Từ Người Pháp Vô Thần Đến Nhà Thần Học

Share

Nếu rất khó để có chuyện một người Pháp vô thần trở thành một tín hữu Tin Lành thì lại càng thật khó hơn nữa để có một người như vậy trở thành một nhà thần học Cơ Đốc. Vậy thì chuyện gì đã xảy ra thế? Người ta có thể lý luận rằng trong số 66 triệu người Pháp, trường hợp của tôi chỉ là một cái gì đó nhỏ nhoi không đáng. Tôi lại thấy rằng đó là công việc của một Đức Chúa Trời, Đấng đã nói ““Ta sẽ thương xót người nào Ta muốn thương xót.” (Rô-ma 9.15, BTTHĐ 2010)

Hãy nghe những sự việc đã xảy ra cho tôi rồi quý vị hãy quyết định cho chính mình.  

Tôi sinh ra và lớn lên trong một gia đình yêu thương tuyệt vời ở Pháp, gần Paris. Chúng tôi là người công giáo, theo một hình ảnh bày tỏ tôn giáo từ truyền thống và đôi khi “mê tín” hơn là xác tín niềm tin. Ngay khi vừa đủ lớn tôi bảo với cha mẹ tôi rằng tôi chẳng tin gì cả, tôi không đi lễ nửa. Tôi theo đuổi lạc thú của tôi trong mọi mặt, tận hưởng mọi sự yêu thương chiều chuộng của cha mẹ. Điều đó khiến tôi học giỏi, học đánh đàn dương cầm, và tham gia nhiều môn thể thao. Tôi học toán, lý và cơ khí và tốt nghiệp ở một trường kỹ sư danh tiếng, tìm được một công việc rất tốt trong ngành điện toán tài chánh. Về thể thao, tôi cao 1 thước 95 và nhảy cao đến 3 thước nên tôi trở thành một cầu thủ bóng chuyền đội quốc gia, được đi khắp nước để thi đấu.

Một phần quan trọng của một thanh niên vô thần lý tưởng là phải chinh phục những người nữ. Vậy là tôi bắt đầu và thành công thỏa mãn sự tham mê của mình trong mặt này. Coi như là tôi thật là vui sướng với cuộc đời của mình. Trong một văn hóa thế tục như vậy thì những cơ hội nghe được tin lành, đừng nói chi đến tin nhận, thật là mong manh vô cùng.

Mục Tiêu Mới Của Đời Sống

Đến lứa tuổi đôi mươi, anh tôi và tôi đi nghĩ ở vùng Caribbean. Một bữa kia, trên đường về từ bãi biển, chúng tôi quyết định quá giang xe. Một chiếc xe ngừng lại. Hai phụ nữ du khách trẻ từ Mỹ bị lạc đường và cần được chỉ đường đến khách sạn của họ. Tình cờ làm sao, chỗ đó lại kế nhà của chúng tôi, nên họ cho chúng tôi quá giang.

Hai cô đẹp nên chúng tôi bắt lấy cơ hội tán tỉnh. Cái cô mà tôi chú ý lại nói đến chuyện cô tin Chúa – mà theo tiêu chuẩn khôn ngoan của tôi thì đó là một sự tự sát tri thức. Cô này còn nói rằng chuyện ăn ở tình dục là ở trong phạm vi hôn nhân – một thứ mà tôi cho là còn rắc rối hơn là chuyện tin có thần thánh. Dù vậy khi kỳ nghĩ chấm dứt, tôi trở về Paris, cô về New York và chúng tôi bắt đầu hẹn hò.

Mục tiêu mới của đời tôi là làm sao giải thoát cho cô bạn gái khỏi bị niềm tin của cô lạm dụng cô để cho chúng tôi có thể sống chung với nhau mà không cần đến cái niềm tin vào Chúa là một chuyện cũ rích lỗi thời và để tự do làm tình.

Tôi bắt đầu suy xét: Có những lý cớ nào tốt để có thể nghĩ rằng Chúa có hiện hữu, và có những lý cớ tốt nào để nói rằng chủ nghĩa vô thần là lẽ thật? Bước này quan trọng vì sự vô tín của tôi dựa trên sự kiện là những người thông minh quanh tôi đều không tin Chúa. Dù vậy, nếu tôi muốn bác bỏ niềm tin Cơ đốc, trước hết tôi cần biết nó nói về cái gì. Thế là tôi kiếm lấy một cuốn Kinh Thánh.

