Martyn Lloyd-Jones Về Những Tố Chất Của Sự Phục Hưng Thật

Share

Vào ngày 6 tháng 2 năm 1925, một thành viên 25 tuổi của Học Viện Bác sĩ Hoàng gia đã giảng một bài giảng gây tranh cãi với tựa đề “Thảm Kịch Của Xứ Wales Hiện Đại”. Ông chỉ trích từ các chủ ngân hàng, các nhà giáo dục và “sự gớm ghiếc vĩ đại” của các nhà thuyết giáo- nhà chính trị cho đến những phụ nữ sang trọng, những người giàu có đài radio không dây và những người có đời sống thoải mái. Tuy nhiên, về cơ bản, “bi kịch” của xứ Wales hiện đại mà anh giảng là tình trạng Hội Thánh càng ngày càng yếu kém và càng giảm đi sức sống năng động. Vị bác sỹ diển giả, Martyn Lloyd-Jones, than thở về sự thiếu sức mạnh thuộc linh của các Hội Thánh và sự yếu kém thuộc linh của việc rao giảng. Chẩn đoán của ông về thân thể của Đấng Christ ở Wales là nó đang được sống nhờ máy trợ sinh và cần được hồi sinh (phục hưng– LND).

   Chẩn đoán đó không bao giờ thay đổi. Trong suốt 55 năm sau đó, Lloyd-Jones sẽ mở rộng chẩn đoán của mình để đưa thân thể của Đấng Christ vào toàn thể thế giới nói tiếng Anh. Cho dù ông đang nói với tư cách là một bác sỹ hay một mục sư, thì nhu cầu về sự phục hưng vẫn thống trị đời sống mục vụ của ông.

   Hàng tuần trong các buổi nhóm cầu nguyện của Hội Thánh và đều đặn trong các bài giảng của mình, ông kêu gọi hội chúng và toàn thể Hội Thánh hãy tìm kiếm Chúa và tìm kiếm sự phục hưng. Ông thường xuyên nói những điều như: “Nếu tôi có bất kỳ sự hiểu biết nào về các thời đại, nếu tôi có bất kỳ sự hiểu biết nào về sự dạy dỗ trong Kinh Thánh liên quan đến bản chất của Hội Thánh và công việc của Đức Thánh Linh, tôi không ngần ngại khẳng định rằng hy vọng duy nhất cho Hội Thánh hiện nay nằm trong sự phục hưng.” Đây là nhu cầu cấp thiết cần nhất của Hội Thánh trong thế kỷ 20.

ĐỊNH NGHĨA SỰ PHỤC HƯNG

   Lloyd-Jones chưa bao giờ viết một bài giải thích một cách hệ thống về sự phục hưng. Điều trình bày rõ ràng nhất về thần học phục hưng của ông được trình bày trong 24 bài giảng ông giảng vào năm 1959 để đánh dấu kỷ niệm một trăm năm cuộc phục hưng vĩ đại xuyên Đại Tây Dương năm 1859. Trong loạt bài này, ông đã khai mở ra và khám phá đầy đủ các chủ đề mà ông đã đề giảng hàng trăm lần. Nhưng điểm tốt nhất để bắt đầu với thần học phục hưng của ông là một bài giảng từ Ê-phê-sô 4:4–6 vào ngày 9 tháng 6 năm 1957.

   Cho dù ông đang nói với tư cách là một bác sỹ hay một mục sư, thì nhu cầu phục hưng đã thống trị đời sống chức vụ của Lloyd-Jones.

   Trong  bài giảng này, ông phân biệt giữa hoạt động bình thường của Đức Thánh Linh, mà ông đã giảng trong tuần trước, và công việc phi thường của Đức Thánh Linh. Ông định nghĩa sự phục hưng là Thánh Linh đang hành động ở một tầm mức phi thường. Ở một mức độ nào đó, đó là sự lặp lại những gì đã xảy ra vào Lễ Ngũ Tuần, khi Đức Thánh Linh giáng xuống một cách mạnh mẽ trên nhiều người trong cùng một lúc.

   Theo Lloyd-Jones, sự phấn hưng phục vụ hai mục đích: “Những người ở bên trong Hội Thánh được nâng lên một tầm cao mới về kinh nghiệm và sự hiểu biết . . . và những người ở bên ngoài được cải đạo và thu hút vào. Cả hai yếu tố đều có ý nghĩa đặc biệt. Đối với những người trong Hội Thánh, có một mức độ hiểu biết mới về các lẽ thật tín lý và một kinh nghiệm mạnh mẽ về sự biểu hiện rõ ràng của Chúa. Đối với những người ngoài Hội Thánh, có một cuộc gặp gỡ có tính truyền đạo mạnh mẽ với Chúa hằng sống.

