Trợ Giúp Tự Tử Và “Huyền Thoại Về Quyền Tự Định Đoạt Sống Chết”

Share

Tiến sĩ Ronald Pies và Cynthia Geppert là những nhà tâm thần học và đạo đức học thách thức nền đạo đức của sự trợ giúp tự tử liên kết với quyền tự quyết của con người. Trong mấy năm qua Pies và Geppert đã phân biện giải thích rằng quyền tự quyết là một huyền thoại với sự trợ giúp tự tử.

Hôm nay, Pies và Geppert đã đăng một bài tiểu luận vào tháng 7 năm 2018 có tựa đề: Hai Huyền Thoại Lừa Dối Về Trợ Giúp Y Khoa Để Chết. Họ thách thức khái niệm cho rằng tự tử được trợ giúp là một hành động của quyền tự quyết. Trong bài tiểu luận này, họ lược lại quan điểm trước đây của họ về vấn đề trợ giúp tự tử và quyền tự quyết nhưng sau đó phát triển nó sâu xa hơn. Họ công bố:

Quyền tự quyết theo lý trí là điều rất lớn hơn là sự có thể làm điều bạn vui lòng.” Nghĩ cho cùng thì một đứa bé sơ sinh cầm lấy cái lục lặc của nó đang làm điều nó vui thích, nhưng khó mà nói được rằng nó đang hành động với một quyền tự quyết theo lý trí. Điều này, theo quan điểm của chúng tôi, bao gồm cả thành phần trãi nghiệm nhận thức và cảm xúc.

Về mặt trãi nghiệm nhận thức, sự tự quyết theo lý trí đòi hỏi, ở mức tối thiểu, rằng con người hiểu bản chất, sự rủi ro, và những ích lợi của thủ tục hành động đang được xem xét, và có một hiểu biết căn bản về những lựa chọn thay thế khác. Thành phần này gần như được ngụ ý trong hầu hết các định nghĩa về “năng lực và tầm vóc ra quyết định”.

Tuy nhiên, tiêu chuẩn đơn giản hết mức này không nắm bắt được những nhận thức bị bóp méo tinh vi khó thấy được của một số bệnh nhân mắc bệnh nan y. Thí dụ, Thạc sĩ Y Khoa Tomer T. Levin và Tiến sĩ Y Khoa Allison J. Applebaum đã nhận xét là một số bệnh nhân ung thư có thể làm những giả định sai trật như là, “Không ai có thể giúp tôi,” hay “Không ai hiểu được điều tôi trãi nghiệm.” Những bóp méo về nhận thức như thế có thể làm cho cho tâm trí người bệnh bị lệch mất đi những nhận thức tự chủ có đặc tính xen vào ngăn trở hay hủy bỏ ý tưởng của họ muốn làm mẫu PAS, mẫu đơn quyết định tìm sự trợ giúp y học để chết. 

Pies and Geppert khảo nghiệm nghiên cứu liên hệ đến sự tự chủ theo lý trí, sự tình nguyện thật sự, cách tiếp cận bệnh nhân và sau đó họ kết luận:

Tiểu luận này thách thức niềm tin được người ta giữ lấy là PAS là một thuyết minh nói lên quyền tự quyết của bệnh nhân. Thực sự, chúng ta phân biện điều ngược lại: Toàn thể tiến trình PAS thực chất là phụ thuộc rất nhiều vào thẩm quyền của những người có quyền lực khác, những người phải phê duyệt (hoặc phủ quyết) mọi quyết định trong quá trình thực hiện. Trọng tâm hơn, chúng tôi lập luận rằng sự tự chủ lý trí thực sự và tinh thần tự nguyện đích thực thường bị làm suy yếu bởi các yếu tố nhận thức và cảm xúc tinh tế mà có thể bị bỏ sót bằng các công cụ đánh giá tiêu chuẩn, dựa trên nhận thức.

Những bệnh nhân có thể không hội đủ các tiêu chuẩn DSM-5 (Cẩm Nang Thống Kê & Chẩn Đoán Chứng Rối Loạn Tâm Thần, LND) về rối loạn tâm thần, tuy nhiên, có thể đang trải qua sự tuyệt vọng, mất tinh thần hoặc tuyệt vọng – mà bất cứ điều nào trong những điều này có thể làm vô hiệu lực quyền tự chủ theo lý trí và tinh thần tự nguyện đích thực. Các quy định hiện hành của PAS không cung cấp cơ chế đánh giá các tác động cưỡng chế bên ngoài có thể lèo lái bệnh nhân tự tử sau khi rời khỏi chế độ đánh giá. Ngoài nhiều lý do đạo đức để phản đối PAS, các bác sĩ tâm thần cũng nên nhận thức được các vấn đề tinh tế về nhận thức và cảm xúc làm ảnh hưởng đến quyền tự chủ lý trí trong bối cảnh bệnh nan y.

Tôi đã lập luận một cách tiếp cận tương tự đối với cùng một vấn đề, rằng luật hỗ trợ tự tử không phải là về quyền tự trị. Với luật hỗ trợ tự tử hiện hành, người chấp thuận hỗ trợ tự tử, có thể là cùng một người thực hiện hành vi và cũng là người báo cáo hành vi (hoặc không báo cáo hành vi) cho cơ quan chính phủ. Đây là một hệ thống tự báo cáo được thiết kế để cung cấp cho bác sĩ, quyền trước pháp luật, phê duyệt, thực hiện và có khả năng che đậy hành vi lạm dụng pháp luật. Hệ thống này không có lợi cho quyền tự chủ mà là để bảo vệ các bác sĩ gây ra cái chết cho bệnh nhân của họ.

 

 

Ngọc Nga

(Lược dịch theo: alexschadenberg.blogspot.com)

Bài Viết Chọn Lọc

Bài Viết Được Quan Tâm

Bài Viết Liên Quan