Vui mừng đời đời trong Jêsus Christ
Đối diện với những trở ngại lớn, William Wilberforce, một thành viên Tin lành của Nghị viện Anh, đã đấu tranh bài trừ tình trạng buôn nô lệ châu Phi và chống lại nạn nô lệ cho đến khi cả hai vụ việc nầy trở thành bất hợp pháp trong Đế quốc Anh.
Cuộc đấu tranh đã kéo dài gần bốn mươi sáu năm cuộc đời của ông (từ 1787 đến 1833). Những lần thất bại đã khiến vị chính khách tầm thường nầy tiến dần tới đại nghĩa. Mặc dù ông chưa từng mất ghế ở quốc hội kể từ lúc hai mươi mốt tuổi cho đến bảy mươi bốn tuổi, nhưng vụ việc bài trừ nạn buôn nô lệ đã thất bại đến mười một lần trước khi được thông qua vào năm 1807. Cuộc đấu tranh bài trừ nô lệ cũng không giành được chiến thắng quyết định cho đến ba ngày trước khi ông qua đời vào năm 1833. Sự ngoan cường của người đàn ông nầy là gì trong cuộc chiến đòi lại sự công bình một cách công khai như vậy?
Chính khách yêu đảng
Wilberforce sinh ngày 24 tháng 8 năm 1759 ở Hull, nước Anh. Ông mến mộ George Whitefield, John Wesley, và John Newton từ tấm bé. Nhưng không lâu sau, ông đã bỏ lại sau lưng tất cả ảnh hưởng của các nhà Tin lành nầy. Vào cuối những năm còn đi học, ông nói rằng: “Tôi chẳng làm gì cả”. Lối sống ấy cứ tiếp tục trong suốt những năm học tại trường Cao đẳng St. John ở Cambridge. Ông đã sống sót nhờ vào tài sản của cha mẹ và làm việc qua ngày. Ông không còn hứng thú về đạo Tin lành mà lại thích quanh quẩn với tầng lớp ưu tú trong xã hội.
Trong một lần đùa giỡn, Wilberforce đã đấu tranh cho cái ghế ở trong Hạ Nghị Viện tại quê hương của ông là Hull vào năm 1780 lúc mới hai mươi tuổi. Ông đã chi £8,000 cho cuộc bầu cử. Nhờ có tiền và khả năng diễn thuyết đáng nể mà ông đã giành được chiến thắng trước hai đối thủ. Wilberforce bắt đầu sự nghiệp năm mươi năm làm chính khách của mình như một người không tin Chúa thuộc giới thượng lưu thường tiệc tùng vào nửa đêm.
“Thay đổi lớn”
Vào những ngày lễ dài khi Nghị viện không có phiên họp, Wilberforce thường đi chơi xa cùng bạn bè hoặc gia đình. Vào mùa đông năm 1784, khi ông được hai mươi lăm tuổi, vì một phút bốc đồng mà ông đã mời Isaac Milner, là thầy giáo và bạn của ông từ lớp ngữ pháp, bây giờ đã là người giám hộ ở trường Cao đẳng Queens, Cambridge, để cùng đi với ông, mẹ và em gái đến French Riviera. Trong sự ngạc nhiên, Milner đã trở thành một Cơ Đốc nhân nghiêm túc không bị rập khuôn, là điều Wilberforce đã cố gắng chống đối các nhà Tin lành. Họ đã trao đổi với nhau hàng giờ về niềm tin Cơ Đốc.
Mùa hè tiếp theo, Wilberforce lại đi chơi xa cùng với Milner, họ thảo luận với nhau về Tân Ước tiếng Hy-lạp hàng giờ. Từ từ “sự tán thành trong đầu cũng trở thành niềm tin quyết sâu sắc” (William Wilberforce, trang 37). Một trong những biểu hiện đầu tiên mà ông gọi là “thay đổi lớn” – sự cải đạo – là cảm giác đáng bị chê trách trước khối tài sản và lối sống xa xỉ của mình, đặc biệt là những lần đi chơi vào lúc không có hội họp ở nghị viện Anh như thế nầy. Dường như, có rất nhiều hạt giống đã được gieo ra kể từ ngày đầu tiên tiếp nhận Chúa về việc giúp đỡ người nghèo, ông cũng tận dụng hết của thừa kế và địa vị cao trọng của mình để làm ơn cho người bị áp bức nữa.
Nô lệ và tập quán
Một năm sau khi tin Chúa, ông đã nhận ra tiếng gọi rõ ràng của Đức Chúa Trời dành cho cuộc đời mình. Vào ngày 28 tháng 10 năm 1787, ông đã viết trong quyển nhật ký là: “Đức Chúa Trời toàn năng đã giao cho tôi hai nhiệm vụ rất lớn, đó là chấm dứt tình trạng Buôn ô lệ và Cải cách Tập quán [đạo đức]” (Cuộc đời của William Wilberforce, trang 69).
