Là một mục sư về sứ mạng, trong vai trò này có mười bài học tôi học được trong bước đường phục vụ hội thánh mà tôi phục vụ.
1. ĐỂ RA THỜI GIỜ ĐỂ HỌC BIẾT, ƯỚC MƠ, VÀ XÂY MỘT NỀN TẢNG TỐT
Trước khi nhảy vào một kết ước và những hoạt động, hãy để ra thời giờ để xây dựng một nền tảng được suy nghĩ thấu đáo và tốt. Điều này hệ trọng cho tác động kết quả lâu dài. Tôi đề nghị phát triển một tuyên ngôn về những điều xác tín sứ mạng dùng để hướng dẫn mục vụ của quý vị tiến tới và giúp cho quý vị biết phải nói “vâng” hay “không” với những gì.
2. LUÔN LUÔN LÀ MỘT NGƯỜI MUỐN HỌC BIẾT
Một số những thắng lợi tốt nhất của tôi trong mục vụ đến từ việc học biết từ những người khác và áp dụng những gì tôi đã học biết trong hoàn cảnh của mình. Cho dù đời sống và mục vụ của quý vị đang ở trong thời mùa nào, hãy tạo nên những không gian và phương cách để học từ những người khác, với những người quý vị đồng ý và không đồng ý. Điều này bao gồm những cuốn sách và bài viết, những quan hệ riêng tư, và những cơ hội giáo dục.
3. THĂM CÁC HỘI THÁNH KHÁC VÀ LÀM BẠN VỚI CÁC MỤC SƯ SỨ MẠNG KHÁC
Điều này tạo nên những bài học để trở nên một người học biết. Trong mục vụ, những tài nguyên và nguồn học hỏi thường đến từ những người đã sâu nhiệm trong mục vụ. Những mục sư sứ mạng khác có thể cung ứng một hệ thống hỗ trợ tốt và sáng tạo nên những quan hệ cộng tác giá trị trong mục vụ của quý vị. Những lãnh đạo phục vụ trong những hoàn cảnh khác và có những trãi nghiệm khác nhau có thể đem lại sự khôn khoan và những giải pháp mà quý vị chưa bao giờ nghĩ đến.
4. HỌC BIẾT HOÀN CẢNH CỦA HỘI THÁNH CỦA QUÝ VỊ
Những cam kết sứ mạng của hội thánh địa phương phải đến từ văn hóa và các ân tứ được ban cho hội thánh đó. Chúng ta cần bỏ ra thời giờ – và sáng tạo khoảng không gian trong công vụ hàng tuần – để nối kết với những lãnh đạo khác trong hội thánh của chúng ta. Chúng ta cần hỏi những câu hỏi về những trãi nghiệm của họ với hội thánh và mục vụ chuyên biệt của họ. Khi chúng ta học được DNA tổng thể và văn hóa của hội thánh địa phương mà chúng ta phục vụ, chúng ta sẽ được trang bị tốt hơn để lãnh đạo những sứ mạng và vun trồng một văn hóa thực hiện sứ mạng trong hội thánh.
5. PHÁT TRIỂN NHỮNG LÃNH ĐẠO PHỤC VỤ SỨ MẠNG KHÁC
Lãnh đạo những sứ mạng trong hội thánh khác với lãnh đạo một đội ngũ những lãnh đạo khác đang cùng với quý vị lãnh đạo hội thánh. Phát triển những lãnh đạo khác là một bí quyết làm cho những sứ mạng được lành mạnh và tăng trưởng một cách lâu dài. Hãy đầu tư lượng thời gian vào sự xây dựng những người nam và nữ trong hội thánh để họ phục vụ bên cạnh quý vị. Phát triển lãnh đạo, dù chậm và nhiều khi không được như ý, sinh sản những kết quả lâu bền mà sự lãnh đạo đơn độc không bao giờ có thể có được.
6. TRAO PHÓ MỤC VỤ CHO HỌ
Chúng ta không chỉ cần phát triển những lãnh đạo trong hội thánh nhưng còn phải trao cho những lãnh đạo mới các trách nhiệm và cơ hội tăng trưởng, lãnh đạo, và cả việc họ có thể làm những lỗi lầm. Những lãnh đạo tốt nhất là những người biết trao phó quyền lãnh đạo, ảnh hưởng, và chỗ sáng chói. Đây là điều mà 5 bài học ở trên nhắm đến.
7. CHẤP NHẬN ĐAU THƯƠNG
Nếu quý vị sai phái người đi đúng cách, và sai đi lâu dài, quý vị sẽ là người chịu sự mất mát – mất những người bạn sâu nhiệm, những đồng lao trong mục vụ, và những nhân sự nòng cốt mà quý vị đã dày công đầu tư vào.
