Vui Mừng Trong Hoạn Nạn

Share

Nhiều người trong chúng ta cho rằng Cơ đốc nhân sẽ luôn vui vẻ, và nếu không như vậy tức là có điều gì sai trật với đức tin của bạn. Chúng ta thường hát, “Nơi thập tự…Nơi tôi đã tiếp nhận ánh thánh quang… và nay tôi thỏa vui trọn đời.” (theo Thánh Ca Báp-tít 109: “Nơi Thập Tự”). 

Cuộc sống không bị áp lực gì hết!

Tôi nhớ khi đọc sách Gióp lần đầu tiên và suy nghĩ, “Tôi không nghĩ là Gióp luôn vui mừng trong suốt đời của ông, “không có gì là mãi mãi.” Ông không phải là người đơn độc. Những bài Thi Thiên không luôn luôn có tầng số hấp dẫn, hăng hái và khích lệ. Và chính Chúa Giê-xu cũng không bật lên trong đời sống theo một cách “đừng lo chi, hãy vui lên.” Kinh Thánh bảo chúng ta rằng Ngài là một “người đau khổ” (Ê-sai 53:3, BTTHĐ 2010).

Nhưng Chúa Giê-xu vẫn là một người nói rằng “sự vui vẻ về Đức Giê-hô-va là sức mạnh của tôi.” Đây là một sự vui mừng đến từ sự biết rằng điều bạn có với Chúa tốt hơn điều bạn mất đi trong đời sống. Nó đến từ sự biết rằng Ngài đã hứa với bạn trong Lời Ngài là điều an ninh hơn những gì bạn có thể tự bảo đảm cho chính mình. 

Sứ đồ Phao-lô đi một bước xa hơn. Rô-ma 5:3 chép, “Không những thế, chúng ta cũng vui mừng trong gian khổ nữa, vì biết rằng gian khổ sinh ra kiên nhẫn.” 

Vui mừng trong gian khổ? Có phải Phao-lô là một loại người có tính ác thống, tìm sự đau đớn để vui trong đau đớ? Hay là ông thích tỏ ra ông đã cứng cỏi làm sao khi chịu đựng đủ mọi điều?

Không – đây là sự vui mừng trong gian khổ vì bạn biết rằng sự gian khổ, dù lớn cách mấy, đang sinh ra một điều nào đó trong bạn mà nó có giá trị rất lớn hơn một đời sống không có gian khổ.

Vui Mừng Trong Gian Khổ Và Bất Hạnh.

Cơ đốc nhân không phải là những người theo phái khắc kỷ. Đời sống Cơ đốc không phải là thứ đời sống mà trong đó chúng ta mím môi trên, làm giảm hết mức cái đau chung quanh chúng ta và trong chúng ta. Ngược lại, đời sống Cơ đốc thúc đẩy chúng ta vào thế gian để trãi nghiệm nó, yêu nó, và cảm biết những cái đau của nó một cách sâu xa.

Hãy suy nghĩ về Gióp, sau khi mất hết sức khỏe, gia đình và cuộc sống, xé áo, cạo đầu, sấp mình xuống đất và kêu gào Chúa. Thế nhưng, “Trong mọi việc đó, Gióp không phạm tội và chẳng nói điều gì xúc phạm đến Đức Chúa Trời” (Gióp 1:22).

Nhiều Cơ đốc nhân, nếu họ thấy Gióp làm điều này, sẽ phản ứng có phần giống như các bạn của Gióp. Chúng ta có lẽ sẽ nói, “Gióp ơi, ông cần nạp lại đức tin. Ông cần cầu nguyện nhiều hơn. Rõ ràng là ông yêu thế gian này quá. Ông cần trút đi và để Chúa làm việc.” Nhưng Gióp đã không phạm tội.

Khi sự gian khổ xảy đến, sự than thở thành thật là một điều tốt. Chúng ta cần bày tỏ nổi đau đớn của mình, đôi khi trong cách cực đoan. Nhưng sự than khóc của chúng ta không dẫn đến sự tuyệt vọng; nó dẫn đến sự tin cậy phó thác. Ngay cả khi chúng ta nổi cơn giận, chúng ta chọn “giận” vào Chúa. Trong việc làm như vậy, chúng ta bày tỏ sự tin cậy. Chúng ta không biết điều Chúa đang làm, nhưng chúng ta tin cậy Ngài đủ để bày tỏ những cảm xúc sống động của mình. Và chúng ta tin, thường nghịch lại với những cảm xúc của chúng ta, rằng Chúa đang hoạch định một điều tốt lành qua “sự gian khổ sinh ra kiên nhẫn.”

Sự kiên nhẫn, như bạn thấy, là khả năng giữ mọi sự tiếp diễn khi với đức tin bạn đang trãi nghiệm chuyện không được ích lợi trần thế. Sự gian khổ dấy lên câu hỏi: Bạn sẽ tiếp tục khi không có điều gì làm ra kết quả? Chúa là đủ cả cho bạn phải không?

Một trong số các mục sư ở một hội nghị mới đây chia sẻ về sự vui mừng trong gian khổ:

Trở ngược về năm 2010, lúc đó tôi mới đến với nhân sự ở hội nghị, và tôi cầu nguyện cho một điều hoàn toàn dại dột. Tôi cầu nguyện là Chúa dạy tôi đi sát bên Ngài bằng cách cho tôi thấy thế nào là chịu đựng đau khổ giỏi.

Trong nhiều cách, tôi ước rằng tôi đã không bao giờ cầu nguyện lời cầu nguyện đó. Và tôi sẽ không bao giờ nói với một người khác làm như thế. Bởi vì năm kế đó đã là một năm khốn khổ nhất của đời tôi. Một người bạn thân chết vì ung thư máu. Vợ tôi vả tôi mất con gái của chúng tôi. Trong nhiều tháng, chúng tôi ở trong nhà thương nhiều hơn là ở nhà của mình.

Tôi ghét cái mùa đó. Và tôi mất nhiều năm mới có thể nói về nó. Nhưng Đức Chúa Trời đã cùng đi với tôi trong khoảng thời gian đó. Và tôi học được rằng điều Phao-lô nói ở đây, rằng sự gian khổ sinh ra sự kiên nhẫn, kiên nhẫn sinh ra nghị lực, nghị lực sinh ra hy vọng. Đó là một bài học cao đẹp nhất, đau thương nhất mà tôi từng học được.

Đau khổ trong đời sống người tin kính giống như là cái lạnh kích hoạt lên cái sưởi của bạn. Khi nhiệt độ trong nhà của bạn hạ xuống, sưởi của bạn tự mở lên, và tất cả hơi ấm tuyệt diệu này khởi động tràn ra từ các lổ sưởi. Độ lạnh không sáng tạo nên hơi ấm, dĩ nhiên rồi – máy sưởi của bạn làm chuyện đó – nhưng độ lạnh làm cho máy sưởi (tự động) bật lên.

Đó là cách mà đức tin của chúng ta làm việc. Sự đau khổ làm cho đức tin của chúng ta bật lên và tuôn tràn ra những trãi nghiệm mới của sự tín thác và trông cậy – và vâng, ngay cả sự vui mừng – trong một bầu khí quyển lạnh lẻo của sự đau khổ.

Độ càng lạnh, sự gian khổ càng lớn, thì chúng ta sẽ càng biết sự vui mừng của Chúa một cách sâu đậm hơn.

 

Ánh Dương & Ngọc Nga

(Lược dịch theo: churchleaders.com)

Bài Viết Chọn Lọc

Bài Viết Được Quan Tâm

Bài Viết Liên Quan