Khoảng khắc của sự im lặng.
Bạn đã từng tham dự một buổi nhóm mà họ sẽ dùng một khoảnh thời gian để im lặng trước mặt Chúa? Hầu hết những người lãnh đạo đều không thể làm được điều đó. Họ có sắp xếp thời gian để im lặng (thường là rất ngắn) và rồi tiếp tục nói suốt buổi nhóm đó.
Từ góc cạnh là một người trong hội chúng, tôi thấy điều đó làm mất sự tập trung của buổi nhóm. Tôi nhận thấy khi tôi cố gắng ngồi im, tập chú và lắng nghe, những chỉ dẫn liên tục của người lãnh đạo làm đứt quãng sự theo dõi của tôi. Cuối cùng, điều thật sự xảy ra là có những khoảnh 5 phút để nói về cách chúng ta sẽ im lặng và một vài khoảnh 30 giây sau mỗi khoảnh này để chúng ta thực sự im lặng.
Tìm không gian giữa tiếng ồn.
Tôi hiểu những khó khăn mà các nhà lãnh đạo này đang gặp phải. Đó không phải là cách chúng ta sống cuộc sống của mình. Tìm sự tỉnh lặng đi là điều đi ngược lại với tiếng ồn liên tục mà chúng ta tạo ra cho mình thông qua internet, truyền hình, âm nhạc hoặc các cuộc trò chuyện. Ngay cả những khoảnh khắc từng là chỗ của sự im lặng thì giờ đây chúng ta giải trí bằng điện thoại.
Sự bận rộn đe dọa sự hiệp thông của chúng ta với Đức Chúa Trời. Chúng ta không bao giờ cho phép mình ổn định đủ để có thời giờ riêng một mình với Ngài. Không phải là chúng ta không có những lúc yên tĩnh; chúng ta chỉ không dừng lại đủ lâu cho Ngài để đột phá khỏi sự ồn ào.
Đức Chúa Trời có thể gặp chúng ta qua các bài giảng, đọc Kinh Thánh hoặc âm nhạc thờ phượng, nhưng cần có kỷ luật để dừng lại và so sánh những lẽ thật của Chúa với cuộc đối thoại nội tâm của chúng ta. Những suy nghĩ nội tâm đó hướng dẫn các quyết định và hành động của chúng ta một cách tinh tế. Nếu chúng ta không biết chúng là gì thì chúng ta không biết liệu chúng có đến từ Chúa hay không.
Suy ngẫm Kinh Thánh
Kinh Thánh nói về kỷ luật suy gẫm Kinh Thánh. Đây là lúc chúng ta tiếp nhận lẽ thật từ Chúa và để nó đọng lại trong tư duy của mình. Chúng ta nhận lấy cái nhìn sâu sắc hơn về tác động của nó và cho phép nó phát triển sâu hơn trong tấm lòng và động cơ của chúng ta.
Sự suy niệm xảy ra khi chúng ta làm yên lặng môi trường xung quanh. Chúng ta hạn chế những tiếng ồn khác để ở một mình với Chúa, lời Ngài và tư tưởng của chúng ta. Chúng ta có thể nhận ra những lĩnh vực của sự không tin và điều chỉnh suy nghĩ của mình. Nếu không có sự tĩnh lặng đó, chúng ta sẽ lỡ mất khả năng tạo ra những kết nối sâu sắc hơn.
Một trong những nguồn tài liệu tốt nhất mà tôi tìm thấy khi nghe tiếng Chúa là cuốn “Cách Nghe Tiếng Chúa” (How to Hear God’s Voice) của Mark Virkler. Bốn bước mà ông hướng dẫn bạn sẽ mang lại cho bạn sự tự tin để bước vào cuộc phiêu lưu kỳ thú khi nghe được tiếng Chúa.
Chúa phán trong sự tĩnh lặng
Khi tâm hồn chúng ta tĩnh lặng, chúng ta có thể nghe được tiếng Đức Chúa Trời. Ngài không ngừng phán nhưng Ngài khao khát mối quan hệ. Ngài không hét lên những lẽ thật của Ngài với những người không có lòng muốn cảm biết chúng. Ngài đang tìm kiếm những người yêu dấu của Ngài để cho họ nương tựa vào Ngài đủ lâu để nghe những lời Ngài thì thầm.
Có những lúc tôi sẽ tắt đài trong xe. Tôi có thể chọn không rút điện thoại ra khi ở trong phòng chờ đợi. Hoặc, tôi sẽ đến buổi họp sớm và ngồi một mình trong phòng trước khi nó bắt đầu.
Cần có sự chủ tâm để loại bỏ những điều bên ngoài làm mất sự tập trung. Hãy nhắm mắt lại, làm tâm trí tỉnh lặng, làm im lặng đôi môi và để Đức Chúa Trời lên tiếng.
Khi tập im lặng trước Đức Chúa Trời, chúng ta sẽ bắt đầu nghe thấy tiếng Ngài ở mọi nơi. Chúa thích nói chuyện với bạn. Bạn thật quý giá đối với Ngài. Ngài muốn dẫn dắt bạn vào sự sống đời đời.
Ngọc Nga
Lược Dịch Theo Nguồn:https://prayer-coach.com