Sự mật thiết với Đức Chúa trời không chỉ là một một ý tưởng hay. Nó không phải là một lớp kem ngọt trên mặt cái bánh. Con người được dựng nên để mật thiết với Chúa – và với những người khác. Sự mật thiết đó được đan dệt quyện vào từng sớ thịt của bản chất con người chúng ta. Tuy nhiên, rất thường xuyên, nó cứ như là một điều gì huyền bí xảy ra trong lúc này nhưng không xảy ra trong lúc khác. Nhưng những gì là những thành phần của sự mật thiết, và chúng ta vun trồng nó như thế nào?
1. Thời Gian Bỏ Ra Để Tương Giao
Sách Tin Lành Mác nói về tấm lòng của Chúa Giê-xu là tấm lòng chủ ý theo đuổi sự mật thiết qua mọi thời giờ tương giao.
Sáng hôm sau, khi trời vẫn còn tối, Ngài đã thức dậy, bước ra, đi vào nơi thanh vắng và cầu nguyện tại đó (Mác 1:35 BTTHĐ 2010)
Trong những giây phút mật thiết đó chúng ta khám phá ra mình là ai và mục đích của chúng ta là gì. Câu Kinh Thánh sau câu này nói về Si-môn đến báo với Chúa Giê-xu để Ngài nói chuyện với đoàn dân đông đã hiệp lại để nghe lời Ngài. Nhưng Chúa Giê-xu nói “không” vì Chúa đã có những kế hoạch khác trong ngày. Chúa Giê-xu không bị đánh lạc hướng bởi sự thu hút của danh vọng hay lòng mong đợi của những người bạn của Ngài và những người khác. Trong thời giờ tương giao với Đức Chúa Trời, Chúa Giê-xu gia tăng sự khôn ngoan và hiểu biết sâu xa hơn về mục đích của Ngài.
Trong thời giờ cùng với nhau, chúng ta trở nên giống lẫn nhau.
Tôi nhớ lại khi lần đầy tiên xem bộ phim Kiềm Chế Sự Phấn Khích Của Bạn (Curb Your Enthusiasm). Larry David, nhân vật chính, có một bộ luật mà ông dựa vào đó để sống, và ông bỏ ra nhiều thời giờ để cố gắng khiến những người khác vào khuôn phép của những điều luật của ông. Thật đáng cười. Nhưng một từ có thể diễn tả chính xác về Larry là “đáng ghét.” Vấn đề là, tôi lại có một số điều theo khuynh hướng của Larry David, và tôi nhận ra là tôi đang nói lớn tiếng hơn bình thường về những ý kiến và mong muốn của tôi – khi tôi xem bộ phim.
Sự kiện đơn giản là điều này… tôi trở nên giống như những người mà tôi chia sẻ thời gian với họ. Thời gian tương giao là một nhân tố chính để đào sâu mối quan hệ — cả với Đức Chúa Trời và với những người khác.
2. Những Cảm Xúc Được Khuấy Động Lên
Đôi khi chúng ta có khuynh hướng xem nhẹ những tương tác cảm xúc với Đức Chúa Trời. Tôi nghe nhiều người, trong nhiều lúc, đã gạt bỏ một thời giờ thờ phượng với một nhóm người vì “Ôi, họ quá cảm xúc.”
Nhưng chúng ta luôn luôn thấy những giây phút quyền năng và khuấy động trong đời sống của những con người trong suốt Kinh Thánh. Những giây phút chắc hắn đã ảnh hưởng đến cảm xúc của họ. Môi-se gặp Chúa trong dạng một bụi gai đang cháy mà không bị cháy tiêu. Sau này ông thấy sự vinh hiển của Chúa đi qua ông. Gia-cốp vật lộn với Đức Chúa Trời và Ngài đổi tên ông thành Y-sơ-ra-ên. Sau-lơ gặp Chúa Giê-xu trên đường, bị mù và sau đó được chữa lành. Tôi không thể tưởng tượng được là những giây phút này bị làm nhẹ đi như “chỉ là những trãi nghiệm cảm xúc thôi.”
Sự thực là những tương tác cảm xúc là bí quyết cho bất cứ một mối quan hệ lành mạnh nào. Nó cũng giống như vậy cho mối quan hệ giữa chúng ta với Chúa. Hãy đọc Thi Thiên và chúng ta bắt đầu thấy giá trị của những cảm động được khuấy lên khi chúng ta thấy tác giả thi thiên sáng tác các bài này.
3. Mở Lòng Và Sẵn Sàng Chịu Tổn Thương
Mới đây, tôi nghe một mục sư nói về sự kiện là chúng ta thường thảo luận về “biết Chúa,” nhưng chúng ta ít khi thảo luận về “hãy để Chúa biết chúng ta.” Có một điều quyền năng nào đó xảy ra với sự mật thiết với một người nào đó khi chúng ta cho phép một người đó thấy được chiều sâu thẳm của con người của mình. Chắc chắn là Đức Chúa Trời có thể mở lòng của chúng ta ra và bắt chúng ta đem đời sống của mình đến cho Ngài. Nhưng đó là loại mật thiết nào vậy?
Trong Ma-thi-ơ 7:22-23, Chúa Giê-xu phán,
22 Vào Ngày ấy, nhiều người sẽ thưa với Ta: ‘Lạy Chúa, lạy Chúa! Chúng con đã chẳng từng nhân danh Chúa nói tiên tri, nhân danh Chúa đuổi quỷ, nhân danh Chúa thực hiện nhiều phép lạ đó sao?’ 23 Khi ấy, Ta sẽ phán rõ ràng với họ rằng: ‘Hỡi những kẻ làm ác, hãy lui ra khỏi Ta, Ta chẳng hề biết các ngươi bao giờ!’”