Không lâu sau Giáng Sinh năm 1787, chỉ vài ngày trước khi nghị viện ngừn họp, Wilberforce đã cho Hạ nghị viện biết rằng trong phiên họp tiếp theo ông sẽ vận động mọi người bài trừ nạn buôn nô lệ. Ông đã mất đến hai mươi năm để thuyết phục Hạ nghị viện và Thượng nghị viện đưa quyết định bài trừ nộ lệ vào luật pháp. Nhưng ông càng tìm hiểu về vấn đề và càng biết về sự tàn bạo, thì ông càng quyết tâm hơn nữa.
Vào tháng 5 năm 1789, ông đã phát biểu trước nghị viện về quá trình đã khiến ông trở nên quyết tâm hơn: “Tôi thừa nhận với quý vị là điều ác đã xuất hiện vô cùng tàn bạo, khủng khiếp, không thể sửa chữa được nữa đã khiến tôi cương quyết hơn với việc bài trừ . . . . Hãy để hậu quả xảy ra theo cách tự nhiên, kể từ đây tôi quyết định sẽ không dừng lại cho đến khi luật bài trừ được thông qua” (Cuộc đời của William Wilberforce, trang 56).
283 đồng ý
Tất nhiên, sự chống đối xảy ra suốt hai mươi năm bởi vì các thương nhân và nền kinh tế nước Anh muốn hưởng lợi từ việc buôn nô lệ. Họ không còn cách nào khác để tạo ra thành quả mà không dùng đến nô lệ. Điều nầy có nghĩa là cuộc đời của Wilberforce lại bị đe dọa thêm một lần. Thiệt hại về thể chất thì không có, nhưng mất đi bạn bè thật là đau đớn biết bao. Vài người không còn tranh đấu cùng ông nữa, họ trở nên lạnh nhạt với ông. Sau đó là áp lực chính trị rất lớn muốn chấm dứt cuộc đấu tranh nầy bởi vì các bên chính trị quốc tế. Cuộc đấu tranh về tài chính và chính trị đã giữ chân Nghị viện hàng thập kỷ.
Nhưng chiến thắng đã đến vào 1807. Tầm nhìn đạo đức và sức ép chính trị đối với vấn đề bài trừ nô lệ đã nhận được sự chú ý. Có lúc “Nghị viện gần như đổ dồn về một người và chuyển sang chú ý vào Wilberforce bằng một tràng pháo tay cổ vũ. Đột nhiên, trong lúc tiếng kêu gọi ‘Nghe đây, nghe đây’ vang lên và tất cả đều im lặng, ba tiếng hoan hô vang lên trong khi ông ngồi xuống, cúi đầu, nước mặt chảy dài trên gương mặt” (Cuộc đời của William Wilberforce, trang 211).
Vào lúc 4:00 giờ sáng, ngày 24 tháng 2 năm 1807, Nghị viện được chia ra — Đồng ý, 283, không đồng ý, 16, phần lớn ủng hộ việc bài trừ là 267. Vào ngày 25 tháng 3 năm 1807, sự tán thành của hoàng gia đã được công bố. Một trong những người bạn của Wilberforce đã viết rằng: “[Wilberforce] kể mọi việc đều là nhờ sự can thiệp của Đức Chúa Trời”. Vào sáng sớm hôm đó, Wilberforce đã quay sang người bạn thân và cộng sự của mình là Henry Thornton để nói rằng: “Henry ơi, chúng ta nên bài trừ điều gì tiếp theo đây?” (Cuộc đời của William Wilberforce, trang 212).
Không bao giờ im lặng
Tất nhiên, cuộc chiến vẫn chưa kết thúc. Wilberforce đã đấu tranh cho đến 26 năm sau mới qua đời vào năm 1833. Không chỉ việc bổ sung luật bài trừ gặp nhiều tranh cãi và khó khăn, mà tất cả công sức bỏ ra chỉ để bài trừ tình trạng buôn nô lệ, chứ không phải tình trạng nô lệ. Điều nầy đã trở thành mục tiêu tiếp theo.
Vào năm 1821, Wilberforce tuyển mộ Thomas Fowell Buxton để tiếp tục cuộc đấu tranh nầy, dù đã cao tuổi và yếu ớt nhưng ông vẫn ở ngoài hành lang để cổ vũ cho anh ta. Ba tháng trước khi ông qua đời vào năm 1833, Wilberforce đã quyết đệ đơn chống lại tình trạng nô lệ. “Tôi chưa bao giờ nghĩ là sẽ xuất hiện trước công chúng một lần nữa, nhưng để người đời không nói là William Wilberforce đã im lặng trước tình trạng nô lệ rất cần sự giúp đỡ của ông” (William Wilberforce, trang 90).