Cùng lúc đó, tôi hình dung rằng tôi phải làm ít nhất một thử nghiệm. Tôi nghĩ, nếu thật có một Đức Chúa Trời thì đấng ấy hiện hữu để chăm sóc về thử nghiệm này. Vậy nên tôi cầu nguyện vào khoảng không: “Nếu có Đức Chúa Trời, thì tôi đây. Tôi đang tìm hiểu đây. Tại sao ngài không tỏ ra trước cho tôi biết? Tôi mở lòng đây.” Thực ra thì tôi đâu có mở lòng, nhưng tôi nghĩ là nếu Chúa hiện hữu, chuyện đó không thể cản Chúa bày tỏ cho tôi biết.

Khoảng một hay hai tuần sau lời “cầu nguyện vô tín” của tôi, một bên vai của tôi không hoạt động được, mặc dù chẳng có tai nạn hay thương tích nào xảy ra cả. Mỗi khi tôi tập banh được 10 phút thì vai của tôi bải hoải. Bác sĩ tìm không ra được là có gì sai trật, vật lý trị liệu cũng không giúp được gì, nhưng tôi được bảo là cần phải cho vai nghĩ ngơi và không được chơi bóng chuyền trong vài tuần. Nghịch lại ý tôi muốn, tôi không được ra sân đấu.

Vì có mấy ngày Chúa nhật rảnh rổi, tôi quyết định đi đến một nhà thờ xem coi mấy người Cơ đốc nhóm lại làm cái gì. Tôi lái xe đến một nhóm tin lành ở Paris, với ý tưởng như đi xem sở thú: xem cho biết những con thú mà tôi có đọc biết trong các cuốn sách nhưng chưa bao giờ thấy tận mắt. Tôi nhớ là tôi cũng lo sợ nếu các bạn hay gia đình của tôi bắt gặp tôi ở nhà thờ thì tôi hết sức là xấu hỗ.

Tôi chẳng nhớ một lời nào của bài giảng. Ngay khi buổi nhóm chấm dứt, tôi nhổm dậy và vội vã ra cửa, tránh hết mọi cái nhìn để khỏi phải giới thiệu mình với họ. Tôi đến cửa sau, mở cửa và đã đặt một chân ra ngoài. Một luồng hơi lạnh toát phát lên từ bao tử đến cổ họng. Tôi nghe tiếng mình tự nhủ: “Thật là kỳ quái, mình phải tìm hiểu cho ra lẽ chứ.” Thế là tôi bước chân trở lại, đóng cửa và đến ngay vị Mục sư.

“Vậy là ông tin Chúa?”

“Đúng vậy,” ông ta mĩm cười.

“Bằng cách nào mà ông tin Chúa?” Tôi hỏi.

“Chúng ta hãy nói chuyện nhé,” ông trả lời.

Sau khi mọi người đã ra về, chúng tôi vào văn phòng của ông và nói chuyện hết giờ này đến giờ nọ. Tôi tấn công ào ạt với những câu hỏi, và chúng tôi còn gặp nhiều lần nữa trong những tuần sau đó. Ông ta kiên nhẫn và lưu loát giải thích. Rồi tôi bắt đầu bối rối, bắt đầu phải nhìn nhận là những điều đó có thể là thật. Tôi bắt đầu chuyển lòng vô tín thành lòng tìm một minh chứng. Tôi cầu nguyện: “Chúa ơi, nếu Ngài là thật, Ngài phải làm một cái gì để con lao mình vào và làm cho con đừng giống như là một người khờ khạo dễ tin.” Tôi bắt đầy hy vọng rằng Ngài sẽ mở bầu trời ra và gửi xuống một tia sáng!

Tại sao Chúa Giê-su phải chịu chết.

Điều xảy ra sau đó thì ít kịch tính nhưng như là vết cắt thật sâu: Chúa làm lương tâm của tôi vận hành trở lại.

Đây không phải là một trải nghiệm vui thú gì.

