5 Điều Lầm Tưởng Về Chấp Sự

Share

Kinh thánh của bạn không nói nhiều về các chấp sự (Tin Lành) hay phó tế (Công Giáo La Mã).

Điều đó nói gì về các trách nhiệm của họ?

Mặc dù những nghiên cứu về vai trò và trách nhiệm của các chấp sự vẫn chưa nhiều, nhưng chúng vẫn đủ để giúp cho chúng ta hiểu và tiếp cận đề tài này. Chúng ta có đủ tài liệu Kinh thánh để đánh giá những cách nhìn khác nhau. Và tôi tin rằng có một số suy nghĩ phổ biến không đạt được tầm nhìn xa và lâu dài của Đức Chúa Trời cho chức vụ chấp sự.

Dưới đây là năm lầm tưởng về các chấp sự.

Lầm tưởng 1: Các chấp sự là những trưởng lão đang được huấn luyện

“Nghe nói họ đang phong bạn làm chấp sự.  Theo bạn nghĩ thì mất bao lâu thì họ mới phong bạn làm trưởng lão?

Pete đã quen với những câu hỏi như vậy ở nhà thờ. Anh không bận tâm; nếu bất cứ điều gì như vậy xảy ra cho anh thì thật là anh hơi bị tâng bốc.

Hãy vặn ngược lại đồng hồ lịch sử. Vào thế kỷ thứ tư và sang thời Trung Cổ, chấp sự bị biến thành một chức vụ phó tế, một điểm dừng chân trên con đường trở thành linh mục. (Mô hình đào tạo linh mục vẫn phổ biến trong Hội Thánh Công giáo La Mã và, mặc dù có những khác biệt chính, trong phần lớn Giáo Phận của Anh Quốc Giáo.)

Nhưng một số người theo hệ Tin Lành “Low Church” (chủ trương không nặng về giáo nghi như Công Giáo La Mã hay Anh Quốc Giáo mà nặng về học và sống theo sự dạy dỗ của Kinh Thánh trong hoàn cảnh địa phương của cộng đồng đức tin – LND) có phiên bản riêng của họ về cách tiếp cận này: chấp sự là trưởng lão tập sự hay “nhiệm chức.”  Chắc chắn là trong hội thánh địa phương sẽ có một số chấp sự trở thành trưởng lão—nhưng điều đó là do giả định rằng họ hội đủ các tiêu chuẩn làm trưởng lão (1 Ti-mô-thê 3:1–7; Tít 1:5–9).

Mặc dù danh sách các điều kiện cho hai chức vụ là tương tự nhau, nhưng chúng không giống nhau. Chấp sự không phải là một chương trình phụ trợ cho chương trình đào tạo trưởng lão. Đó là một chức vụ khác với những đòi hỏi đường hướng khác nhau, trong nhiều trường hợp, với những ân tứ khác nhau. Thử lấy một ví dụ, một người đàn ông có thể thiếu khả năng dạy dỗ—và do đó không thích hợp với chức vụ trưởng lão (1 Ti-mô-thê 3:2; Tít 1:9)—nhưng lại là một chấp sự thật xuất sắc.

Vậy, Chấp sự Pete có thể theo đuổi mục vụ mục sư không? Tất nhiên, nhưng đó không phải là lý do tại sao anh là một chấp sự. Mỗi người chăn trước tiên phải là một người hầu việc, vâng, nhưng không phải người hầu việc nào cũng có trở thành một người chăn. Sự phục vụ của chấp sự là quá quan trọng—quá vinh quang—hơn chỗ chỉ là một bước đệm cho bất cứ điều gì khác.

 Lầm tưởng 2: Chấp sựbậc thầy bảng tính toán hoặc người có khả năng chỉnh sửa.

“Bạn rất giỏi trong việc sửa chữa mọi thứ. Họ nên làm cho bạn thành một chấp sự.”

Trong nhiều ngày qua, Mục sư Bill rất vui khi có Nick trong hội thánh. Nick là một nhà thầu thành công, có nhiều công cụ hơn những người còn lại trong nhà thờ nhỏ cộng lại. Bill đã làm gì khi máy nước nóng của nhà thờ bị hỏng ba mùa đông trước? Ông gọi Nick. Khi hệ thống HVAC (sưởi, điều hòa, thông thoáng hơi) ngừng hoạt động vào ngày thứ Bảy chói chang của tháng Sáu? Người được gọi là Nick.