   Lloyd-Jones tin rằng sự phục hưng là một công việc phi thường của Đức Thánh Linh vì nó được đánh dấu bằng sự hiện diện bí ẩn của Đức Chúa Trời. Đây không phải là thứ chúng ta có thể sản xuất ra hoặc tiếp thị. Sự phục hưng là sự giáng xuống đặc biệt và tể trị của lửa của Đức Thánh Linh; công việc của chúng ta chỉ đơn giản là tìm kiếm Ngài. Giống như Ê-li ở núi Cạt-mên, chúng ta có thể lập một bàn thờ, nhưng chỉ có Đức Chúa Trời mới có thể sai lửa đến.

Khao Khát Được Phục Hưng.

   Thế nhưng, làm thế nào chúng ta xây dựng một bàn thờ thờ phượng? Làm thế nào chúng ta tìm kiếm sự hiện diện rõ ràng, đặc biệt của Chúa?

   Mặc dù Lloyd-Jones tin rằng Lễ Ngũ Tuần là khuôn mẫu, nhưng trong loạt bài về sự phục hưng của mình, ông sử dụng Xuất Ê-díp-tô ký 33 làm phần kinh văn chính để minh họa sự phục hưng là gì và chúng ta nên tìm kiếm nó như thế nào. Ông đã giảng tám bài giảng về Xuất Ê-díp-tô ký 33, đặt ra bốn giai đoạn cần thiết cho những ai mong muốn phục hưng.

Giai đoạn 1: Nhận ra nhu cầu, đương đầu với tội lỗi (Xuất 32:30–33:3)
   Môi-se phải đối mặt với tình trạng thuộc linh thực sự của dân chúng. Ông nhận trách nhiệm vềtình trạng thuộc linh và tội lỗi tập thể của họ, đồng thời ông đứng vào chỗ sứt mẻ và rao giảng lẽ thật—ngay cả khi họ không phản ứng tích cực. Đây chính xác là điều mà Lloyd-Jones đã cố gắng thực hiện trong bảy bài giảng đầu tiên trong loạt bài giảng phục hưng của mình.

   Ông bắt đầu với một bài giảng về Mác 9:28–29, vì ông tin rằng việc các môn đồ thất bại không chữa lành được cho cậu bé bị quỷ ám minh họa cho sự thất bại hiện tại của Hội Thánh. Họ không nhận ra loại quỷ này chỉ có bị trục xuất bởi cầu nguyện và ăn chay. Con quỷ ở quá sâu bên trong. Các phương pháp và chiến lược đã mang lại thành công mục vụ trong các thế hệ trước sẽ không đáp ứng được nhu cầu của tình hình hiện tại.

Giai đoạn 2: Than khóc tội lỗi (Xuất Ai Cập Ký 33:4)
   Giai đoạn thứ hai là khi dân sự bắt đầu than khóc sự vắng mặt của Đức Chúa Trời. Một khi họ nhận ra hoàn cảnh của mình—một khi họ đối mặt với tội lỗi của mình và bị đe dọa bởi sự vắng mặt của Đức Chúa Trời—họ than khóc. Họ sẽ không định cư ở miền đất hứa nếu không có Chúa. Họ được làm tĩnh thức về mức độ nghiêm trọng của tội lỗi của họ và trở nên tin chắc rằng tất cả các phước lành của Ngài là vô ích nếu không có sự hiện diện của Ngài. Vì sự thịnh vượng và sung túc bên ngoài sẽ ích lợi gì nếu không có Chúa? “Nếu Ngài không đi với chúng con, chúng con sẽ không đi từ chỗ này,” trở thành tiếng kêu của họ.

Chúng ta có thể xây dựng một bàn thờ, nhưng chỉ có Chúa mới có thể gửi lửa đến.
   Những câu hỏi quan trọng trong giai đoạn này là “Chúng ta có biết Chúa không? Ngài có ở cùng chúng ta không? Liệu Chúa có đi với chúng ta vào vùng đất không? Nếu Ngài không thực sự ở giữa chúng ta, thì dù vùng đất sữa và mật có xa hoa đến đâu, chúng ta cũng không muốn nó. Chúng tôi không muốn những món quà của Chúa mà không có sự hiện diện của Chúa.”

   Xuyên suốt loạt bài giảng, Lloyd-Jones kêu gọi mọi người hãy “than khóc” về tình trạng hiện tại của Hội Thánh đang bị đánh dấu bằng “sự chính thống què quặt” và tệ hơn nữa là “sự chính thống đã chết”.

