5 LÝ DO HỌ KHÔNG MỜI BẠN CỦA HỌ ĐẾN HỘI THÁNH CỦA BẠN.

Share

Bạn có biết tại sao tín hữu không mời người ta đến với hội thánh không?

Người đến nhà thờ nơi bạn nhóm lại được thúc đẩy bởi nhiều lý do như:

  1. Một thông điệp tích cực trên mạng xã hội.
  2. Gia đình họ đang gặp khủng hoảng.
  3. Đức Thánh Linh thúc đẩy họ tham dự.
  4. Một người đến nhà họ với một thư mời.
  5. Tiếng tốt về những sứ điệp của mục sư của bạn.
  6. Họ muốn có những ảnh hưởng của Cơ đốc giáo trên con cái họ.

Được mời đến nhà thờ

Nhưng ít nhất trong 50 năm qua, vẫn không có lý do nào có thể sánh bằng:

  1. Được một người bạn mời.

Bởi vì điều đó là sự thật nên điều cực kỳ quan trọng là phải chú ý đến lý do mọi người mời và không mời bạn bè của họ đến nhà thờ của bạn.

Mọi người mời bạn bè của họ vì một số lý do rõ ràng, dễ thấy và được biết đến tích cực hơn về hội thánh của bạn. Ví dụ, một mục vụ sinh viên mạnh mẽ hoặc một bài giảng tuyệt vời.

Những người bạn hâm mộ nhà thờ của bạn nói về những gì họ thích, vì vậy, những lý do này sẽ dễ dàng được biết hơn và tiếp tục trau dồi.

Dưới đây là hai ý nghĩ đáng cho bạn chú ý :

  • Thông thường, chỉ có một số ít người lớn tiếng về những gì họ không thích, và điều trớ trêu là họ thường ở lại nhà thờ của bạn.
  • Những người trung thành nhưng không hoàn toàn hài lòng với hội thánh của bạn (hy vọng là không nhiều người), hay giữ những điều đó riêng cho họ. Hiện giờ họ ở với hội thánh vì tính trung thành có xác xuất cao là họ sẽ lặng lẽ ra đi.

Góc nhìn cá biệt trong bài đăng này tập trung vào những người trung thành đến nhà thờ và ở lại đó. Họ có thể ở lại vì nhiều lý do, từ việc vì có các bạn bè thân thiết, các mối quan hệ trong mục vụ cho đến việc con cái họ yêu thích hội thánh. Họ ở lại nhóm với nhà thờ nơi bạn nhưng không còn thích thú việc mời bạn bè của họ đến với hội thánh nữa.

Năm lý do tại sao con dân Chúa trong Hội thánh không tha thiết mời người đến nhà thờ sẽ cung cấp cho bạn những hiểu biết sâu sắc có thể đóng vai trò là chất xúc tác cho một bước ngoặt trong chức vụ của bạn. Bước ngoặt này có thể giúp truyền cảm hứng cho con dân Chúa trong hội thánh của bạn bắt đầu mời bạn bè của họ.

Nguyên tắc chính là thế này:

Mọi người mời bạn bè đến với hội thánh vì họ yêu thích hội thánh của mình, họ tự hào về hội thánh đó và họ đã trải nghiệm được sự thay đổi trong đời sống tâm linh.

Sau đây là năm trong số những lý do phổ biến nhất không dễ thấy nhưng lại ngăn cản mọi người mời bạn bè đến nhà thờ.

5 lý do: Có điều nào trong năm điều này đúng với hội thánh của bạn không?

1) Họ không tự hào về buổi thờ phượng của hội thánh.

Buổi thờ phượng của bạn tuy là tốt nhưng không tốt đủ để thu hút.

Mọi người yêu mến sự lãnh đạo của bạn và họ quan tâm đến hội thánh, vì vậy buổi thờ phượng “đủ tốt” đối với họ, nhưng không đủ tốt để mời bạn bè của họ. Đây là một tình trạng phổ biến.

Với tư cách là (những) người lãnh đạo, bạn có thể can đảm và trung thực trong buổi thờ phượng của mình. Có lẽ hãy nhờ một người cố vấn hoặc nhà tư vấn linh vụ để giúp bạn nhìn thấy những gì bạn không thể nhìn thấy.

Đừng lo lắng về sự hoàn hảo; tập trung vào sự tiến bộ rõ ràng. Những sự cải tiến sẽ được chú ý và điều đó sẽ tạo ra sự khác biệt lớn. 

2) Trải nghiệm tổng thể ngày Chủ nhật của bạn không nhất quán.

Có thể ngoài buổi thờ phượng của bạn, toàn bộ trải nghiệm từ bãi đậu xe đến nhà trẻ cho đến người hướng dẫn, v.v., đều bị ảnh hưởng hoặc thiếu sót về chất lượng tổng thể. Một số ngày cuối tuần thì tuyệt vời, một số thì không tốt lắm.

