20 Điều Người Mục sư Đừng Quá Yêu (Phần 1)

Share

“Đừng tỏ ra quá công chính, Cũng đừng tỏ ra quá khôn ngoan; Sao lại hủy hoại chính mình?” (Truyền Đạo 7:16).

Hầu hết chúng ta không muốn bao gồm những điều quá độ đó vào danh sách cần cảnh giác. Nhưng đối với hầu hết chúng ta, tôi tưởng tượng danh sách có thể giống như sau đây hơn…

Một. Chúng ta không được phép nói dai, nói dở và nói lạc đề.

Người quá yêu thích việc nói dai, nói dở và lạc đề sẽ độc thoại, nói lấn át tất cả mọi người trong phòng, và sẽ giảng mông lung dài dòng hơn là giảng một cách khôn ngoan. Tốt hơn là chúng ta nên học cách thuần hóa con vật đó (thuần hóa cách thuyết giảng – LND), rồi sử dụng nó để phục vụ Chúa. 

Hai. Chúng ta nên cẩn thận khi yêu thích ăn thêm những món tráng miệng đó.

Ngày nay, càng ngày người giảng thừa cân càng trở thành tiêu chuẩn hay sao đó!  Đôi khi nguyên nhân là do vị này đã tuyên bố từ bục giảng rằng món tráng miệng yêu thích của mình là bánh nướng nhân chanh hay bánh chuối, và thế là các tín hữu cứ luôn luôn cung cấp cho vị ấy. Đôi khi, đó là những bữa ăn tối ở nhà thờ, nơi các quý cô mang đến hàng chục món tráng miệng làm ở nhàcó thể cám dỗ một vị thánh.

Ba. Người giảng yêu thích chơi gôn (hay một môn thể thao nào đó) quá mức đến nổi có thể gặp rắc rối.

Golf hay một môn thể thao nào đó có thể là một đầy tớ tuyệt vời nhưng lại là một ông chủ tồi. Một sự giải trí tuyệt vời nhưng một việc làm nghèo nàn. Nó có thể đáp ứng nhu cầu lớn khi vị trí của nó được giữ đúng, nhưng có thể phá hỏng nhiều đời sống và sự nghiệp khi người ta cho phép nó được bành trướng đến mức không kiểm soát được.

Bốn. Mục sư chuyên đưa mọi người đi những chuyến đến Đất Thánh có thể gây nguy hiểm cho chức vụ của mình.

Vị này có thể trở thành con mồi của những cám dỗ tài chính mà một công việc bên lề có thể đem đến.

Tôi đề nghị rằng các mục sư phục vụ trong hội thánh và được trao cho trách nhiệm chuyên đưa các nhóm đi du lịch Đất Thánh nên nộp báo cáo hàng năm cho ủy ban tài chính của hội thánh về thu nhập và chi tiêu. Khi một mục sư kiêm người dẫn chương trình kiếm được có lẽ vài trăm đô la mỗi người, thì một nhóm du lịch quy mô tốt có thể kiếm được hàng mười hoặc hai mươi nghìn đô la. Ngay cả khi lương mục sư của vị này cao gấp nhiều lần số tiền này, số tiền này có thể tạo ra sự khác biệt lớn trong lối sống của vị này.

Tôi nghi ngờ rằng có những mục sư thường xuyên thực hiện các chuyến du hành tập thể đến Đất Thánh không bao giờ đề cập với dân sự của họ rằng họ được trả tiền cho việc đó.  

Năm. Không có mục sư khôn ngoan nào lại quá yêu thích những lời tâng bốc.

Người ta nói rằng tâng bốc giống như nước hoa. Nó có mùi thơm nhưng sẽ khiến bạn phát ốm nếu nuốt phải. Tôi đã biết quá nhiều người giảng nuốt chửng tất cả những lời tâng bốc mà họ có thể tìm thấy, để rồi sau đó họ phải tìm kiếm thêm. Thật không khôn ngoan.

Sáu. Những chuyến đi truyền giáo.