Số phiếu quyết định phe chiến thắng đã xuất hiện vào ngày 26 tháng 7 năm 1833, chỉ ba ngày trước khi Wilberforce qua đời. Tình trạng nô lệ bị cấm ở trong các nước thuộc địa của Anh quốc. Buxton nói rằng: “Một điều kỳ lạ đó là vào đêm chúng tôi có được sự chiến thắng ở trong Hạ nghị viện, Đạo luật Giải phóng nô lệ được thông qua — một trong những điều khoản quan trọng nhất từng được ban hành . . . thì linh hồn của một người bạn đã lìa khỏi thế giới nầy. Cái ngày kết thúc những công khó của ông cũng là ngày cuộc đời ông phải kết thúc” (William Wilberforce, trang 91).
Vui như một đứa trẻ
Điều gì đã thôi thúc Wilberforce? Điều gì đã khiến ông kiên trì đòi bằng được công lý qua nhiều thập kỷ cho dù bị thất bại, bị vu khống và bị đe dọa?
Tất nhiên, chúng ta phải kính nể trước sức mạnh của tình bạn thân thiết trong cuộc đấu tranh đòi sự công bằng. Rất nhiều người quen gọi Wilberforce bằng một cái tên là Clapham Sect. Ban nhạc mà tên gọi nầy đề cập đã được các quan chức đương thời trong Quốc hội “gắn cho danh hiệu là ‘Thánh Đồ’ — một số người gọi tên ấy bằng sự khinh thường, số khác thì tỏ ra ngưỡng mộ sâu sắc” (Phẩm chất đâu, trang 72). Họ đã cùng nhau hoàn thành được nhiều hơn cả lúc ông làm việc một mình. “William Wilberforce là bằng chứng cho thấy một người có thể thay đổi thời đại của mình, nhưng người đó không thể làm một mình” (William Wilberforce, trang 88).
Nhưng có một nguyên nhân sâu xa cho thấy sự kiên trì của Wilberforce không chỉ nhờ vào tình bạn thân thiết. Đó là nhờ vào thái độ trở nên như con trẻ, một niềm vui quên mình ở trong Đấng Christ. Những lời chứng và bằng chứng cho điều nầy ở trong đời sống của Wilberforce là rất nhiều. Bà Sullivan đã viết cho một người bạn về Wilberforce vào khoảng năm 1815 rằng: “Chính nhờ giọng điệu và sắc mặt mà sự vui mừng là đặc điểm nổi bật trong tâm trí của ông, niềm vui ấy tuôn tràn từ lòng tin cậy vào ân điển của Cứu Chúa và từ tình yêu của ông dành cho Đức Chúa Trời và người khác . . . . Niềm vui của ông lan tỏa khắp nơi” (William Wilberforce, trang 87).
Một người khác là James Stephen nhớ lại sau khi Wilberforce qua đời rằng: “Bản thân ông ấy hứng thú với mọi thứ, bất cứ điều gì ông ấy nói đều trở nên hài hước hoặc thú vị . . . . Sự xuất hiện của ông như là đòn chí tử cho sự dại dột đối với tình trạng trái đạo đức. Sự khôi hài của ông hấp dẫn không kém tiếng cười đầu đời của trẻ con” (William Wilberforce, trang 185).
Đây là chìa khóa quan trọng cho sự kiên trì và sự hiệu quả của ông. Sự xuất hiện của ông là “đòn chí tử cho sự dại dột . . . [và] trái đạo đức”. Nói cách khác, niềm vui bất khuất của ông đã khiến người khác cũng vui vẻ và thoải mái. Ông đã nói trong quyển sách Góc nhìn thực tiễn về Cơ Đốc giáo của mình là: “Đường lối đạo đức cũng phải có sự hứng thú thật và niềm vui vững bền” (trang 12). Nói cách khác: “Ban cho thì có phước hơn là nhận lãnh” (Công-vụ 20:35). Ông đã giữ vẹn bản thân và ảnh hưởng lên người khác bằng niềm vui của mình. Nếu ai lấy đi niềm vui của chúng ta, thì người đó có thể lấy đi năng lực của chúng ta. Niềm vui của Wilberforce là bất khuất, nhờ đó ông đã trở thành một Cơ Đốc nhân và một chính khách đầy thuyết phục trong suốt cả đời. Đây chính là nguyên nhân cho sự bền đỗ của ông.
