Lời Cầu Nguyện Đức Tin

Share

 

[bs-quote quote=”Hãy hết lòng cầu nguyện, nài xin; trong mọi trường hợp, hãy nhờ Thánh Linh mà cầu nguyện. Để đạt mục đích ấy, hãy tỉnh thức và kiên trì Trọn Vẹn, cũng hãy cầu thay cho tất cả các thánh đồ” style=”style-15″ align=”center” author_name=”Ê-phê-sô 6:18″][/bs-quote]

Trong các chương kế tiếp, chúng ta sẽ bàn đến các loại cầu nguyện khác nhau được tìm thấy trong Lời Đức Chúa Trời.

Bản dịch Moffalt của Êphêsô nói, “…hãy nhờ Thánh Linh mà cầu nguyện, bằng tất cả cách cầu nguyện…” Bản dịch khác nói. “Cầu nguyện bằng tất cả loại cầu nguyện.”

Trong bài học nghiên cứu này, chúng ta đang xem xét các loại cầu nguyện được minh họa trong Tân Ước. Chúng ta quan tâm chủ yếu trong Tân Ước, vì đó là giao ước chúng ta sống. Chúng ta không sống dưới Cựu Ước. Những ai dưới Cựu Ước đều đang sống dưới bóng của những việc sắp đến. Nhưng tại sao lại sống dưới bóng, khi mà bạn có thể sống dưới ánh sáng.

Các Loại Cầu Nguyện Trong Tân Ước

Do lấy một số ví dụ về cầu nguyện ở thời Cựu Ước dùng cho thời Tân Ước nên đã tạo ra nhiều thất thiệt. Chúng ta đang sống dưới một giao ước tốt hơn, một thời đại tốt hơn. Những người sống dưới Giao Ước Cũ không có Danh Jêsus để sử dụng vì Jêsus chưa đến. Do đó, họ chiến đấu chật vật với tà linh và ma quỷ hơn là chúng ta chiến đấu. Nhưng Jêsus đã đến, và Côlôse 2:15 nói, “Trên thập tự giá, Ngài [Jêsus]tước quyền các bậc cai trị và giới cầm quyền, bêu xấu họ và điệu họ đi trong cuộc diễu binh thắng trận của Ngài.”

Vì vậy, đối với chúng ta sống dưới Giao Ước Mới thì sự cầu nguyện là một vấn đề hoàn toàn khác hẳn, vì Satan đã bị đánh bại. Và Jêsus đã ban cho tín hữu uy quyền để sử dụng Danh Ngài trong sự cầu nguyện.

[bs-quote quote=”Đức Jê-sus trả lời: “Thật, Ta bảo các con, nếu các con có đức tin và không nghi ngờ, thì chẳng những các con có thể làm cho cây vả như vậy, mà ngay cả khi bảo ngọn núi này hãy cất mình lên và ném xuống biển thì cũng sẽ được. Bất cứ điều gì các con xin trong khi cầu nguyện với đức tin, thì sẽ nhận được.” ” style=”style-14″ align=”left” author_name=”Ma-thi-ơ 21:21-22″][/bs-quote]

Ở đây Jêsus đang nói về sự cầu nguyện. Ngài đang nói về việc cầu nguyện tin cậy. Ngài đang nói về lời cầu nguyện bởi đức tin.

Trong Phúc Âm Mác, Jêsus phán tương tự như vậy.

[bs-quote quote=”Vì thế, Ta bảo các con, bất cứ điều gì các con cầu nguyện và nài xin, hãy tin mình đã được thì các con sẽ được như vậy.” style=”style-15″ align=”right” author_name=”Mác 11:24″][/bs-quote]

Đây là lời cầu nguyện bởi đức tin. Nó áp dụng chủ yếu cho đời sống cá nhân của một người cho những tình huống và những hoàn cảnh người đó. Nói cách khác, nó áp dụng cho những ước ao của bạn. Mác 11:24 nói về lời cầu nguyện của bạn. Nó không nói về một người nào khác cầu nguyện với bạn. Điều đó sẽ là lời cầu nguyện hiệp ý (Mathiơ 18:19).

Mác 11:24 không nói về một người nào đó hiệp ý với bạn. Mà lại nói, “…khi các con cầu nguyện hãy tin rằng mình đã nhận lãnh…các con sẽ được như vậy [điều gì các ngươi ước ao] (Mác 11:24). Jêsus phán rằng bạn có những gì bạn ước ao nếu bạn cầu nguyện đúng theo Lời Đức Chúa Trời và tin rằng bạn sẽ nhận điều mình cầu xin.

Đôi khi chúng ta phạm những lỗi lầm là lấy nhiều loại cầu nguyện khác nhau rồi nắn nó thành một cục. Khi chúng ta làm điều đó, chúng ta đã đánh mất một số phước hạnh của Đức Chúa Trời. Chúng ta cần hiểu rõ có những nguyên tắc hay những luật lệ hay những luật thuộc linh mà chi phối những loại cầu nguyện. Mỗi một nguyên tắc này không áp dụng cho mọi loại cầu nguyện.

Chẳng hạn, có những nguyên tắc chi phối trong các trò chơi, nói cách chung chung, tất cả đều ở dưới sự phân hạng theo thể thao. Khi chúng ta nói về sự cầu nguyện, nói chung thì tất cả loại cầu nguyện đều dưới danh nghĩa là loại cầu nguyện. Nhưng sẽ có nhiều loại cầu nguyện hơn bởi vì Êphêsô 6:18 nói, “Hãy hết lòng CẦU NGUYỆN [hay là đủ loại cầu nguyện], và hãy nhờ Thánh Linh mà cầu nguyện…” Tất cả lời cầu nguyện là cầu nguyện nhưng có những lời cầu nguyện khác nhau.

