5 CÁCH TIỀN BẠC ÂM THẦM ĐẦU ĐỘC ĐỨC TIN CỦA CHÚNG TA

Share

Đôi khi người ta xem đó là một điều thái quá khi cứ cảnh cáo Cơ Đốc nhân về những nguy hiểm của sự thần tượng hóa của cải và tiền bạc là điều sáo rỗng. Nhưng tác động tiêu cực mà nó có thể gây ra đối với đức tin của chúng ta thường tinh tế hơn chúng ta nhận ra. Dưới đây là một số cách mà việc thần tượng hóa sự giàu có đã ngấm ngầm thao túng tâm linh của chúng ta:

  1. Chúng ta dùng nó để đo lường đức tin của mình (và đức tin của người khác)

Trong một nền văn hóa bị ám ảnh bởi sự giàu có, thành công, danh tiếng và thoải mái, các Cơ Đốc Nhân thường sử dụng sự giàu có như một cách để đánh giá tâm linh của chính họ. Chúng ta tự cho rằng những ơn phước Chúa ban được chuyển dịch thành sự sở hữu của cải vật chất và giàu có, và chúng ta vô cùng cảm ơn Chúa về công việc làm, sự thăng tiến, tiền lương và những món đồ chơi mới toanh, rồi sau đó kêu lên hoảng sợ khi những thứ tương tự này biến mất.

Thường được gọi là “phúc âm thịnh vượng”, các cá nhân – và các hội thánh – dễ ngã theo niềm tin lệch lạc cho rằng sức mạnh tài chính là sự đồng điệu với sự trưởng thành thuộc linh. Không phải là như vậy đâu.

Hầu hết các Cơ Đốc Nhân nói rằng họ không tin vào phúc âm thịnh vượng, tuy nhiên vẫn có một số dấu hiệu đáng lo ngại trong dòng Cơ Đốc chính mạch. Ví dụ, các chuyến truyền giáo thường đến các nước thuộc thế giới thứ ba để thực hiện các dự án phục vụ thực tế, nhưng cũng có giả định rằng những nơi này cũng nghèo nàn thuộc linh. Tại sao chúng ta lại nghĩ như vậy?

Chúng ta tự cho rằng những khu vực nghèo khó có ít tín đồ Thiên chúa giáo hơn những khu vực giàu có. Những chỗ đó không hẳn là như vậy đâu. Tại sao các trường cao đẳng Kinh thánh có bằng cấp mục vụ nội thành mà không có bằng cấp mục vụ ngoại ô? Tại sao chúng ta không gửi các nhà truyền giáo đến Scandinavia và các nước châu Âu giàu có khác – là những trần tục nhất trên thế giới – nhưng vẫn tiếp tục tập trung vào các vùng nghèo khó? Có lẽ đó là vì trong tiềm thức chúng ta tiếp tục liên kết sự đồng điệu của tiền bạc với tâm linh.

  1. Nó tạo ra một cảm quan an toàn giả tạo.

Thay vì tin cậy vào Chúa, chúng ta tin cậy vào sự an ninh tài chính của mình. Chúng ta làm điều này vì tiền liên quan trực tiếp đến công việc, nhà cửa, phương tiện đi lại, thức ăn, giải trí và mức sống tiêu chuẩn tổng thể của chúng ta.

Tất nhiên, Chúa có liên hệ trực tiếp đến những điều này, nhưng thật khó để chúng ta đặt ra mộttầm quan trọng tương tự đối với một đức tin không thấy được, vô hình và hoàn toàn trái ngược với các chuẩn mực văn hóa của chúng ta. Vì vậy, chúng ta dựa vào thứ mà chúng ta biết rõ nhất: tiền.

Thay vì thúc đẩy niềm tin vào Chúa để cảm thấy tự tin về mặt tâm linh, chúng ta rao giảng rằng học hành, tìm một công việc tốt, tiết kiệm, đầu tư khôn ngoan và thành công trong nghề nghiệp là cách tốt nhất để tìm thấy hạnh phúc. Nhưng điều đó không xảy ra như vậy.

Cầu nguyện hiếm khi được coi là một cách để phổ biến sự thỏa lòng, nhưng làm việc thêm ca thì có. Thay vì trung tín theo đuổi tiếng nói của Chúa, chúng ta lại theo đuổi “Giấc mơ Mỹ” một cách say mê. Thay vì tin cậy Chúa, chúng ta dựa vào báo cáo ngân hàng, tài khoản tiết kiệm và đầu tư.

Ngày nay, chúng ta thường không lo lắng hay cảm thấy căng thẳng khi bị mất kết nối với Chúa, nhưng chúng ta bắt đầu lo lắng khi ngân quỹ của mình hạ xuống.

