Barnabas Piper nguyên là một Mục sư của Hội Thánh Báp-tít Bết-lê-hem (Bethlehem Baptist Church) ở Minneapolis và hiện nay là một tác giả cơ đốc có số sách bán rất cao. Ông viết chi tiết hơn về kinh nghiệm là con của một Mục sư trong một phần của cuốn “Con Của Mục Sư: Tìm Kiếm Đức Tin và Nhân Diện” của tác giả David C. Cook.
Mục sư tương lai thân mến,
Mục sư được kêu gọi, hoặc ít nhất là ông/bà biết rất rõ điều này. Đó là lý do ông/bà tiến vào một chỗ mà sự không lường trước thật rất lớn mà được gọi là “mục vụ chức nghiệp.” Tôi hiểu rằng. Tôi tin rằng. Tôi tin là Chúa đã đặt vào lòng của nhiều người như ông/bà một con đường không chối bỏ được, để phục vụ hội thánh của Ngài như là những mục sư.
Nhưng Mục sư phải biết rằng sự kêu gọi này tạo ra một đời sống khó khăn cho gia đình của ông/bà, đặc biệt là các con nhỏ. Đang trong lúc ông/bà cảm biết sức thu hút trên bục giảng, chúng không như vậy. Chúng không được kêu gọi, và chúng không muốn thách thức ông/bà vì làm điều đó có nghĩa là thách thức Chúa. Chúng cũng không luôn luôn thích là con của một mục sư. Vì đây là điều gây ra nhiều khó khăn cho chúng, nhưng liệu chúng có quyền nói như thế không? Sự kêu gọi của Mục sư đem lại một cái bóng dài che trên chúng và có làm sợ hãi chúng.
Mục sư có lẽ nghĩ rằng tôi đã phóng đại những thách thức cho những đứa con của một mục sư. Là một người đã trải qua suốt thời thơ ấu, những năm ở trường học, và đời sống hôn nhân cùng nghề nghiệp khi còn trẻ như là con của một mục sư, tôi cam đoan với Mục sư rằng không có gì là phóng đại đâu. Mục sư có thể cho là mình đã biết những thách thức này là những gì, nhưng tôi e là có một số thách thức nằm kín dấu đủ để thoát khỏi sự chú ý của Mục sư.
Thí dụ, sự giám sát. Hầu hết mọi người trong Hội Thánh nơi Mục sư phục vụ sẽ có những ý định tốt với lòng mến thích mục sư và gia đình của mục sư. Nhưng cái mến thích đó có nghĩa là có nhiều cái nhìn giám sát. Các tín hữu sẽ chú ý đến mọi điều các con của mục sư làm – cho dù là chúng đang có hành vi không đúng ở siêu thị, nói chuyện trong lúc học Trường Chúa Nhật, giỡn hớt, chạy qua bảng “Dừng Lại”, xem một phim dành cho tuổi lớn hơn, chúng đang cặp kè với ai, chúng đã chia tay với ai, và còn nhiều điều không thể kể hết ra ở đây. Dĩ nhiên Mục sư không có ý khuyến khích điều này khi kể vài câu chuyện về các con trong các bài giảng. Cho dù mọi người tử tế đến đâu đi nữa, tất cả những cái nhìn giám sát này tạo nên những áp lực. Nó không cho phép các con của Mục sư được có quyền lầm lẫn và bởi đó nó bào mòn đi cảm giác được tự do của chúng.
Mục sư thì sẵn sàng với những gì mà người khác mong đợi mình, đạo đức không tì vết. Mục sư có nhận biết rằng các con của Mục sư cũng đối diện điều này y như mình đang đối diện không? Người ta mong muốn chúng phải có hành vi cử chỉ tốt hơn, lòng tin vững chắc hơn, tuyên xưng mạnh mẽ hơn, hướng dẫn hay hơn, và làm gương cho mọi đứa trẻ khác. Người ta sẽ không nhớ rằng về bản chất thì chúng cũng như là mọi đứa trẻ khác, và họ sẽ muốn chúng như là những thiên thần. Đây là điều làm khó chịu nhất. Điều này có thể gây ra những ảnh hưởng phá hoại tâm hồn và nhân diện của chúng.
Chúng sẽ định nghĩa chúng bằng những sự đòi hỏi của những người khác? Chúng sẽ đặt nền cho giá trị con người của chúng trên những tiêu chuẩn ngoài kinh thánh? Chúng sẽ trở nên người sống làm cho người khác vui, hay sẽ nổi loạn chống lại những đòi hỏi áp đặt lên chúng? Hay là chúng sẽ che giấu con người thật của chúng. Hay là chúng sẽ dấu đi những câu hỏi, những nỗi sợ, và những nghi ngờ ở phía sau vẻ bề ngoài đạo đức của chúng chỉ vì muốn được “họ” chấp nhận, đang khi chúng lại không chắc về những điều chúng thật sự tin? Mục sư có thể nói lên những điều này không?
