Những Câu Chuyện Của Sự Trầm Cảm Có Thể Dạy Cho Chúng Ta

Share

Đức Chúa Trời làm việc cách thành tín trong chính sự yếu đuối.

Những lời chứng là một yếu tố chính trong lối sống của Hội Thánh chừng nào tôi còn nhớ. Chúng là thời điểm cho thân thể Đấng Christ chia sẻ với nhau những câu chuyện về cách Đức Chúa Trời làm việc như thế nào. Như chúng đã là như vậy kể từ thời của các môn đồ đầu tiên, những câu chuyện này nhắc nhở chúng ta về việc Đức Chúa Trời đã bước vào trong câu chuyện đời của chúng ta như thế nào và về những cách mà ân điển của Ngài đã biến đổi chúng ta. Và khi chúng ta ôn lại cùng nhau, những câu chuyện này gây dựng chúng ta. Chúng nhắc nhở chúng ta về bản chất của vương quốc và định hình khải tượng của chúng ta về nó. Chúng dạy cho chúng ta điều gì đáng trân trọng – điều gì đáng để tôn vinh và Đức Chúa Trời quan tâm đến điều gì. Chúng làm lóe sáng lên trong trí tưởng tượng của chúng ta về cách mà cuộc sống của chúng ta khớp vào với câu chuyện cứu chuộc vĩ đại của Đức Chúa Trời. 

Thông qua những lời chứng mà tôi đã được nghe qua nhiều năm, tôi đã được định hình để tin vào một Đức Chúa Trời Đấng đem đến sự chữa lành khỏi bệnh tật, Đấng an ủi trong cơn đau buồn, Đấng chu cấp cho những nhu cầu của chúng ta. Chúng đã bày tỏ cho tôi làm thế nào Ngài có thể phá mở vào trong sự nghi ngờ, nổi loạn hoặc thờ ơ và làm nhen lên một tấm lòng yêu mến Ngài. Tất cả những điều này đều chân thật và đẹp đẽ. Những câu chuyện này đã khiến tôi trông đợi để Đức Chúa Trời hành động, để giữ một chỗ cho những điều kì diệu. 

Nhưng bây giờ khi tôi nghĩ về chúng, về phần lớn trong số những công việc lạ lùng của Đức Chúa Trời đã ở trong thời quá khứ. Đã có một ít người kể câu chuyện về ân điển mỗi ngày của Đức Chúa Trời có thể giữ vững được giữa lúc chịu khổ, khi sự chữa lành đã không đến. Có một vài câu chuyện “chưa xảy đến”. 

Qua nhiều năm, tôi thấy được những loại câu chuyện mà chúng ta lựa chọn để kể đều truyền đạt một điều gì đó. Chúng ta được hình thành không chỉ bởi những gì chúng ta nghe, nhưng bởi cả những gì chúng ta không được nghe. Nếu như tôi chỉ nghe những câu chuyện về những điều kì diệu trong bối cảnh của sự chữa lành, tôi có thể dễ dàng mất đi tầm nhìn hoặc không đếm xỉa gì đến những điều kì diệu dưới dạng sức mạnh duy trì hàng ngày. Nếu tôi chỉ nghe về  công việc của Đức Chúa Trời trong sự đắc thắng, “những kết thúc có hậu”, tôi dễ dàng tự hỏi Ngài đang ở đâu (hoặc tôi đang làm gì sai) khi đau khổ kéo dài. Đây không phải là những nguyên tắc được dạy một cách rõ ràng, bởi vì chúng không cần thiết phải như vậy. Tự những câu chuyện sẽ dạy dỗ. 

MÓN QUÀ CỦA VIỆC TÌM ĐƯỢC NHỮNG CÂU CHUYỆN ĐAU KHỔ

Chính những thời kì của sự chịu khổ đã bày tỏ cho tôi thực tế này, khi điều cuối cùng tôi cần là một câu chuyện khác về cách mọi thứ “đã cuối cùng làm nên được”. Tôi đã cần những câu chuyện có thể định hình nên tấm lòng của tôi để nhìn thấy sự tốt lành của Đức Chúa Trời khi những lời cầu nguyện của tôi chưa được đáp lời theo những cách mà tôi đã hy vọng, khi trái tim của tôi nứt toác ra bởi sự đau đớn, khi đức tin của tôi mỏng manh đi. Trong câu chuyện của chính mình, tôi đặc biệt nhận ra điều này áp dụng như thế nào trong cách chúng ta nói về sự trầm cảm.