Tôi nhớ là đang nằm đau đớn trong căn hộ gần Paris thì bất thình lình một tiếng đánh thức đổ xuống. Đó là tại sao Chúa Giê-su phải chết: vì tôi.

Cũng lúc đó tôi đã bắt đầu những tra xét của mình. Tôi đã làm một điều hết sức sai trật, ngay cả theo tiêu chuẩn của lối sống vô thần. Dù tôi biết rõ điều tôi đã làm, tôi đã chôn nó thật sâu rồi. Nhưng Chúa mang nó trở lại trong tâm trí tôi với trọn sức bật ra trong tâm trí, và sau cùng tôi thấy rõ nó trong trọn sự thật nó là. Tôi bị đánh nặng bởi cảm giác tội lỗi cùng cực, tê liệt với cơn đau ngực, và căm phẩn với tư tưởng của mình đã khiến mình làm nên nó và bởi những điều giả dối mà tôi dùng để che lấp nó.

Tôi đang nằm đau đớn trong căn hộ gần Paris, và khi đó bất thình lình một tiếng đánh thức đổ xuống. Đó là lý do tại sao Chúa Giê-su phải chết: vì tôi. Đấng không hề biết tội lỗi trở nên tội lỗi vì tôi, để trong Đấng ấy tôi được trở nên công chính trước mặt Đức Chúa Trời (2 Cor. 5:21).

Ngài chịu lấy hình phạt tôi đáng phải chịu, để cho trong sự công chính của Chúa, mọi tội lỗi của tôi được tha – bởi ân điển là một tặng phẩm, thay vì bởi những điều công bình riêng hay nghi lễ tôn giáo của tôi. Ngài chết để cho tôi sống. Tôi đặt lòng tin cậy trong Chúa Giê-su, và cầu xin Ngài tha thứ cho tôi theo như lời Kinh Thánh hứa.

Bây giờ thì mọi sự đã được mở ra, tôi hiểu Chúa muốn tôi cưới người bạn gái Cơ đốc của tôi, và tôi di chuyển đến New York. Tôi mau chóng học biết rằng chúng tôi không chỉ là được Chúa định cho nhau. Nhưng với sự được biến đổi và đang sống một mình và có thời giờ, tôi đam mê học hỏi về đức tin mới nhằm mục đích giải thích cho các bạn và gia đình. 

Tôi đọc hết sách này đến sách nọ, dự các buổi giảng thuyết và tranh luận, và yêu thích mọi giây phút đó. Dần dần đó là tất cả những gì tôi làm trong thời gian không bị bận rộn. Rồi tôi thấy rằng nếu tôi dùng mọi thời gian và năng lực để học hỏi, tôi có thể học được một văn bằng thần học. Vậy là tôi xin vào trường thần học… hoàn tất chương trình học Thạc sỹ Tân Ước. Trong dòng thời gian này, tôi gặp người nữ tuyệt vời (bạn gái đã nói đến), kết hôn, có hai con và theo đuổi chương trình học Tiến sỹ về Thần Học Triết Lý.

Nói vắn tắt, đó là cách Chúa làm một người Pháp vô thần trở thành một nhà thần học Cơ đốc. Tôi đã không tìm kiếm Chúa; cũng không muốn Ngài. Ngài tìm đến, yêu thương tôi trong khi tôi còn là một tội nhau, phá vỡ sự bảo thủ của tôi và quyết định tuôn đổ ân sủng không giới hạn – để cho Con Ngài được vinh hiển, và tôi được cứu khỏi tội của mình bởi ân sủng qua đức tin, không phải bởi việc làm lành của tôi. Đó là một tặng phẩm từ Chúa để cho không ai có thể khoe mình (Ê-phê-sô 2.8-9)

Đó là tin lành, và đó tin lành đáng được tin cậy phó thác cho.

 

Nguyễn Trọng

(Lược dịch theo: christianitytoday.com)

Guillaume Bignon sống ở thành phố New York City với gia đình của ông. Quý vị có thể liên hệ với ông qua Twitter @theoloGUI.

Bài Viết Chọn Lọc

Bài Viết Được Quan Tâm

Bài Viết Liên Quan