Các mục sư phục vụ hiệu quả có thể thỉnh thoảng đưa chiên của họ đi truyền giáo, nhưng điều này cũng có thể làm chệch hướng sự lãnh đạo của ông đối với đàn chiên địa phương nếu quá trớn. Các mục sư thích đi đây đi đó nên cẩn thận ở đây. (Xin lưu ý là tôi không đề nghị các nhà thờ ít nhấn mạnh đến các sứ mệnh hơn; chỉ là mục sư nên giữ các ưu tiên của mình trong việc dẫn dắt đàn chiên của mình đang ở hội thánh nhà.)

Bảy. Tiền phụ trội.

Mục sư nào yêu thương chiên của mình và hết lòng trở thành người chăn chiên tốt nhất cũng sẽ cẩn thận với những dự án mang lại thu nhập bên ngoài cho chính mình.

Trường hợp ngoại lệ là nếu vị này “vừa làm vừa may trại” (bi-vocational).

Một mục sư làm hai việc làm sẽ làm bất cứ điều gì cần để chu cấp cho gia đình của mình. Tuy nhiên, chúng tôi đã thấy các mục sư có thu nhập đầy đủ bắt đầu nhúng tay vào các công việc kinh doanh bên lề, những công việc này nhanh chóng tiêu tốn rất nhiều thời gian của họ và chuyển hướng sức lực cũng như sự tập chú của họ ra khỏi chức vụ.

Tám. Để trở thành một mục sư hữu hiệu cho đàn chiên của mình, một mục sư khôn ngoan sẽ không tổ chức quá hai hoặc ba hội đồng phục hưng bên ngoài (hội nghị, tĩnh tâm, v.v.) mỗi năm.

Nếu một mục sư cảm thấy sự kêu gọi của mình là truyền giáo, hãy để vị ấy từ chức và đi theo sự kêu gọi đó. Nhưng khi vị ấy nhận sự cung lương của hội thánh mà lại sau đó dành phần lớn thời gian của mình để rao giảng ở các hội thánh khác thay vì giảng dạy cho hội thánh mà mình được Chúa kêu gọi đến –  thường là tất cả những hội thánh đó đều gửi tiền diễn giả rất cao – thì vị ấyđang ngược đãi hội chúng.  Nhiều mục sư trong trường hợp này đã làm rất đúng khi báo cáo cho ủy ban tài chính của hội thánh về những thu nhập loại này.  Hoặc chính ủy ban tài chính của hội thánh có thể yêu cầu vị ấy báo cáo thu nhập trong diện này.

Chín. Mục sư không nên yêu thích những bằng cấp treo trên tường hoặc việc phải có những chức danh trước tên của mình.

Tình yêu dành cho những thứ như vậy đã khiến các trường học không xứng đáng mọc lên và trao bằng cấp vội vàng cho những người ít nỗ lực học hỏi nhưng lại có nhiều tiền. Vào thời của Chúa chúng ta, các nhà lãnh đạo tôn giáo yêu thích những lời chào hỏi nơi chợ búa chú tâm vào những chức danh. Ngày nay, những chức danh đó là Bác sĩ, Giám mục, Mục sư Tiến sĩ v.v. Chúng ta hãy cẩn thận về điều này.

Mười. Một mục sư khôn ngoan sẽ không yêu thích việc học của mình hơn mức cần thiết.

Ngày nay, hầu hết các mục sư cần dành nhiều thời gian mở cuốn Kinh thánh ra và nghiên cứu Lời Chúa hơn. Nhưng đây đó, chúng ta thấy những mục sư thà học hành hơn là thi hành chức vụ, thích chú giải sách Rô-ma hơn là thăm viếng những người già ở viện dưỡng lão, và thích những bài bình luận và nghiên cứu ngôn ngữ gốc của họ hơn là ngồi xuống với lũ trẻ để kể cho chúng nghe về Chúa Giê-su.

 

 

Ánh Dương

(Lược dịch theo:  http://joemckeever.com)

Bài Viết Chọn Lọc

Bài Viết Được Quan Tâm

Bài Viết Liên Quan