Hỡi Người Trai Trẻ, Hãy Mạnh Mẽ – Phần 11

Share

Chương 11 

Bốn cạm bẫy cảm xúc

Cảm xúc rất tuyệt vời. Đức Chúa Trời đã ban chúng cho chúng ta để chúng ta có thể cảm nhận những trải nghiệm của cuộc sống. Cuộc sống chắc hẳn sẽ rất buồn tẻ và vô nghĩa nếu chúng ta không có cảm xúc. Những cảm xúc lành mạnh khiến chúng ta yêu thương, vui mừng, tỉnh táo, và thậm chí là buồn nếu cần thiết.

Nhưng cảm xúc cũng rất tàn nhẫn. Nếu những cảm xúc đó không được kiểm soát, chúng sẽ sai khiến bạn chứ không còn giúp đỡ bạn nữa. Cảm xúc không được kiểm soát có thể dẫn đến những hậu quả rất nghiêm trọng. Chúng ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống – thể chất, thần kinh và tinh thần của bạn. Trầm cảm nặng và ngay cả tự tử thường liên quan đến những vấn đề về cảm xúc.

Chúng ta phải biết rằng cảm xúc là đầy tớ của chúng ta chứ không phải là ông chủ của chúng ta. Chúng ta đang thảo luận về cảm xúc để giúp bạn vui hưởng chúng theo cách mà Đức Chúa Trời mong muốn.

CM XÚC NH HƯỞNG ĐN BN NHƯ TH NÀO?

Cảm xúc (hay tình cảm) hay thay đổi. Chúng có thể thay đổi rất nhanh chóng. Khi một điều gây thất vọng nào đó xảy ra có thể khiến bạn cảm thấy như là cả thế giới đều sụp đổ trên bạn. Một lời khen nào đó có thể khiến bạn cảm thấy phấn khởi. Cảm xúc thường không thể đoán trước được, vì chúng không gắn với thực tế. Bạn có thể có một công việc tốt và một gia đình êm ấm và đẹp lòng Đức Chúa Trời, nhưng đôi khi bạn lại cảm thấy như có gì đó không ổn với cuộc sống của mình bởi vì ngày hôm đó nhiều mây hoặc bạn cảm thấy mệt mỏi.

Cảm xúc rất mạnh mẽ. Chúng sẽ làm cho bạn cảm thấy tốt đẹp nếu mọi thứ đi theo ý của bạn. Hoặc chúng sẽ làm cho bạn cảm thấy như không thức dậy nổi vào buổi sáng nếu có một chút gì đó mù mịt. Chúng sẽ sai khiến bạn nếu như bạn cho phép. Đôi khi bạn phải kiểm soát thật chặt chẽ cảm xúc của mình. Một người kia nhận ra rằng khi anh ta thấy mình có suy nghĩ: “Tôi không thích điều đó chút nào,” anh đã nói với chính mình: “Vậy thì sao nào, dù sao ta cũng phải thực hiện thôi.” Đã bao giờ bạn bắt đầu một ngày mà bạn cảm thấy đầy hối tiếc về chính mình? – và chắc chắn là, cả ngày hôm đó bạn tìm thấy lý do để thương hại chính mình.

Kiểm soát cảm xúc là một phần quan trọng để được lớn mạnh trong đời sống thuộc linh. Có bốn điều có thể gây ra rắc rối nếu bạn không xử lí chúng. Việc đầu tiên là phải đối mặt với lương tâm. Mặc dù lương tâm hoàn toàn tốt đẹp và cần thiết, nó cũng có thể gây phiền hà và ảnh hưởng đến cảm xúc.

VN Đ CA MT LƯƠNG TÂM QUÁ NHY CM

lương tâm của một số người không đủ nhạy cảm. Những người như vậy có thể gian lận, lừa dối, hoặc trộm cắp và không có vấn đề gì cả. Mặt khác, lương tâm của một số người lại làm việc quá nhiều. Ngay cả khi họ đã ăn năn và xin lỗi về những gì mà họ đã làm sai, họ vẫn cứ đắn đo suy nghĩ liệu xin lỗi như vậy đã đúng hay chưa.