Khi tôi nghĩ lại về rất nhiều lời chứng mà tôi đã nghe trong một buổi thờ phượng, tôi đã không thể nghĩ ra một lời chứng nào về việc sống với một thách thức về sức khỏe tâm thần. Tôi đã nghe những câu chuyện về bệnh tật, đau buồn, mất việc, và nghi ngờ – nhưng không có câu chuyện nào về sự trầm cảm hoặc về một căn bệnh tâm thần nào khác. Thế nhưng, cứ năm người trưởng thành ở Mỹ thì có một người mắc bệnh tâm thần mỗi năm và khoảng 7% người trưởng thành ở Mỹ chịu đựng sự trầm cảm mỗi năm. Nếu bạn làm phép toán cho Hội Thánh của chính bạn, có bao nhiêu người như vậy trong những hàng ghế?

Sự vắng mặt của những câu chuyện này đã hình thành nên tôi – một cách đau đớn tự hỏi mình đã làm gì sai để bị lạc mất trong bóng tối, tự hỏi tại sao, trong chính cơn trầm cảm, tôi đã không nghe được tiếng Chúa. Vì vậy tôi đã ngạc nhiên khi tôi bắt đầu nghe những câu chuyện về sự trầm cảm trong lịch sử Hội Thánh. Khi tôi viết về “Sự Đồng Hành Trong Bóng Tối” (Companions in the Darkness), tôi đã không trông mong một vài người trong số những người hùng của tôi chịu khổ như tôi đã từng, và khi tôi đồng hành với họ, tôi đã không thể không hỏi tại sao tôi chưa từng nghe những câu chuyện của họ. Tôi có lẽ đã được hình thành nên một cách khác biệt lắm nếu như tôi có thể nghe những lời chứng của họ trước đó – hoặc của các thánh đồ còn sống ngày nay – trước khi tôi tự mình đi xuyên qua sự trầm cảm.

NHỮNG SỰ THẬT VỀ SỰ TRẦM CẢM

Giờ đây tôi có thể nhìn thấy món quà độc đáo mà những câu chuyện này mang lại cho Hội Thánh trong việc chuẩn bị và trang bị cho con dân Chúa khi đối diện với sự trầm cảm và nghi ngờ. Chúng dạy dỗ một vài những lẽ thật quan trọng.

Trầm cảm không phải là một dấu hiệu của sự thất bại cá nhân. Từng hồi, từng lúc chúng ta thấy rằng đôi khi các thánh đồ bị ném vào sự tối tăm. Đôi khi não bộ của chúng ta trở nên ốm yếu, giống như các bộ phận khác trên cơ thể của chúng ta. Điều này không phải vì đức tin của chúng ta yếu, đời sống của chúng ta vô kỷ luật, hay tinh thần của chúng ta thất thường. (Bạn có thể hình dung khi nhắc đến những điều này từ những người khổng lồ như Charles Spurgeon, Martin Luther hay Mẹ Teresa?). Nghe những câu chuyện về dạng trầm cảm như vậy khiến chúng ta biết rằng đây là một thử thách mà một vài người trong số chúng ta phải bước qua, để chúng ta sẽ không bị mất tinh thần khi nó xảy đến.  