Những giáo lý lạ lùng, những lẽ thật vĩ đại
Nếu niềm vui bất khuất, quên mình, như trẻ con là nguồn gốc cho sự bền đỗ của ông trong cuộc đấu tranh bài trừ nạn buôn nô lệ cả cuộc đời, thì chúng ta có thể hỏi rằng cội nguồn cho nguồn gốc ấy là gì? Hoặc là cơ sở vững chắc cho nguồn gốc ấy là gì?
Gánh nặng chính trong quyển sách Góc nhìn thực tiễn về Cơ Đốc giáo của Wilberforce là cho thấy Cơ Đốc giáo thật, biểu hiện qua việc có tình yêu mới, không thể khuất phục, dành cho Đấng Christ, được đâm rễ trong những giáo lý vĩ đại của Kinh Thánh về tội lỗi, Đấng Christ và đức tin. “Hãy để người nào đã biết nhiều và tăng trưởng theo nguyên tắc Cơ Đốc nầy sẽ càng thông thạo những giáo lý vĩ đại của Phúc âm” (trang 170). “Từ khi phớt lờ những giáo lý lạ lùng nầy đã phát sinh ra những sai xót chủ yếu về mặt thực tiễn của rất nhiều người tự xưng là Cơ Đốc nhân. Những lẽ thật vĩ đại nầy vẫn còn được giữ lại ở trong góc nhìn sẽ khiến họ phải xấu hổ vì tình trạng đạo đức còi cọc của họ . . . . Toàn bộ cấu trúc thượng tầng về mặt đạo đức Cơ Đốc được căn cứ vào chiều sâu và sự phong phú của nền tảng” (trang 166–67).
Có một “sự hài hòa hoàn hảo giữa các giáo lý quan trọng và những quy tắc thực tiễn của Cơ Đốc giáo”. Vì vậy mà “thói quen chết người” — rất phổ biến vào thời đại của ông và của chúng ta — đó là “cho rằng đạo đức Cơ Đốc không liên quan gì đến các giáo lý Cơ Đốc” (trang 198).
Đấng Christ, sự công bình của chúng ta
Cụ thể hơn nữa, chính thành tựu của Đức Chúa Trời qua sự chết của Đấng Christ là trung tâm của “những lẽ thật vĩ đại nầy” đã dẫn đến những cải cách đạo đức trong đời sống cá nhân và chính trường. Niềm vui bất khuất giúp ông vượt qua những ngày phải chịu cám dỗ và thử thách được bắt nguồn từ thập tự giá của Đấng Christ. Nếu chúng ta chiến đấu cho niềm vui và bền đỗ đến cùng trong cuộc chiến với tội lỗi, thì chúng ta phải biết và đón nhận ý nghĩa trọn vẹn của thập tự giá.
Từ lúc bắt đầu tin Chúa vào năm 1785 cho đến khi ông qua đời vào năm 1833, Wilberforce đã sống nương cậy vào “những giáo lý vĩ đại của Phúc âm”, đặc biệt là giáo lý về sự xưng công bình chỉ bởi đức tin nơi dòng huyết và sự công bình của Đức Chúa Jêsus Christ. Chính điều nầy đã nuôi dưỡng niềm vui của ông. Vì cớ lẽ thật nầy, nên “dù bóng tối và bão tố kéo đến xung quanh, ông vẫn ngước mắt về Thiên Quốc, đầy lòng trông cậy và biết ơn” (Góc nhìn thực tiễn về Cơ Đốc giáo, trang 173). Niềm vui của Đức Giê-hô-va đã trở thành sức lực của ông (Nê-hê-mi 8:10). Nhờ đó mà ông tấn tới trong cuộc đấu tranh bài trừ nạn buôn nô lệ cho đến khi giành được thắng lợi.
Vậy thì, đối với hết thảy nỗ lực của chúng ta ngày nay trong cuộc đấu tranh tìm lại sự hài hòa về sắc tộc, hoặc là đời sống thuộc linh trong cuộc sống của loài người, hoặc là xây dựng một nền văn hóa đạo đức, mong là chúng ta không quên những bài học nầy: Đừng bao giờ coi thường vị thế trọng tâm của giáo lý tôn cao Đức Chúa Trời, tôn cao Đấng Christ. Hãy đấu tranh để tìm thấy niềm vui bất khuất ở trong Đức Chúa Trời qua Đấng Christ bằng cách tin cậy vào công tác lớn lao mà Chúa đã hoàn thành. Cũng đừng bao giờ lười biếng trong việc làm lành — hầu cho người ta thấy việc lành của chúng ta và ngợi khen Cha chúng ta ở trên trời (Ma-thi-ơ 5:16).
(Nguồn: tienphong.org)