Một người trẻ tuổi với khó khăn này hầu như luôn e sợ không dám cảm thấy tốt đẹp về đời sống Cơ-đốc của mình vì sợ rằng anh ta có thể nhìn ra một điều gì đó mà Đức Chúa Trời không hài lòng. Anh ta e sợ không dám kể một câu chuyện và nói bất cứ điều gì một cách chắc chắn, vì sợ rằng sau đó anh sẽ nhận ra rằng mình không hoàn toàn đúng. Một lương tâm như thế có thể gây ra rất nhiều khổ sở!

Khi bạn làm điều tội lỗi, lương tâm của bạn sẽ làm việc rất triệt để, và thực sự là bạn đã làm điều gì đó sai trái. Khi đó hãy chú ý đến nó. Nhưng nếu lương tâm của bạn làm phiền bạn về những thứ không quan trọng hoặc không cần phải để tâm đến, bạn cần phải đối mặt với điều đó và xác định nguyên nhân gây ra vấn đề này.

Có lẽ bởi vì bạn thiếu đức tin. Nếu bạn xưng nhận tội lỗi và bồi thường đầy đủ, mà vẫn cảm thấy rằng Đức Chúa Trời không tha thứ cho bạn, thì liệu rằng bạn có tin nơi Đức Chúa Trời không? “Vì người nào đến gần Đức Chúa Trời phải tin rằng Ngài thực hữu, và Ngài là Đấng ban thưởng cho những ai tìm kiếm Ngài.”

Lương tâm quá nhạy sợ rằng bạn đã không đủ siêng năng trong việc tìm kiếm Chúa. Nhưng chúng ta được cứu, không phải bởi việc chúng ta đến với Đức Chúa Trời theo một cách trọn vẹn, nhưng bởi việc chúng ta tin rằng Đức Chúa Trời cứu chúng ta. Sa-tan có thể dùng những lí luận để chứng minh rằng lòng bạn có gì đó sai trật với Đức Chúa Trời. Bạn càng chống cự, hắn sẽ càng lí luận! Đừng bao giờ tranh luận với ma quỷ về điều bạn đã giải quyết với Đức Chúa Trời. Thay vào đó, hãy nói rằng: “Hỡi Sa-tan, hãy lui ra khỏi ta.” – và sau đó cứ tiếp tục sống, vững tin vào Chúa hơn là cho phép lương tâm làm phiền bạn.

Tất nhiên, vấn đề có thể không phải là vì bạn thiếu đức tin. Có lẽ lương tâm của bạn nhạy cảm hơn của người khác một cách rất tự nhiên. Bạn có thể là loại người thực hiện theo chính xác những quy tắc của cha bạn hơn những người khác. Có lẽ là cảm xúc của bạn có thể dễ dàng bị tổn thương. Nhưng hãy nhớ rằng, sự nhạy cảm của bạn không phải lúc nào cũng cho bạn thấy cuộc sống thực.

Hãy nhớ rằng lương tâm của bạn không nắm quyền quyết định cao nhất. “Nếu lòng chúng ta lên án chúng ta, Đức Chúa Trời còn vĩ đại hơn lòng chúng ta, và Ngài biết hết mọi sự.” Những gì Đức Chúa Trời phán trong Lời của Ngài mới có quyền hạn tối cao, và lương tâm chỉ là một kênh Đức Chúa Trời dùng để chạm đến chúng ta. Thông thường, lương tâm khá đáng tin cậy. Nhưng Kinh Thánh phải là “kim chỉ nam” của lương tâm. Chỉ khi nào lương tâm của bạn hoàn toàn thống nhất với Lời Đức Chúa Trời thì mới có thể tin tưởng nó được.