  1. Nó nuôi dưỡng một cảm quan giả tạo về sự công chính.

Tiền cho phép chúng ta giúp đỡ người nghèo, cung cấp thực phẩm cho người đói kém, chống lại sự bất công, dâng hiến cho hội thánh, tài trợ cho các nhà truyền giáo, hỗ trợ các mục vụ và nói chung là giúp đỡ – mà không cần phải làm gì cả. Tiền là lối thoát cá nhân của chúng ta đối với Đại Mạng Lệnh. Chúng ta sử dụng nó để bảo vệ bản thân khỏi trở nên bị khó chịu.

Cơ đốc nhân đã trở thành chuyên gia trong lĩnh vực hợp đồng khoán lại – trả tiền cho người khác để làm việc cho chúng ta. Chúng ta thuê người ngoài làm sự yêu thương của Đấng Christ vì nó dễ dàng hơn, nhanh hơn mà vẫn mang lại cho chúng ta cảm giác thỏa lòng và thánh thiện.

Đúng vậy, việc quyên góp tiền cho nhiều mục đích khác nhau chắc chắn là cần thiết và là một điều tốt nên làm, nhưng nó không thể thay thế trách nhiệm của chúng ta là trở thành “cánh tay và đôi chân của Chúa Kitô”. Điều này có nghĩa là cá nhân chúng ta phải đầu tư vào hành động, các mối quan hệ và thái độ của mình – những thứ mà tiền không thể mua được.

Cuối cùng, coi chừng là chúng ta bị lạc hướng khi sống theo cách thà dâng tiền hơn là dâng hy sinh bản thân mình.

  1. có được ảnh hưởng quá nhiều đến mục vụ

Thật không may, nguồn tài trợ đã trở thành phương thức hiện đại hóa để xác thực “sự kêu gọi từ Chúa”. Nếu tài chính không đến, mọi người chỉ đơn giản là từ bỏ tầm nhìn và sứ mệnh – nhiều người cho rằng nó không được Chúa chỉ định. Ngược lại, nếu có tiền, tầm nhìn, ý tưởng và dự án sẽ được bắt đầu ngay lập tức. Tiền đã trở thành nguồn cảm hứng mới của Cơ Đốc Giáo – Đây là điều không tốt chút nào.

Trên thực tế, tiền là cần thiết để duy trì sự vận hành mọi thứ, nhưng nó không phải là thứ duy nhất định đoạt sự kêu gọi của Chúa trên cuộc đời bạn. Chúng ta cần bắt đầu tìm cách sáng tạo để thực hiện việc truyền giáo và kêu gọi mà không phải hoàn toàn phụ thuộc vào tài chính.

Chỉ vì tiền không có, chưa vào hoặc sắp hết nhanh chóng không có nghĩa là điều bạn đang làm không theo ý muốn của Chúa – hãy tiếp tục noi gương cuộc đời của Đấng Christ dù bạn giàu hay nghèo. 

  1. Nó hạn chế sứ điệp Phúc âm và tạo ra những hệ thống đẳng cấp

Bạn có thể tham dự các hội nghị Cơ đốc, các buổi hòa nhạc thờ phượng, cắm trại, tĩnh tâm và mua các album, sách và phim Cơ đốc – nếu giá cả phù hợp.

Giống như phần còn lại của xã hội, phần lớn Cơ đốc giáo dựa trên hệ thống dựa trên người tiêu dùng. Điều này thường là không thể tránh khỏi, nhưng chúng ta cần phải làm tốt hơn nữa để những nhà thần học, mục sư, nhạc sĩ, giáo viên và nhà lãnh đạo giỏi nhất của chúng ta có thể được tiếp cận đến với một người trong chúng ta, chứ không chỉ cho những người có đủ khả năng tài chính.

Các đại thánh đường, các trường tư Cơ đốc và các trường cao đẳng Kinh thánh chỉ là một vài ví dụ về các tổ chức phần lớn do người giàu thống trị. Cơ đốc giáo có thể nhanh chóng biến thành một hệ thống như là phân biệt đẳng cấp giữa những người thích trải nghiệm Cơ đốc giáo “cổ trắng” (làm việc văn phòng và lương cao – LND) và những người không được như họ . Diễn giả khách, các chuyến đi truyền giáo và học tập kinh nghiệm không nên là những chuyến đi độc quyền cho một nhóm người.

Cơ đốc giáo đã bị cướp mất chỗ bởi tâm thức về sự phát triển và quyền lực giống như kinh doanh. Do đó, giá cả và lợi nhuận được ưu tiên hơn phúc âm. Thông điệp của Đấng Christ đã bị hạn chế bởi sự phụ thuộc vào và tình yêu tiền bạc của chúng ta, và chính chúng ta thường không nhận ra điều đó. Xin Chúa giúp chúng ta.

 

 

 

Lược dịch: Ngọc Nga (BBT)

Nguồn: https://sojo.net     

 

Bài Viết Chọn Lọc

Bài Viết Được Quan Tâm

Bài Viết Liên Quan