Những người này “biết” Chúa đến mức họ có thể làm những điều lớn lạ vô cùng trong danh của Ngài. Nhưng họ đã không để cho Chúa biết họ. “Ta chẳng hề biết các ngươi.” Vấn đề là, trong sự mở lòng ra và với tính chấp nhận bị tổn thương, chúng ta nương dựa vào lẫn nhau.
Khi chúng ta chia sẻ chiều sâu về chúng ta là ai với một người khác hay với Chúa, chúng ta đến chỗ dựa vào họ. Chúng ta tin cậy họ. Chúng ta dựa vào sự hiện diện của họ với chúng ta trong suốt mọi lúc thuận thời hay nghịch cảnh trong đời sống của chúng ta. Kết quả là gì? Sự mật thiết được gia tăng.
Sự mật thiết với Chúa là điều mà ở đó chúng ta có thể tuôn tràn ra mọi sự sợ hãi của mình.
Hãy đối diện với nó. Sợ hãi là một trong những chướng ngại chính mà chúng ta phải vượt qua trong sự mật thiết. Nhưng khi chúng ta không sợ hãi, chúng ta sống những đời sống mà chúng ta có ý muốn sống.
Quý vị và tôi bước vào trong sự đầy trọn của một người được Chúa sáng tạo khi chúng ta vượt qua nỗi sợ hãi về sự bị bỏ rơi hay khi chúng ta đánh hạ được nỗi sợ sẽ bị thất bại và khi chúng ta thật sự bước vào những nơi sâu của sự rủi ro.
Đó là điều sự thân mật là, là sẵn sàng chấp nhận rủi ro.
Thám hiềm là một thành phần cấu tạo của sự mật thiết vững bền. Trong thám hiểm, chúng ta cùng nhau cố gắng thử những điều mới. Chúng ta trở nên bị rủi ro trước lẫn nhau.
4. Có Chủ Ý
Sự bận rộn và xao lãng là những kẻ thù của sự mật thiết.
Rất dễ quên mất điểm quan trọng của sự sống và chiều sâu của sự mật thiết, đơn giản chỉ vì chúng ta chất đầy đời sống của chúng ta với những điều làm xao lãng và sự bận rộn mỗi ngày. Nếu chúng ta sống tà tà không có chủ đích, chúng ta đi đến chỗ cuối cùng của mọi sự và nhận ra rằng chúng ta đã đánh mất quá nhiều.
Có những lúc trong đời sống của mình, tôi cố tình làm câm lặng đi những gì mà tôi biết là tiếng của Chúa vì tôi biết rằng lắng nghe sẽ làm rối loạn những kế hoạch và nghị trình của tôi. Nhưng với sự chủ ý chúng ta đi đến sự sẵn sàng làm câm lặng những tiếng nói mà chúng ta đã cho phép lẻn vào đời sống của mình và đặt trọng tâm của chúng ta vào đúng chỗ.
Khi chúng ta bước vào chỗ của sự chủ ý, chúng ta bắt đầu làm những quyết định trưởng thành hơn. Con trẻ tương tác với nhiều thứ vì chúng làm vui thích. Thanh thiếu niên tương tác với những thứ làm chúng càm thấy hay và đáng phục. Người lớn tương tác với những thứ mà họ cam kết. Hãy nhìn xa hơn bề mặt nổi và đi vào chiều sâu.
Sự chủ ý giúp chúng ta di chuyển phóng đi từ chỗ này đến chỗ khác, điều này đến điều khác, quan hệ này đến quan hệ khác. Thay vì xao lãng chúng ta bắt đầu đầu tư vào trãi nghiệm thật, sâu xa và mật thiết lâu dài với Đức Chúa Trời.
5. Phục Vụ.
Trong sự phục vụ người khác, chúng ta tăng trưởng trong sự mật thiết với những người mà chúng ta phục vụ, những người mà chúng ta cùng phục vụ và với Đức Chúa Trời.
Đây là một điều huyền bí với tôi, nhưng trong sự phục vụ những người Chúa kêu gọi chúng ta phục vụ, chúng ta có những lúc gặp Ngài. Trong ẩn dụ về chiên và dê, Chúa Giê-su nói,
37 Lúc ấy, những người công chính thưa với Ngài: ‘Lạy Chúa, có khi nào chúng con thấy Chúa đói mà cho ăn, hoặc khát mà cho uống đâu? 38 Có khi nào chúng con thấy Chúa là khách lạ mà tiếp rước, hoặc trần truồng mà mặc cho Ngài đâu? 39 Hay có khi nào chúng con thấy Chúa ốm đau hoặc bị tù mà thăm viếng Ngài đâu?’ 40 Vua sẽ trả lời rằng: ‘Thật, Ta bảo các con, khi các con làm điều ấy cho một người thấp kém nhất trong những anh em nầy của Ta, tức là đã làm cho Ta.’
— Ma-thi-ơ 25:37-40
Khi chúng ta phục vụ “người thấp kém nhất,” chúng ta gặp được Chúa.
Hôm nay, hãy quyết định theo đuổi sự mật thiết với Chúa. Không phải là cho đến khi chúng ta dọn chỗ trống cho sự mật thiết thì mới khám phá được nó. Chúng ta tìm được sự mật thiết với Đức Chúa Trời – và với những người khác khi chúng ta chọn bước vào trong nó. Vậy nên hãy chọn như vậy ngay trong ngày hôm nay.
Nguyễn Bình
(Lược dịch theo: churchleaders.com)