Có một cách khác để xử lý lương tâm nhạy cảm là tìm kiếm lời khuyên từ những người trưởng thành thuộc linh. Khi tâm trí bạn rối bời, việc nhận được sự giúp đỡ từ một người mà bạn tin tưởng sẽ là rất hữu ích. Sự giúp đỡ từ người đó có thể vẫn còn nguyên giá trị khi bạn đối mặt với một vấn đề tương tự.

Cuối cùng, hãy tin cậy Đức Chúa Trời với một đức tin như con trẻ. Đức tin là một hành động của ý chí chứ không phải là vấn đề của cảm xúc. Tiếp nhận những lẽ thật trong Kinh Thánh và công bố cho cá nhân bạn. Hãy tin nơi lòng thương xót vào sự tốt lành của Đức Chúa Trời cho tất cả những ai biết hối cải. Nếu bạn thành thật, Ngài sẽ dắt đưa bạn vào đường ngay lối thẳng. Nếu bạn hết lòng tìm kiếm Ngài, bạn có thể yên nghỉ trong sự chắc chắn rằng Đức Chúa Trời chấp nhận bạn.

Hãy tạ ơn Đức Chúa Trời về lương tâm của bạn. Hãy gìn giữ lương tâm của bạn, và nó sẽ giúp ích cho bạn lắm đấy. Hãy xử lí những sai phạm để bạn có một lương tâm thanh thản.

THẾ NÀO LÀ PHỨC CẢM TỰ TÔN

Một người phức cảm tự tôn (mặc cảm tự tôn) luôn nghĩ là mình đẹp hơn, thông minh hơn, mạnh mẽ hơn, cao quí hơn hay được nhiều người biết đến hơn. Anh ta luôn muốn làm rõ vấn đề ai là người toàn diện nhất.

Có thể nhận thấy thái độ này trong cách anh ta đối xử với những người khác. Có thể anh ta luôn chê bai người khác, hoặc lên giọng kẻ cả. Anh ta đưa ra lời khuyên một cách dễ dàng bởi vì cuối cùng thì ai là người có nhiều câu trả lời hơn? Anh ta cũng có thể rất châm biếm và coi thường người khác để củng cố “sự vĩ đại”của mình. Phức cảm tự tôn liên quan đến sự kiêu ngạo.

Người kiêu ngạo thậm chí không đứng lên để đưa ra ý kiến. Giả sử bạn nhanh nhẹn hơn hoặc thậm chí thông minh hơn một số người khác; liệu điều đó có cho bạn có bất kỳ quyền nào để khoe mình không? Đức Chúa Trời đã ban cho bạn khả năng của bạn đúng không? Vì Đức Chúa Trời ban cho chúng ta mọi sự nên không ai có quyền giành vinh hiển cho riêng mình. Tất cả vinh hiển phải quy cho Chúa. Làm thế nào để xử lý phức cảm tự tôn: Dán cho nó cái nhãn là kiêu ngạo. Đó là một đặc điểm của con người cũ, con người chưa được tái sanh, và nó cần phải bị đóng đinh.

Hãy gần gũi Chúa. Hãy thử xét xem mình đạt đến đâu so với tiêu chuẩn của Chúa chứ đừng so sánh với người khác. Điều này luôn luôn tạo ra sự khiêm nhường. Khi so với tiêu chuẩn của Đức Chúa Trời, ai có thể nói mình vượt trội hơn? Bất kể chúng ta là ai và những gì chúng ta làm được, tất cả đều bởi ân sủng của Đức Chúa Trời.

HIU BIT V PHC CM T TÔN

những người cảm thấy mặc cảm tự ti khổ sở về ý tưởng sai lầm rằng mọi người khác đều tốt hơn họ. Vì họ nghĩ rằng người khác luôn làm tốt hơn họ nên họ không dám thử. Thường thì họ không thấy thoải mái với những người khác và không muốn làm hay nói điều gì để thu hút ánh mắt của mọi người về phía họ. Thông thường, họ đánh giá mọi người rất cao. Và họ tin rằng với lối suy nghĩ đó, họ đang sống khiêm nhường.