Chẳng phải Nick sẽ là một chấp sự lý tưởng sao? Không thể nhanh như vậy được. Tôi vẫn chưa nói với bạn liệu anh ấy có phải là một tín đồ trưởng thành hay không. Một chấp sự khác xa một người có quan hệ tốt đẹp với mọi người khác. Có phải họ chỉ là một người hiểu biết Kinh Thánh rất tốt?

Hoặc xem xét một hội thánh có ngân sách hỗn độn. Họ đang phải đối mặt với một sự thiếu hụt tài chính khác và không có dự báo thu nhập rõ ràng cho năm tài chính tiếp theo. Tại sao, một số thắc mắc, chúng ta không phong cho Steve làm chấp sự?

Thói quen buổi sáng các ngày trong tuần của Steve không có gì phức tạp: anh thức dậy, pha một ít cà phê và kiểm tra thị trường trước khi đi tắm và bắt đầu làm việc tại công ty hoạch định tài chính của mình. Vào Chủ nhật, các thành viên nhà thờ rón rén tiếp cận anh ấy để xin lời khuyên tài chính thông thường. Khi nói đến ý nghĩa kinh tế khôn ngoan, Steve là vô địch trong nhà thờ.

Chẳng phải Steve sẽ là một chấp sự lý tưởng sao? Một lần nữa, không thể nhanh như vậy. Tôi vẫn chưa nói với bạn liệu anh ấy có phải là một tín đồ trưởng thành hay không.  Kỹ năng sổ sách tài chánh là điều rất đáng được hoan nghênh, nhưng nó không đủ để nắm giữ một chức vụ trong nhà của Đức Chúa Trời (1 Ti-mô-thê 3:15).

 Lầm tưởng 3: Chấp sự là những nhà quản lý kinh doanh thông thái

“Các chủng viện có thể dạy các ngôn ngữ cổ xưa, ban phước cho những tấm lòng của họ, nhưng không thể dạy các kỹ năng điều hành. Những gì hội thánh này thực sự cần là một số chấp sự quyết đoán với ý thức kinh doanh.”

Charles đã là thành viên của Hội Thánh Cộng đồng Pinehill trong 30 năm và đã phục vụ với tư cách là chấp sự trong gần 20 năm. Trong khoảng thời gian gia nhập hội thánh, anh ấy đã thành lập một công ty ở tầng hầm của mình; bây giờ nó hoạt động ngoài một tòa nhà chọc trời ở trung tâm thành phố. Không có gì bí mật về việc Charles đã làm rất tốt cho mình trên thị trường. Anh ấy có rất nhiều nhân viên và hàng chục năm hiểu biết về kinh doanh.

Chẳng phải Charles là một chấp sự hay phó tế lý tưởng sao? Một lần nữa, không thể nhanh như vậy. Tôi vẫn chưa nói với bạn liệu anh ấy có phải là một tín đồ trưởng thành hay không. Kinh nghiệm lãnh đạo điều hành có thể là một tài nguyên quan trọng, nhưng nó không phải là dấu hiệu của sự khỏe mạnh về thuộc linh.

Lầm tưởng 4: Chấp sự nên giữ cho mục sư khiêm tốn

“Trở thành chấp sự hay phó tế để làm gì nếu chúng ta chỉ cúi đầu nói ‘vâng’?

Tất nhiên tôi nói với Mục sư Tim về chuyện đó sẽ như thế nào – Còn có ai khác nói đây? Bên cạnh đó, tôi chỉ muốn giữ cho ông ấy khiêm tốn. Điều cuối cùng chúng ta cần là một mục sư tự cao tự đại.”

Chấp sự Phil chẳng là gì nếu không phải là một kẻ ngang ngược. Ông ấy không cố gắng làm cho cuộc sống của Mục sư Tim trở nên khốn khổ, mặc dù anh ấy thường làm được. Anh ấy chỉ đơn giản là tự mình đảm nhận việc giữ vững lập trường cho mục sư. Thành thật mà nói, Phil không muốn hội thánh thay đổi nhiều, nhưng anh có thể ngửi thấy mùi mong muốn đổi mới phảng phất từ ​​văn phòng mục sư.