Sai phái người ra đi là một điều tốt đẹp nhưng cũng quan trọng để biết ra giá trả. Điều này sẽ ảnh hưởng đến những quan hệ cá nhân với quý vị và gia đình của quý vị. Sai phái đi sẽ làm bị đau thương nhưng đó là điều đáng giá phải trả.
8. VUN TRỒNG LÒNG CỦA QUÝ VỊ CHO CÁC SỨ MẠNG
Nếu không cẩn thận, lòng của quý vị có thể bị trì kéo nặng trĩu khi quý vị huy động và hướng dẫn sứ mạng đi xa hơn những bước đầu tiên.
Hãy tạo nên khoảng không gian để giữ lòng của quý bừng cháy trong các sứ mạng. Quý vị có thể làm điều này bằng cách:
- Đến những nơi và những mục vụ mà chúng duy trì và làm tăng lòng sốt sắng cho sứ mạng toàn cầu của Đức Chúa Trời.
- Đến những nơi và gặp những người mà quý vị chưa từng gặp trước đây.
- Thường xuyên đọc những tiểu sử cuộc đời của các nhà truyền giáo. Tôi thấy điều này thật là một áp dụng rất hữu ích. Có hàng trăm tiểu sử của những nhà truyền giáo vĩ đại cho nên hãy chắc chắn là đọc về những vị mà quý vị biết cũng như ít biết đến.
- Hãy đọc những cuốn sách vĩ đại về truyền giáo và chiến lược sứ mạng. Giữ luôn tương tác với các thực hành và phát triển truyền giáo phải là một phần trong công việc của mỗi người mục sư sứ mạng.
- Khi có thể được, hãy làm những chăm sóc về truyền giáo, cho dù đó không phải là điểm mạnh của quý vị. Chăm sóc những giáo sĩ sẽ giúp lòng của quý vị nhạy bén với những vấn đề họ đối diện. Quý vị có thể dấy lên những lãnh đạo địa phương để chăm sóc những thành viên của hội thánh nhưng hãy chắc chắn là luôn luôn chủ động trong sự yêu thương và chăm sóc cho những người truyền giáo của quý vị.
9. HỌC GIỮ NGÀY SA-BÁT
Học giữ ngày Sa-bát là điều đem lại sự sống cho quý vị. Là một lãnh đạo trong các sứ mạng có thể làm điều mà ít có những việc khác có thể làm được – là đánh quỵ quý vị. Một trong những lý do là vì chúng ta sống trong một văn hóa hội thánh nói rằng làm quá sức mình cho vương quốc là điều đáng chấp nhận, thậm chí còn ca ngợi nửa. Nhưng chương trình của Chúa cho chúng ta khác hẳn. Ngài muốn chúng ta, là con cái của Ngài, tận hưởng ân tứ yên nghĩ, ân tứ của ngày Sa-bát.
Hãy xây dựng trong dòng làm việc của chúng ta một sự thường xuyên nghĩ ngơi cho thân thể và chăm sóc linh hồn. Những điều này có thể bao gồm những khoảnh giờ hàng tuần đọc và phản hồi, những kỳ nghĩ dưỡng linh hay tĩnh tâm hàng năm, làm ngân sách cho sự chăm sóc và tư vấn thuộc linh, và dĩ nhiên những kỳ “nghĩ hè” hoàn toàn không có bất cứ vướng bận nào với công việc mục vụ.
10. LUÔN LUÔN CẢI TIẾN
Các sứ mạng không phải là một ý tưởng máy móc nhưng là một ý tưởng sống động. Đừng chỉ tạo ra một chiến lược tương tác cho hội thánh và coi đó là xong hết chuyện rồi. Quý vị phải luôn luôn hỏi những câu hỏi khó nhất mà quý vị có thể hỏi và tìm cách làm sao để làm tốt hơn.
Điều này có nghĩa là quý vị phải tạo một không gian trong khi làm việc để học biết, đọc, tương tác với môn học truyền giáo, và thử những điều mới – cho dù có lúc bị thất bại. Thực tế cho biết tạo nên một môi trường làm việc là nơi quý vị có thể thất bại và cố gắng lần nửa là một điều thiết yếu cho sự cải tiến sứ mạng. Đừng bao giờ thỏa mãn với điều đã đem quý vị đến chỗ hiện tại. Hãy luôn suy nghĩ về những thay đổi và phát triển quý vị có thể làm để tốt hơn trong tương tác toàn cầu, huy động, chăm sóc và tổng thể lãnh đạo mục vụ.
Tôi cầu nguyện rằng 10 bài học mà tôi học được trong thời gian tôi hướng dẫn các sứ mạng của một hội thánh địa phương sẽ chứng tỏ được là chúng giúp ích cho quý vị. Có những bài học nào mà quý vị đã học biết trong mục vụ của quý vị mà chúng ta có thể thêm vào?
Nguyễn Bình
(Lược dịch theo: theupstreamcollective.org)