Giai đoạn 3: Khẩn thiết cầu nguyện và cầu thay (Xuất Ai Cập Ký 33:7–17)
   Điều đó dẫn đến giai đoạn thứ ba của sự phục hưng, đó là thời mùa cầu nguyện và cầu nguyện thay lạ thường. Lloyd-Jones chia giai đoạn này thành ba bước.

  a. Bước một (c. 7) là dựng một “lều nhóm họp”, một nơi bên ngoài trại quân thường để tìm kiếm mặt Đức Chúa Trời. Ông coi đây là một nơi cầu nguyện, thường chỉ do một hoặc hai cá nhân thành lập—bên ngoài trại, bên ngoài cuộc sống và nhịp sống thường ngày của Hội Thánh—nơi họ thay mặt mọi người tìm kiếm sự hiện diện của Đức Chúa Trời.

   Lloyd-Jones tin rằng Chúa thường ban phước cho những nỗ lực đó bằng những dấu hiệu ban đầu về sự ban ân huệ của Ngài. Có một sự ấm áp thuộc linh mới, sự tự do, sự kỳ vọng và sự mềm mại mà tất cả chúng đánh dấu các phương tiện tuôn đổ thông thường của ân sủng. Có một sự cấp bách mới trong việc rao giảng và sự thống khổ trong việc cầu nguyện. Nhưng đó mới chỉ là bước một.

  b. Bước hai là khi mà càng ngày càng có nhiều người trở lại lều nhóm họp—và họ bắt đầu cầu xin thêm ân điển và thêm sự hiện diện của Đức Chúa Trời. Họ đã nếm trải nó, nhưng bây giờ họ muốn nhiều hơn nữa. Cụ thể họ muốn gì hơn? Môi-se chỉ ra cách (c. 13).
   – Trước tiên, ông muốn có thêm sự đảm bảo cá nhân. Ông không thỏa lòng khi biết rằng mình được Đức Chúa Trời chấp nhận và được ơn trước mặt Ngài. Ông muốn nhiều hơn nữa. Ông muốn một biểu hiện cá nhân và trực tiếp về tình yêu của Chúa dành cho ông. Lloyd-Jones coi đây là khía cạnh chung của tất cả các cuộc phục hưng; có một khao khát hiểu biết sâu sắc hơn về tình yêu riêng tư của Đức Chúa Trời.
   – Thứ hai, có sự khát khao có thêm năng quyền. Tất cả những người cầu thay đang tìm kiếm sự hiện diện của Đức Chúa Trời đều ý thức sâu sắc về sự yếu đuối và bất lực của họ khi đối mặt với Kẻ Thù trước mặt họ. Trong những cuộc phấn hưng thực sự, có một nhận thức mãnh liệt rằng ngoài Chúa Giê-su, chúng ta không thể làm gì được—và một ước muốn sâu xa là không xa cách ngài.
   – Thứ ba, ông cầu nguyện để có được sự chứng thực đặc biệt về sứ mệnh của Hội Thánh (c.16). Động cơ sâu xa để tìm kiếm sự phục hưng là vinh hiển của Đức Chúa Trời được bày tỏ trong sự tươi sáng của Hội Thánh. Và họ nài xin Đức Chúa Trời làm cho Hội Thánh trở thành con người mà nó vốn là như vây: biệt riêng ra, duy nhất, thánh thiện, vinh hiển, quyền năng và đẹp đẽ. Hội Thánh được sinh ra để thể hiện vinh quang của Chúa và mang lấy phúc âm vào chính mình để làm cho các dân phải kinh ngạc. Hội Thánh không được như vậy. Hội Thánh yếu đuối, bị vùi dập, suy sụp và kém hiệu quả. Và điều như vậy làm họ kêu gào nài xin.

  c. Bước cuối cùng của việc “xây bàn thờ” là sự cầu thay cấp bách. Những lời cầu nguyện của Môi-se là một hình mẫu: ông mạnh dạn và cụ thể, “tranh luận” với Đức Chúa Trời và cầu xin Ngài hoàn thành những lời hứa của chính mình.

Giai đoạn 4: Hãy cho con thấy vinh quang của Ngài: Khi ngọn lửa đổ xuống (Xuất 33:18–23)
   Nhưng giai đoạn ba không phải là giai đoạn cuối cùng của sự phục hưng. Trên thực tế, bạn không có sự phục hưng cho đến khi lửa được tuôn đổ xuống. Tiếng kêu của Môi-se “Hãy Cho con thấy sự vinh hiển của Ngài ” là tiếng kêu của tất cả những ai đang tìm kiếm sự phục hưng. Và món quà của Đức Chúa Trời để đáp ứng lại là món quà của tất cả những cuộc phục hưng thực sự. Môi-se chỉ được cho nhìn thấy một phần, một cái nhìn thoáng qua về vinh quang của Đức Chúa Trời. Nhưng thế là đủ, và đó là sự phục hưng.

