8 Thói Quen Vun Trồng Tâm Linh Khỏe Mạnh

Share

Xin sẻ chia với bạn đọc một “Quy Luật Chung” vun trồng tâm linh được xây dựng bởi 8 thói quen, 4 làm mỗi ngày và 4 làm mỗi tuần. 

Những thói quen mỗi ngày:

  • quỳ gối cầu nguyện vào buổi sáng, giữa ngày và trước khi đi ngủ. 
  • một buổi ăn (thông công) với người khác
  • một tiếng đồng hồ ngắt tất cả điện thoại
  • đọc Kinh Thánh trước khi mở điện thoại

Những thói quen mỗi tuần:

  • một tiếng đồng hồ trò chuyện với một người bạn
  • dùng mạng xã hội để nghe, đọc hay học những bài học Kinh Thánh hay dưỡng linh trong 4 tiếng đồng hồ
  • kiêng ăn một loại thức ăn nào đó trong 24 tiếng đồng hồ 
  • Giữ ngày Sa-bát, có một ngày nghĩ biệt riêng để thờ phượng, ca ngợi và cầu nguyện.

Mỗi thói quen kể trên đi đôi với hai lãnh vực bày tỏ khác nhau. Lãnh vực bày tỏ thứ nhất là kính yêu Đức Chúa Trời và yêu thương người lân cận. Có bốn thói quen tập chú vào mỗi loại tình yêu thương này. Lãnh vực bày tỏ thứ hai là làm nổi bật rõ lên sự “trân trọng” và sự “đề kháng” cũng với bốn thói quen chú trọng nuôi dưỡng sự làm nổi bật rõ lên này.

KÍNH YÊU CHÚA

Một cách khác giúp nhìn vào những thói quen này là chúng gắn liền với lòng kính yêu Chúa. Chúng ta được dựng nên để kính yêu Chúa và được Chúa yêu thương. Chỉ trong ánh sáng của tình yêu của Ngài mà Chúng ta thấy được mình là ai, cảm xúc được điều đáng cảm xúc và khám phá ra mình cần làm những gì với những ngày tháng của mình. Vì thế bốn thói quen của “Quy Luật Chung” hướng đến việc mở mắt chúng ta để chúng ta biết Đức Chúa Trời là ai, chấp nhận tình yêu thương mà Ngài ban cho một cách nhưng không và đáp ứng với cái nhìn chăm chút mà Chúa luôn đặt trên chúng ta:

  • Ngày Sa-bát, ngày nghĩ trọn vẹn để thờ phượng tương giao.
  • Kiêng Ăn
  • Cầu Nguyện
  • Đặt Kinh Thánh đi trước điện thoại.

YÊU THƯƠNG “NGƯỜI LÂN CẬN”

Khi chúng ta nghĩ đến những thói quen tốt hơn, chúng ta thường dễ nghĩ về sự phát triển bản thân của mình. Nhưng đừng để cho bất cứ điều gì đi ra khỏi mục đích của Quy Luật Chung. Những thói quen này là để thực hành với những người khác và cho bản thân họ:

  • Những bữa ăn
  • Trò chuyện
  • Tắt điện thoại
  • Kiểm soát truyền thông

Chữ “người lân cận” được dùng với ý nghĩa của thế giới thời Tân Ước. Người lân cận là bất cứ một ai, là mỗi một người cần tình yêu thương của chúng ta: gia đình, bạn hữu, kẻ lạ và cả kẻ thù. Bốn thói quen này là để dùng thời giờ một cách có ý nghĩa với những người khác. Chúng giúp chúng ta ngưng lại những lịch trình bận rộn để nghĩ đến cộng đồng. Chúng khích lệ chúng ta hãy gác mọi thứ dụng cụ làm việc và trở nên “có hiện diện” với những người khác. 

Một người bạn hỏi tôi “Quy Luật Chung” này có giúp chúng ta chăm sóc cho chính mình không, và câu trả lời của tôi là, “Có, vì chúng ta được dựng nên để vui vẻ khi chúng ta chú ý đến người khác.” Những thói quen này được kiến tạo để giúp chúng ta tiêu dùng những ngày của chúng ta cho người khác, hơn là chỉ cho chúng ta một cách ích kỷ.

TRÂN QUÝ

Trân quý là một sự nhắc nhỡ rằng có rất nhiều sự tốt lành trong thế giới Chúa làm nên. Sự hiện diện của Chúa – không phải sự vắng mặt – là sự kiện chính yếu của thế giới. Rằng chúng ta cần lẫn nhau – không phải là hại lẫn nhau – là một lẽ thật chính yếu của bản chất là một con người. Trong những thói quen trân quý, chúng ta cố gắng huấn luyện thân thể và tấm lòng của chúng ta để yêu Chúa như Ngài thật yêu và để hướng đến người lân cận như chúng ta được dựng nên để làm như vậy. Những thói quen của tính trân quý là:

  • Ngày Sa-bát, ngày nghĩ để thờ phượng và thông công.
  • Cầu nguyện.
  • Cùng ăn.
  • Trò chuyện.

ĐỀ KHÁNG

Khi chúng ta thực hành sự đề kháng, chúng ta biết rõ ma quỷ và sự đau khổ là những gì rất thực hữu, dù chúng không phải là cách mà thế giới được làm nên. 

Thế giới của chúng ta có đầy cả ngàn những thói quen không thấy được như: sợ hãi, giận dữ, lo lắng, ganh ghét mà chúng ta không ý thức hay ý thức nhận lấy. Nếu chúng ta không làm gì hết, chúng ta sẽ được dạy để yêu những thứ mà chúng sẽ xé nát chúng ta. 

Chúng ta phải chiến đấu, mở mắt ra để thấy cách mà giới truyền thông tạo nên sự sợ hãi và thù ghét, cách mà những màn ảnh (TV hay phim hay điện tử vv…) âm thầm tạo dựng chúng ta, và để thấy những điều quá trớn và biếng nhác đang dạy chúng ta yêu chính mình hơn tất cả mọi sự khác.

Nhưng hãy nhớ là sự đề kháng có một mục đích: để yêu thương. Những thói quen của sự đề kháng không phải là để che chắn chúng ta khỏi thế gian nhưng để hướng chúng ta đến với nó. Chúng không phải là để cho chúng ta có cảm giác tốt về điều chúng ta làm cho chính mình. Chúng hiện hữu để chúng ta có thể cảm thấy sự bình an về những gì mà Chúa đã làm cho chúng ta. Những thói quen của sự đề kháng là:

  • Kiêng ăn
  • Kinh Thánh đi trước điện thoại.
  • Đóng điện thoại.
  • Quản lý sự truyền thông.

 

Ngọc Nga 

(Lược dịch theo: outreachmagazine.com)

Bài Viết Chọn Lọc

Bài Viết Được Quan Tâm

Bài Viết Liên Quan