Dạy dỗ là một mục vụ của Mục sư. Mỗi Chúa Nhật, Mục sư đứng trước hội chúng và giảng giải Lời Chúa, những mỹ đức và Tin Lành của Ngài. Mục sư sẽ hướng dẫn gia đình mình cầu nguyện và tâm tình lẽ đạo. Mục sư có thể đặt đầy lẽ thật Kinh Thánh vào trong các con. Nền tảng đức tin của chúng đã được đặt xong, và chúng có một kho chứa đầy những điều tin nhận. Nhưng chúng có biết thế nào là “tin’?
Một trong những thách thức lớn nhất của Mục sư là phân biệt được những câu trả lời mà các con nói với mình có phải chỉ là những câu trả lời “đúng” hay là những câu trả lời đến từ tâm hồn của chúng. Mục sư sẽ phải cố gắng phân biệt điều chúng thật sự tin với điều chúng cần phải tin. Và chuyện khó khăn là, chính chúng thường không biết rõ sự khác biệt giữa những điều này. Các con của các mục sư thường rất giỏi trong các câu trả lời. Nhưng những câu trả lời và lòng tin không phải là những điều giống nhau. Một bên là sự tán đồng hay phụ họa theo; một bên là sự sống được thay đổi từ bên trong.
Những sự bị giám sát, đòi hỏi, và sự thiếu rõ ràng trong lòng tin có thể tạo ra một dòng chảy chứa đầy những thắc mắc và rối loạn. Nhưng ai sẽ là những người mà các con của các mục sư có thể đến hỏi? Ở đâu là chỗ an toàn khi hỏi? Nếu người khác đòi hỏi chúng “phải như vậy,” biết trả lời và là những người tin trưởng thành hơn các trẻ đồng lứa với chúng, thì những thắc mắc và rối loạn là không được rồi. Hội thánh, là nơi mà chúng đáng lẽ phải cảm thấy là an toàn nhất, trở nên nơi gò bó nhất. Ngay cả sự “an ninh” của chức vụ của mục sư cũng có phần bị lệ thuộc vào hành vi và sự tuyên xưng đức tin của chúng. Vậy thì chúng có thể làm được những gì? Chúng có nhìn thấy Mục sư đang được an toàn, hay chúng sợ là những câu hỏi của chúng sẽ làm cho có những tấn công vào sự kêu gọi của Mục sư?
Các con cần Mục sư như là cha mẹ của chúng trước khi là Mục sư của chúng. Hãy nói chuyện với chúng; đừng giảng vào chúng. Hãy lắng nghe chúng như là người bạn tin cẩn, không phải như là người tư vấn chuyên nghiệp. Khi nào có thể được, hãy bảo vệ chúng khỏi những đòi hỏi mà người ta định đổ lên đầu chúng. Đứng chung với chúng trong lúc chúng gặp khó khăn sẽ làm Mục sư trở thành người hùng bảo vệ chúng. Trong lúc Mục sư không thể luôn luôn bảo vệ chúng trước mặt mọi người, hãy làm cho nhà của Mục sư là nhà của ân sủng và nhất quán. Đó là nơi Mục sư nhận lỗi và kêu gọi sự tha thứ để chúng theo gương Mục sư mà làm như vậy. Tất cả những bài học của Mục sư sẽ mờ nhạt nếu so sánh với những thời giờ vui chơi với chúng. Tham gia những môn giải trí chúng thích và hãy có những thú giải trí mà Mục sư có thể lôi kéo chúng vào để cho chúng thấy chúng là một phần của đời sống của Mục sư. Nhớ là đừng tính vào việc đọc sách vì đây không phải là một sinh hoạt tập thể gia đình.
Hãy kiên nhẫn với các con của Mục sư. Sau cùng, chúng chỉ là những con trẻ. Giống như những đứa trẻ khác, chúng sẽ nghe Mục sư. Chúng sẽ biết Mục sư tin gì và đứng vững cho điều gì. Chúng sẽ thấm nhuần điều Mục sư nói, cho dù Mục sư không làm ra vẻ về những điều đó. Hãy kiên nhẫn và có mặt với chúng. Nhiều con của các mục sư phát triển chậm, vì cần phải mất thời gian để trong hoàn cảnh có đầy sự tra xét và đòi hỏi từ bên ngoài, chúng có thể nhận ra ra nhân dạng và đức tin của chúng. Chúng cần tình yêu, ân hậu và sự cầu nguyện từ Mục sư. Và chúng cần biết rằng Mục sư không để tâm đến những đòi hỏi mà những người khác đặt lên trên chúng. Tất cả những điều Mục sư muốn cho chúng là chúng sống đời sống đẹp lòng Chúa Giê-su