Khiêm nhường thật có thể được đánh giá cao, nhưng phức cảm tự tôn rất tai hại. Thường thì một người mặc cảm tự ti căm ghét chính những suy nghĩ của mình. Mặc dù anh ta thấy mình là một người thấp kém hơn nhưng anh không thích điều đó. Anh ta căm ghét những người tích cực hơn hay có năng khiếu hơn. Anh ta tự thương hại cho mình. Anh ta thường nói về sự ngớ ngẩn và tính hay quên của mình và những điều tương tự như thế.

Phức cảm tự tôn giống như kiêu ngạo và cả hai điều thuộc về con người cũ, chưa được tái sinh. Nếu ai đó phàn nàn về chính bản thân mình, người đó đang nói xấu Đấng Tạo Hoá. Người đó đang nói với Đức Chúa Trời rằng, “Tại sao Ngài tạo ra con nông nỗi này?”

Một cách khác, người ấy bị hư hỏng bởi sự khiêm nhường giả tạo và thất bại trong việc phát triển tiềm năng mà mình đang có. Mỗi người đều có điểm mạnh của mình. Nhưng một số người chôn vùi những tài năng mà họ có vì họ cứ tiếp tục suy nghĩ về những tài năng mà họ không có.

Bạn nên làm gì nếu bạn có những xu hướng như vậy? Hãy có cái nhìn của Đức Chúa Trời. Hãy nhớ rằng đối với Đức Chúa Trời tất cả mọi người đều quan trọng như nhau và có giá trị như nhau. Đúng là có những sự kêu gọi khác nhau và những ân tứ khác nhau. Nhưng cần phải có tất cả mọi người hợp tác với nhau thì mới có thể quản trị thế giới. Hãy nhắc nhở bản thân rằng tất cả mọi người đều thực sự quan trọng, trong đó bao gồm chính bạn nữa. Khiêm nhường thật không nhìn thấy chính mình giỏi hơn hay tệ hơn mọi người nhưng nhìn thấy mình là chính mình.

Và hãy quên đi việc bạn giỏi hơn hay tệ hơn. Một người đàn ông đã từng hỏi một câu hỏi khá đơn giản: “Chúng ta không nên cảm thấy khiêm tốn, và chúng ta cũng không nên cảm thấy tự hào. Vậy chúng ta phải cảm thấy sao?” Câu trả lời là: Tại sao cứ phải suy nghĩ về bản thân mình? Hãy chấp nhận chính mình như Đức Chúa Trời đã tạo dựng bạn. Ngài chấp nhận bạn vì nếu Ngài không chấp nhận bạn thì sao Ngài lại tạo nên bạn như vậy. Ngài đã có lý do đặc biệt để tạo nên bạn theo cách đó. Hãy đến gần Ngài, và cảm nhận tình yêu của Ngài. Rồi cuộc sống của bạn sẽ có giá trị.

X LÝ CM GIÁC KHÔNG AN TÂM

Hầu như tất cả mọi người có cảm giác không an tâm. Mọi người đều cần một ít. Nó có thể là một khối tài sản hay nợ phải trả, tùy thuộc vào cách ta xử lý nó. Một tín hữu có thể khai thác sự không an tâm và khiến nó phục vụ cho mình.

Sự không an tâm có thể khiến bạn không quá tự tin. Không quá tự tin trong khi lái xe trên đường cao tốc có thể khiến bạn trở nên một tài xế xe an toàn hơn. Có đủ cảm giác không an tâm khiến bạn thận trọng (giúp bạn không lái xe quá sát xe người khác, và lái chậm khi điều kiện đường sá là nguy hiểm) và cuối cùng đem ích lợi cho bạn.

