
công là một chuyện; làm theo những điều đó là một chuyện khác. Chúng ta sẽ làm gì để ngăn
chặn thế lực của ma quỷ chống lại thói quen đọc và suy gẫm Kinh Thánh mỗi ngày?
- Sử dụng màn hình cách cẩn thận
Trong số những phương pháp thiết thực, chúng ta có thể học cách sử dụng màn hình cho cẩn thận. Hãy nghĩ xem chúng ta có thể bị ít xao lãng vào buổi sáng nếu để điện thoại ở chế độ im lặng, úp mặt của màn hình xuống bàn và tránh xa tầm tay. Hoặc tốt hơn là để nó ở một phòng khác.
Để linh hồn được dự tiệc của Đức Chúa Trời, chúng ta không chỉ cần dành thời gian và nhìn nhận cách thực tế những điều mình đang sở hữu, mà còn phải bảo vệ nó bằng cách đi ngủ, thức dậy và tránh những trò giải trí vào buổi sáng. Cả buổi tối lẫn buổi sáng, những màn hình và nội dung của chúng, với mật độ điểm ảnh lấp lánh, là những yếu tố làm cho linh hồn bị xao lãng.
Nhiều người trong cuộc sống hiện đại khó tránh được những điều đó. Chúng ta làm việc và sử dụng chúng cho công việc của mình. Chúng ta dành rất nhiều ngày và tuần của mình vào những điều đó, phần lớn là vì mục đích tốt đẹp. Nhưng đặc biệt thận trọng với những màn hình vào buổi tối và trước khi gặp Chúa qua lời của Ngài đang trở thành điều quan trọng hơn sự khôn khéo của Cơ Đốc giáo hiện đại.
Chúng ta cũng hãy cân nhắc đến việc sử dụng Kinh Thánh bằng giấy. Đó là một thứ không đổ chuông, rung lắc hoặc gửi thông báo. Giấy thực sự giúp độc giả chậm lại và trải nghiệm “giây phút quý báu của quá trình đọc sách một cách sâu lắng”.
- Để dành thức ăn cho cả ngày
Một điều đơn giản rất thú vị đi kèm với “thói quen tĩnh nguyện” là sự nuôi dưỡng và nâng đỡ linh hồn trọn cả cuộc đời. Thật đáng khâm phục khi cố gắng đọc sách này hoặc chú giải kia, nghiên cứu những chủ đề này, hoặc thuộc lòng các câu Kinh Thánh nọ, thậm chí là cầu nguyện một danh sách dài – tất cả mấy điều kể trên thêm vào trách nhiệm đọc và suy gẫm Lời Chúa nữa – cố gắng làm quá nhiều vào buổi sáng sẽ phá hỏng giờ tĩnh nguyện ở trong sự hiện diện của Đức Chúa Trời và vui hưởng Con của Ngài qua lời Chúa.
Nói tóm lại là: hãy để dành đồ ăn đủ dùng cho cả ngày vào mỗi buổi sáng. Giống như dân sự của Đức Chúa Trời, thu lượm bánh ma-na mỗi ngày ở trong đồng vắng, muốn làm cho tấm lòng được no nê và linh hồn được đã khát mỗi ngày. Không cần phải bắt kịp những ngày chưa đọc hoặc cố gắng đọc trước để dành cho ngày mai hoặc tuần tiếp theo. Đức Chúa Trời sẽ lo liệu cho ngày mai. Thay vào đó, hãy ăn uống và làm cho mình được no nê trong ngày hôm nay. Nói cách khác, đừng có ăn quá nhiều. Đừng làm quá nhiều việc, hãy phát triển sự trung tín cho chặng đường dài.
- Nhai chậm lại
Cuối cùng, hãy để dành sự hối hả cho khoảng thời gian còn lại trong ngày. Nếu được, hãy chậm lại. Có thể mất chút thời gian để làm được điều này. Hãy tìm cách nhai chậm lại và thưởng thức đồ ăn. Thưởng thức đồ ăn cũng giúp chúng ta đem Lời Chúa theo bên mình vào những lúc thăng trầm, áp lực và hối hả của một ngày.
Hình ảnh suy gẫm trong Kinh Thánh liên quan chặt chẽ với những hình ảnh dự tiệc trong Ê-sai 55 và Thi thiên 63. Sự suy gẫm của người Do Thái giống như cách động vật nhai đi nhai lạc đồ ăn. Tôi không phải là nông dân, nhưng đã quan sát thấy vài con bò nhai cỏ không hề có sự vội vàng. Nếu chúng ta muốn bắt chước cách ăn cỏ của con bò, thì điều đầu tiên cần làm vào buổi sáng là nhai chậm lại, không hối hả, thậm chí ăn cách nhàn nhã lời của Đức Chúa Trời ở trong Kinh Thánh.
Những quyển sách cổ nói chung và Kinh Thánh nói riêng không được dùng để đọc nhanh như chúng ta đang làm (đọc lướt) ngày hôm nay. Hãy học cách đọc Kinh Thánh hoàn toàn mới. Hãy đọc chậm và đọc đi đọc lại. Hãy vui hưởng Đức Chúa Trời, thế giới của Ngài, sự vinh hiển của Ngài và Con của Ngài. Đừng nuốt quá vội vàng, nhưng hãy nhai chậm lại và thưởng thức ân điển của Ngài.
Chiến trận không phải là tư tưởng chính vào buổi sáng đâu. Hãy đến với Lời Chúa để dự tiệc và được no nê. Nhưng hãy biết rằng thì giờ ấy chẳng khác gì một cuộc chiến. Hãy suy xét các mưu kế của ma quỷ và chiến đấu để bảo vệ bữa tiệc.
—————————————————————————————————————-
Desiring God bắt đầu từ khi John Piper giao lại toàn bộ mục vụ ghi âm cho Jon Bloom là trợ lý của ông. Từ những băng ghi âm và sách vở, mà mục vụ Desiring God đã phát triển thành một mục vụ trực tuyến quốc tế với hơn 14,000 tài liệu miễn phí và hơn 3,5 triệu lượt truy cập mỗi tháng. Hiện nay, John Piper đang giữ vai trò là giáo sư điều hành mục vụ này.
Nguồn: https://tienphong.org