Một số ngày Chúa nhật, có vẻ như có tầm nhìn, động lực và năng lượng, còn những ngày Chúanhật khác, mọi việc vẫn diễn ra bình bình. Kiểu mâu thuẫn đó sẽ gây tổn hại cho hội thánh của bạn và điều đó không truyền cảm hứng cho mọi người để đảm bảo rằng bạn bè của họ được mời đến nhà thờ.

Chúng ta hiểu rằng nhà thờ hầu như “mở cửa” mọi lúc, chúng ta phục vụ mọi người gần như 24/7, nhưng các buổi thờ phượng (thường) chỉ diễn ra một hoặc hai ngày một tuần. Hãy tưởng tượng một doanh nghiệp chỉ mở cửa một ngày một tuần; họ sẽ phải tuyệt vời vào ngày đó!

Xác định những nhu cầu cải tiến hàng đầu và lập một kế hoạch bằng văn bản đơn giản. Ví dụ: giả sử bạn xác định được ba lĩnh vực cần cải thiện. Dành cho mỗi lĩnh vực sáu tuần phát triển mạnh mẽ và có chủ ý, và trong 18 tuần, bạn và hội thánh của mình sẽ nhận thấy sự khác biệt đáng kể!

3) Hội thánh của bạn đã lặng lẽ hướng vào nội bộ bên trong thay vì hướng ra bên ngoài hội thánh.

Sự trôi dạt vào con đường hướng nội được ẩn giấu theo nhiều cách. Thật khó để nhận ra vì bạn, nhân sự và những người tình nguyện phục vụ có thể làm việc rất chăm chỉ mà vẫn hướng nội. Đây không phải là cố ý, không phải là điều bạn muốn, nhưng nó thường là sự thật.

Điều này phổ biến nhất ở những hội thánh quá bận rộn với quá nhiều mục vụ.

Điều này cũng phổ biến ở những nhà thờ thân thiện và yêu thương, nhưng điều ẩn giấu là bạn tỏ ra thân thiện với những người đã tham dự.

Không phải là bạn không muốn có người mới mà là bạn không dành thời gian cho họ.

Điều này rất khó để thoát ra, nhưng nó chắc chắn có thể thực hiện được.

Nó đòi hỏi một tấm lòng được đổi mới cho những người đang bị hư mất.

Nó cũng đòi hỏi những ý tưởng mới để giúp bạn tiếp cận những người không tham dự và các hệ thống mới để giúp bạn kết nối với khách khi họ đến nhà thờ.

4) Họ lo lắng về những gì có thể được nói trên bục hội thánh.

Nền văn hóa “không thể nói ra được” của hội thánh khiến mọi người cảm thấy khó chịu.

Hầu như là không thể không vô tình đụng chạm đến ai đó vào mỗi Chủ Nhật.

Tỷ lệ sai sót trong thời điểm rất nhạy cảm này là rất nhỏ và gần như chắc chắn rằng các vị lãnh đạo sẽ nói điều gì đó “sai” hoặc không nói điều gì đó mà một nhóm nào đó trong hội thánh tin rằng lẽ ra phải nói.

Điều này khiến nhiều người trong hội thánh lo lắng về những gì “có thể” được nói và do đó họ không mời những người bạn chưa đi nhà thờ.

  • Đầu tiên, bạn không thể không lo lắng về khả năng xúc phạm ai đó. Đừng gây đụng chạm vì bạn đã bất cẩn với lời nói của mình.
  • Thứ hai, tập trung vào phúc âm chứ không phải những vấn đề phổ biến. Bạn vẫn sẽ đụng chạm một số người vì những điều bạn không nói, nhưng bạn sẽ luôn trung thành với mục đích của hội thánh.
  • Cuối cùng, hãy nói với tình yêu và ân sủng dành cho tất cả mọi người.

Công thức ba điểm này sẽ trở thành muối và ánh sáng cho bất kỳ ai tham dự và khuyến khích nhiều người mời bạn bè của họ.

5) Gần đây họ chưa trải nghiệm sự thay đổi đời sống.

Khi những người trong hội thánh của bạn trải nghiệm một cuộc sống được biến đổi về mặt tâm linh và nhìn thấy điều đó ở những người khác, họ được khích lệ và truyền cảm hứng.

Những câu chuyện về sự thay đổi cuộc đời tượng trưng cho sức mạnh của phúc âm, và những câu chuyện đó cần được kể lại.

Những con số là quan trọng (tiếp cận được nhiều người hơn vì Chúa Giêsu), nhưng những câu chuyện về sự thay đổi cuộc sống còn quan trọng hơn. Hãy thiết kế mục vụ của bạn sao cho những cuộc đời được biến đổi là mục tiêu tổng thể của bạn và giúp họ kể lại những câu chuyện đó!

 

Lược dịch:  Ánh Dương (BBT).

Nguồn: https://danreiland.com

Bài Viết Chọn Lọc

Bài Viết Được Quan Tâm

Bài Viết Liên Quan