20 Điều Người Mục sư Đừng Quá Yêu (Phần 2)

Share

“Đừng tỏ ra quá công chính, Cũng đừng tỏ ra quá khôn ngoan; Sao lại hủy hoại chính mình?” (Truyền Đạo 7:16).

Hầu hết chúng ta không muốn bao gồm những điều quá độ đó vào danh sách cần cảnh giác. Nhưng đối với hầu hết chúng ta, tôi tưởng tượng danh sách có thể giống như sau đây hơn…

(tiếp theo phần 1).

Mười một. Một mục sư không nên quá yêu hệ phái của mình.

Nói một cách đơn giản, các hệ phái là những tập hợp các hội thánh đồng ý về một số quan điểm tín lý và thần học hoặc cách thức thực hiện mục vụ. Sự tập hợp như vậy không có thẩm quyền của Kinh Thánh trong ý nghĩa là chúng có tầm quan trọng như là bản chất chính thống đức tin (thí dụ: chỉ có hệ phái này là chính thống hơn)  hay trở thành tiêu chuẩn của bất cứ điều gì.  Mục sư sống cho hay sống vì hệ phái có thể đang để cho bộ máy hành chính của hệ phái thay chỗ của Chúa.

Mười hai. Mục sư không nên quá yêu thích sự riêng tư.

Nhớ nhé, tôi hoàn toàn ủng hộ sự riêng tư, sự cô độc để cho một người có thể yên tĩnh, suy gẫmhoặc sáng tạo. Nhưng điều nguy hiểm là chúng ta quá yêu thích sự riêng tư. Theo kinh nghiệm của tôi, người giảng trở nên gần như hoang tưởng trong việc bảo vệ sự riêng tư của mình có thể là người đang cố gắng che giấu một tội lỗi thầm kín nào đó. Tốt nhất là mở thoáng cửa và yêu thương mọi người và không có gì để che giấu. Đó là một cảm giác tuyệt vời.

Mười ba. Một người bạn gợi ý rằng mục sư không nên dán người ngồi suốt trên chiếc mô tô của mình.

Tôi không có, không muốn có, và không thực sự hiểu mối tình mà một số người dành cho những chiếc xe hai chân này, thứ khiến tôi hết sức sợ hãi trên đường xuyên tiểu bang bằng cách lao vút đi với tốc độ 80 hoặc 90 dặm / giờ.  Giống như bất cứ điều gì khác, tôi cho rằng, chúng có vị trí riêng của chúng. Nhưng đừng yêu thích việc này thái quá và làm nó trở thành một thần tượng.

Mười bốn. Một vài người bạn nói rằng mục sư nên cẩn thận với việc ngủ quá nhiều.

Sách Châm ngôn có nói nhiều về điều này, người lười biếng.

Mười lăm. Mục sư nên cẩn thận về việc quá yêu thích quyền lực.

Người mục sư không phải là người chú tâm vào quyền lực đối với dân sự của mình. Chúng ta lànhững đầy tớ.

Mười sáu. Mục sư nên cẩn thận đừng quá yêu thích địa vị của mình.

Sớm muộn gì vị mục sư như vậy cũng sẽ rời khỏi hội thánh, và vị đó cần để cho hội thánh đó vẫn ở trong tình trạng tốt như trước khi vị đó đến với hội thánh.

Mười bảy. Mục sư quá yêu thích internet – máy tính xách tay, điện thoại thông minh, v.v. – có thể đang mời sự rắc rối đến.

Mười tám. Mục sư nên cẩn thận về việc quá yêu thích những phụ nữ xinh đẹp (và tất cả họ đều xinh đẹp!).

Mười chín. Mục sư quá yêu thích rao giảng về hỏa ngục.

Gần đây, trên một đài nhạc đồng quê chuyên phát thanh các bản thu âm cổ xưa, tôi để ý thấy những từ khi Porter Wagoner và Dolly Parton hát: “Bố cứ như là một thầy giảng già.” Điều khiến tôi chú ý là lời, “Ông rao giảng địa ngục khiến bạn đau đến mức có thể cảm thấy bỏng rát” (hoặc đại loại như vậy; không chắc từ chính xác). Người rao giảng cần chú trọng quân bình đến ân sủng và sự đoán phạt.

Tôi không muốn dưới để nghe một mục sư chỉ vui thích rao giảng về lửa địa ngục!

Hai mươi. Mục sư không nên quá đam mê đội thể thao mình hâm mộ.

Tôi đã khiển trách một vài người bạn đã tô điểm cho các bức tường trong văn phòng của họ bằng những vật kỷ niệm cho đội của họ. “Nếu bạn là một người hâm mộ của (đội kia) thì sao?” Tôi hỏi họ. Và họ cười phá lên, như thể điều đó sẽ không xảy ra.

Bạn hãy nghĩ nhiều hơn đến người khác. Yêu Chúa Giê-xu. Yêu hội thánh của Ngài, dân sự của Ngài, và phục vụ Ngài.

Một mục sư không có nhiệm sở nói với tôi: “Joe, tôi cần rao giảng! Rao giảng là đam mê của tôi.” Tôi nói, “Có một vấn đề, bạn của tôi ơi. Niềm đam mê của bạn nên là Chúa Giê-xu.” Hãy cho điểm tốt về anh ấy. Anh ấy nói, “Ôi chao. Cảm ơn bạn vì lời nói làm tĩnh thức đó.”

 

 

Ánh Dương

(Lược dịch theo: http://joemckeever.com)

Bài Viết Chọn Lọc

Bài Viết Được Quan Tâm

Bài Viết Liên Quan