Mới tuần trước, Tim còn “mơ ước” được bắt đầu thực tập mục vụ và—thì đấy! cứ như thế!—kết thúc hai chương trình lâu dài của nhà thờ để tài trợ cho nó. Phil thích cẩn thận bọc kín những lời phàn nàn của mình. “Một số người đang nói về chuyện này như vầy…” là một câu mà  Phil thíchnói. (Điều quan trọng là Mục sư Tim biết rằng đó không chỉ là mối quan tâm của Phil.)

Phil không phải là một chấp sự lý tưởng sao? Tôi nghĩ chúng ta có thể đồng ý rằng anh ấy không như vậy.

Lầm tưởng 5: Các chấp sự nên điều hành mọi việc

“Chào mừng đến với Nhà thờ First Baptist, nơi các mục sư nói mọi điều và các chấp sự điều hành mọi việc. (Nghiêm túc mà nói, nếu bạn muốn hoàn thành một việc quan trọng nào đó quanh đây, bạn phải thuyết phục được những chấp sự đó.)”

Steve ngồi trong hội đồng quản trị của một vài tổ chức; không gì làm anh hài lòng hơn là phục vụ với tư cách là chấp sự tại First Baptist. Anh yêu mến hội thánh và quan tâm đến sức khỏe lâu dài của hội thánh. Steve hài lòng với việc mục sư dẫn đường về những điều thuộc linh—một tấm bằng treo trong văn phòng của anh ấy nói rằng xét anh ấy đã có bằng Cao Học Thần Học —nhưng nhiệm vụ của chấp sự là giám sát mọi thứ khác, phải không?

Cách tiếp cận này không phải là hiếm. Tôi nghĩ về cách một người bạn là mục sư mô tả cho tôi cái tâm trí mà anh ấy thừa hưởng trong hội thánh của mình:

Về cơ bản, các trưởng lão và chấp sự có các phạm vi thẩm quyền riêng biệt nhưng ngang nhau: các trưởng lão quản lý “phần thuộc linh”; các chấp sự cai quản “phần thể lý.” Điều này có ý nghĩa gì trong thực tế áp dụng? Các chấp sự không thể ra lệnh cho những trưởng lão làm gì với các vấn đề thuộc linh, vì đó là “đường lối” của họ; và các trưởng lão không thể ra lệnh cho các chấp sự làm gì với những vấn đề thực dụng, vì đó là đường lối của họ.

Khi các chấp sự bắt đầu hoạt động với chức nănglà người chăn dẫn dắt cả hội thánh, hoặc với tư cách là ban giám đốc giám sát nhiều nhân viên và ủy ban khác nhau, phần mô tả công việc (job description) trong Kinh thánh cho chức vụ này trở nên mơ hồ. Hơn nữa, bất kỳ cấu trúc nào khuyến khích các chấp sự hoạt động như một đối trọng với mục sư hoặc các trưởng lão—cơ quan thứ hai của cơ quan lập pháp để “kiểm tra và cân bằng” các quyết định mục vụ—đã vượt quá giới hạn của Kinh Thánh.

Kỵ binh của những người hầu việc.

Cho dù vai trò của các chấp sự trong hội thánh của bạn đã bị thổi phồng hoặc hạ giảm một cách sai lầm, thì giải pháp không phải là chuyển từ thái cực này sang thái cực khác, mà là phục hồi các chấp sự về mục đích Kinh thánh đã định và vai trò không thể thay thế trong Kinh thánh.

Các chấp sự không phải là hội đồng quản trị thuộc linh của hội thánh, cũng không phải là ban điều hành mà mục sư trả lời về các trách nhiệm ban đặt ra cho mục sư. Họ là một đội kỵ binh gồm những người hầu việc, được ủy thác nhiệm vụ thực hiện tầm nhìn của các trưởng lão bằng cách điều phối các mục vụ khác nhau trong hội thánh. Họ giống như Lực Lượng Hoạt Động Đặc biệt của một hội thánh, hoàn tất các nhiệm vụ mà người khác không thấy được với lòng dũng cảm và vui mừng.

Cảm ơn Chúa về các chấp sự hay các phó tế trung tín.

 

 

 

Lược dịch theo:  Ngọc Nga 

Nguồn: https://www.thegospelcoalition.org

Bài Viết Chọn Lọc

Bài Viết Được Quan Tâm

Bài Viết Liên Quan