Sự thận trọng này cũng có hiệu quả về phương diện thuộc linh. Hãy nhớ Phi-e-rơ đã nói, “Dù tôi phải chết với Thầy, tôi vẫn không chối thầy.” Nhưng cùng đêm đó ông chối Chúa ba lần. Nếu ông đã thận trọng hơn và ít tự tin vào bản thân, ông có thể sẽ tin cậy Chúa hơn.

Một lượng của sự không an tâm có thể giúp bạn nhạy bén hơn với những người đang tranh chiến với nó. Và nhờ đó bạn có thể cảm thông hơn. Hơn thế nữa, sự không an tâm lành mạnh có thể khiến bạn đến cùng Chúa để được an tâm thật sự. Khiêm nhường thật là một bông trái thuộc linh.

Cảm giác không an tâm trở thành một điều nặng nề khi nó làm cho bạn cảm thấy khó chịu và bị đe dọa bởi những hoàn cảnh. Nó có thể làm cho bạn cảm thấy rằng người khác đang chống lại bạn và sẽ lợi dụng bạn ngay khi có cơ hội. Nó có thể đưa bạn đến chỗ thấy rằng mọi sự người khác làm đều gây vấp phạm cho cá nhân bạn. Những người có cảm giác không an tâm thường cố gắng để tránh bị tổn thương bởi những người khác. Họ có xu hướng có một nhóm bạn bè khép kín. Thông qua đó, họ hy vọng sẽ tránh bị khước từ hoặc bị đe dọa.

Bạn có thể làm gì nếu cảm giác không an tâm gây ra rắc rối? Về cơ bản, tương tự như vậy, bạn sẽ xử lý với những vấn đề tình cảm khác. Đầu tiên, hãy sống trong sự an ninh của tình yêu thương của Đức Chúa Trời. Thứ hai, đừng quá quan tâm đến điều người khác nghĩ về bạn. Những gì Chúa nghĩ về bạn mới quan trọng. Thứ ba, đừng cố tự bảo vệ mình khỏi mọi tổn thương. Hãy sống ngay thẳng và chấp nhận bất cứ điều gì dù là niềm vui hay nỗi buồn mà việc sống ngay thẳng mang lại. Tóm lại, hãy quên đi chính mình và sống cho Chúa với tất cả tấm lòng của bạn.

SNG VI CM XÚC CA BN

Rắc rối về tình cảm thường liên quan đến các vấn đề tâm linh. Nhưng chúng cũng có thể liên quan đến các vấn đề về thể chất, chẳng hạn như một sự mất cân bằng hóa học trong cơ thể, mệt mỏi, hoặc thậm chí bị gãy chân. Đôi khi bạn cũng cần phải nhận được sự giúp đỡ. Trước khi bạn đi đến bác sĩ vì cảm xúc của bạn đang gây ra rắc rối, hãy xem liệu bạn có một vấn đề nào về thuộc linh không, hãy tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn thuộc linh, chẳng hạn như mục sư của bạn. Các bác sĩ đóng vai trò quan trọng khi vấn đề bạn gặp phải liên quan đến thể chất, nhưng bác sĩ có thể gây tai hại nếu cố giải quyết những vấn đề thuộc linh.

Duy Đức Chúa Trời là nguồn của sự chữa lành đích thực và là nguồn sức khỏe đích thực. Tin cậy Ngài để tạo ra bình an vĩnh cửu và sự thỏa nguyện lâu dài. Bước đi trong mối quan hệ mật thiết với Ngài là nguồn sức mạnh tốt nhất. Rồi bạn có thể tránh được những cạm bẫy tình cảm và tận hưởng đời sống sung mãn mà Chúa Giê-xu đến để ban cho bạn.

Bài Viết Chọn Lọc

Bài Viết Được Quan Tâm

Bài Viết Liên Quan