Đức Chúa Trời là thành tín để nâng đỡ chúng ta và luôn đồng hành với chúng ta giữa đau khổ, và đây là sự thật kể cả khi chúng ta không “cảm thấy” được điều đó. Giữa sự trầm cảm, thật dễ dàng để thấy như thể Chúa đã lìa bỏ tôi trong bóng tối. Những cảm xúc và suy nghĩ của tôi bị che khuất, và nhiều lần như thể tôi thấy xa cách khỏi những người yêu mến tôi, tôi đã không cảm nhận được sự hiện diện của Chúa. Nghe những câu chuyện của người khác, là những người đã đi qua con đường này trước tôi sẽ chuẩn bị tôi cho về việc này. Chúng nói cho chúng ta rằng bất kể cảm xúc hoặc kiểu suy nghĩ chán nản của chúng ta có thể gợi lên điều gì, nhưng Đức Chúa Trời không bỏ rơi chúng ta. Chúng định hình chúng ta để nhìn thấy những công việc diệu kì không chỉ trong sự chữa lành tức thì, mà còn trong sự hiện diện kiên định của bạn bè và những người thân yêu, những người chăm sóc chúng ta và trong những sợi dây hy vọng đem đến cho chúng ta sự can đảm để tiếp tục sống trong mỗi ngày. 

Chúa vẫn có thể sử dụng chúng ta bất kể sự chán nản trầm cảm. Sự trầm cảm sẽ không phải là kết thúc của câu chuyện. Khi sự trầm cảm cám dỗ chúng ta thắc mắc về mục đích của chúng ta và tự hỏi mình còn lại gì để cống hiến, chúng ta có thể quay sang những câu chuyện về việc làm thế nào Đức Chúa Trời đã sử dụng những người đã phải chịu khổ như chúng ta. Những di sản của họ mang đến hy vọng rằng có thể, giống như họ, Ngài hành động qua chúng ta bất chấp chứng trầm cảm, và có thể, một cách kinh ngạc, ngay chính giữa cơn trầm cảm đó. Những câu chuyện của họ nhắc nhở chúng ta rằng Đức Chúa Trời thành tín hành động giữa sự yếu đuối, rằng sức mạnh của Ngài luôn hoàn hảo – và chúng ta có thể không cảm nhận được những thực tế đó theo cảm xúc trong thời gian thực tế. Chúng nhắc nhở chúng ta về Đức Chúa Trời phục sinh, Đấng không ngừng đem sự sống ra từ những điều đã chết. 

Vì vậy, rất nhiều người trong chúng ta sẽ không kinh nghiệm được sự chữa lành đầy trọn khỏi sự trầm cảm hoặc sự cứu chuộc rõ ràng khỏi những đau khổ của chúng ta trong đời này. Chúng ta sẽ không bao giờ có thể kể một câu chuyện đã được giải quyết rõ ràng trong giờ chia sẻ lời chứng của Hội Thánh. Nhưng chúng ta có một câu chuyện để kể. Chúng ta có những lời chứng về quyền năng duy trì (đời sống) của Đức Chúa Trời, về sức mạnh của Ngài trong sự yếu đuối, về sự đầy trọn không thể lý giải được của ân điển Ngài. 

Chúng ta có thể nói rằng Ngài sẵn lòng giáng xuống chỗ tối tăm dù sâu bao nhiêu với chúng ta và sự nhân từ của Ngài cứ tiếp tục đồng hành cùng chúng ta ở đó. Chúng ta có thể nói về sự thành tín của Ngài, kể cả khi chúng ta cảm thấy chúng ta chẳng còn chút đức tin nào. Đây là những câu chuyện hình thành nên chúng ta trong sự chưa thành nhưng sẽ đến đầy trọn (hiểu theo thần học “not yet but will be in the end” của người viết). Chúng là những điều đã định hình chúng ta tìm kiếm Chúa không chỉ trong sự đắc thắng nhưng trong cả chỗ tưởng chừng bị đánh bại, để tìm kiếm điều gì là chắc chắn khi chúng ta bị bỏ lại mà không có câu trả lời cho nỗi đau của chúng ta. Đây là những câu chuyện mà thân thể Đấng Christ cần – và chúng ta chỉ cần hỏi các thánh đồ giữa vòng chúng ta kể ra.

 

Mai Hồng Ân

(Lược dịch theo: outreachmagazine.com)

Bài Viết Chọn Lọc

Bài Viết Được Quan Tâm

Bài Viết Liên Quan