   Lloyd-Jones coi đây là khía cạnh chung của tất cả các cuộc phục hưng; có một sự đói khát hiểu biết sâu sắc hơn về tình yêu cá nhân của Đức Chúa Trời.

   Lloyd-Jones tin rằng tất cả các cuộc phục hưng thật đều là sự lặp lại của Lễ Ngũ Tuần, nơi Đức Chúa Trời tuôn đổ Thánh Linh của Ngài trên dân sự của Ngài. Nhưng theo nhiều cách, Lễ Ngũ Tuần là sự lặp lại của sự kiện trên núi Si-nai. Sự phục hưng biểu hiện trong sự hiện diện vinh hiển của Đức Chúa Trời hằng sống, nhưng dành cho nhiều người thay vì một người. Và khi nó xảy ra với nhiều người, nó ảnh hưởng đáng kể đến Hội Thánh và thế giới. Dấu hiệu đầu tiên về tình trạng ngọn lửa đã tắt là Hội Thánh ý thức được sự hiện diện và quyền năng ở giữa chính mình. Đôi khi điều này được đánh dấu bằng các hiện tượng thể lý độc đáo, nhưng không phải lúc nào cũng vậy. Điều luôn hiện diện là nhận thức về sự hiện diện vinh hiển, một cảm quan của quyền năng và sự vinh hiển.

   Không chỉ có một cảm quan không thể diễn tả được về sự hiện diện đa dạng của Chúa mà còn có một sự vững tin mới vào lẽ thật của Chúa. Các tín lý Kinh Thánh vĩ đại của Phúc Âm trở nên thực tế một cách bùng nổ. Và mặc dù các sứ đồ đã bị rúng động và tan vỡ, nản lòng và mất tinh thần sau khi Chúa Giê-xu bị đóng đinh, nhưng sau Lễ Ngũ Tuần, họ trở nên tràn đầy sự đảm bảo và vững tin, mạnh dạn tuyên bố những công việc kỳ diệu của Đức Chúa Trời. Hội thánh trở nên tràn ngập niềm vui, lễ kỷ niệm và tạ ơn.

Làm thế nào để bạn mô tả một kinh nghiệm như vậy? Lloyd-Jones đã cố gắng mô tả nó trước hơn 2.000 người tham dự:

   Điều này có ý nghĩa gì? Vâng, chúng ta có thể mô tả nó như thế này. Đó là một ý thức về sự hiện diện của Đức Chúa Trời, Đức Thánh Linh, theo nghĩa đen, trong vòng dân Chúa. Có lẽ hầu hết chúng ta đang ở đây chưa bao giờ biết điều đó, nhưng đó chính xác là ý nghĩa của sự viếng thăm của Thánh Linh Đức Chúa Trời. Trên hết và hơn thế nữa, đó là trải nghiệm cao nhất trong cuộc sống và hoạt động bình thường của Hội Thánh.

   Đột nhiên, những người có mặt trong buổi nhóm nhận ra rằng có một ai đó đã đến giữa họ; họ nhận thức được sự vinh hiển; họ nhận thức được họ hiện diện. Họ không thể định nghĩa nó; họ không thể mô tả nó, họ không thể diễn đạt thành lời, họ chỉ biết rằng họ chưa bao giờ biết bất cứ điều gì như thế này trước đây. Đôi khi họ mô tả đó là “những ngày của thiên đường trên trái đất.” Họ thực sự cảm thấy rằng họ đang ở trên thiên đường. . . . Họ đã quên đi thời gian; họ vượt ra ngoài điều đó; thời gian không còn ý nghĩa gì đối với họ nữa. . . . Họ đang ở trong một cõi tâm linh. Đức Chúa Trời đã giáng xuống giữa họ và hiện diện đầy dẫy ở nơi này và lòng của mọi người với một sự cảm thức về sự hiện diện vinh hiển của Ngài.

   Đó là sự phục hưng. Chúng ta mới có một cái nhìn thoáng qua về sự vinh hiển. Và thế giới phản ứng như thế nào? Trong tất cả các cách nó đáp ứng tại Lễ Ngũ Tuần chúng ta thấy có một số người chế diễu; một số tò mò; một số kêu gào ăn năn. Nhưng có những biến đổi đáng kể, lâu dài. Các Hội Thánh được xây dựng lên, mọi người bị thu hút, các “ngôi nhà sinh hoạt công cộng” bị bỏ trống và các thế giới bị đảo lộn.

 

Nguyễn Trọng
(Lược dịch theo: thegospelcoalition.org)

Bài Viết Chọn Lọc

Bài Viết Được Quan Tâm

Bài Viết Liên Quan