Chẳng hạn, có nhiều trò chơi khác nhau và mỗi một trò chơi đều có luật lệ riêng. Có một số luật lệ áp dụng cho trò chơi bóng rổ, nhưng không áp dụng cho trò chơi bóng đá. Nếu bạn sử dụng cùng một nguyên tắc này cho những trò chơi khác, bạn sẽ gặp lẫn lộn.

Tôi nghe một câu chuyện trên báo về một người đến từ Âu Châu, và để giải trí, ông ta tham dự vào trò chơi bóng rổ ở thành phố NewYork. Người này thật sự không biết nhiều về trò chơi bóng rổ bởi vì ông không chơi tại nước của ông. Ông đã hỏi nhiều câu hỏi nhưng không hiểu một số các thành ngữ được sử dụng.

Tôi nghĩ rằng đôi lúc chúng ta giống như kiểu này về thuộc linh. Vì vậy, người ta trở nên lẫn lộn nếu họ không hiểu những nguyên tắc chi phối những loại cầu nguyện khác nhau. Bạn thấy không, mặc dù có nhiều loại cầu nguyện, cùng những nguyên tắc không áp dụng cho mỗi một trường hợp. Nếu bạn cố gắng áp dụng cho tất cả những loại cầu nguyện khác nhau, điều đó sẽ trở nên lẫn lộn.

Lời Cầu Nguyện Dâng Mình Khác Với Lời Cầu Nguyện Đức Tin

Chẳng hạn, một số người nghĩ rằng bạn phải kết thúc mọi lời cầu nguyện bằng một cụm từ, “Nếu là ý của Chúa.” Khi bạn thắc mắc về điều đó, người ta sẽ nói rằng Jêsus đã cầu nguyện theo cách đó. Nhưng Ngài không cầu nguyện theo cách này mỗi lần Ngài cầu nguyện. Ngài chỉ cầu nguyện theo cách này trong một trường hợp và dành cho một loại cầu nguyện (Luca 22:42).

Chẳng hạn, khi Jêsus khiến Laxarơ sống lại, Ngài không đứng tại mộ Laxarơ nói, “Chúa ơi, nếu đó là ý Ngài xin hãy khiến Laxarơ sống lại.” Không, Jêsus nói, “….Thưa Cha, con cảm ơn Cha vì đã nhậm lời con! Con biết Cha luôn luôn nghe lời con cầu xin…” Giăng 11:41, 42).

Sau đó Jêsus bảo Laxarơ bước ra và Laxarơ bước ra khỏi mộ. Lời cầu nguyện mà Jêsus đã cầu nguyện là cầu nguyện để thay đổi một điều gì đó. Bất cứ khi bạn cầu nguyện lời cầu nguyện để thay đổi một điều gì đó thì đừng bao giờ đặt chữ “nếu” trong đó. “Nếu” là dấu hiệu của sự nghi ngờ. Nếu bạn cầu nguyện cách đó, bạn đang sử dụng nguyên tắc sai trật, và lời cầu nguyện của bạn không hữu hiệu điều đó cũng đơn giản thôi.

Jêsus đã cầu nguyện loại cầu nguyện nào, khi sử dụng nhóm từ, “Nếu là ý Chúa”? Đó là lời cầu nguyện tận hiến hay hiến dâng. Có những loại cầu nguyện khác mà đòi hỏi sử dụng chữ “nếu” khi chúng ta không biết chính xác ý muốn của Đức Chúa Trời cho tình huống đó thể nào.

Tại vườn Ghết-sê-ma-nê, Jêsus biết ý muốn của Đức Chúa Trời. Tuy nhiên, Ngài vẫn cầu nguyện lời cầu nguyện tận hiến cho ý muốn của Đức Chúa Trời, “Lạy Cha, nếu Cha muốn, xin cất chén này khỏi con! Dầu vậy xin đừng theo ý Con, nhưng xin ý Cha được nên!” (Luca 22:42).

Jêsus không cầu nguyện lời cầu nguyện để thay đổi một điều gì. Ngài đang cầu nguyện lời cầu nguyện tận hiến hay dâng hiến. Chúng ta dùng cụm từ, “Nếu đó là ý Ngài” trong lời cầu nguyện chúng ta bởi vì chúng ta muốn sẵn sàng để làm những gì Jêsus muốn chúng ta làm. Chúng ta nên sẵn sàng để đi bất cứ đâu và làm bất cứ việc gì Chúa kêu gọi chúng ta làm, dẫu đó là Mục Sư, hay là Giáo sĩ, hay là bất cứ điều gì khác Ngài muốn chúng ta. Vì vậy, trong lời cầu nguyện tận hiến hay dâng mình chúng ta phải cầu nguyện, “Chúa ơi, nếu đó là ý Ngài: hay là “Chúa ơi, nguyện ý Chúa được nên.”

Tuy nhiên, khi liên quan đến việc thay đổi một số điều và nhận lãnh một điều gì nơi Chúa đúng theo lời của Ngài, chúng ta không cầu nguyện, “Nếu đó là ý Chúa.” Chúng ta đã biết đó là ý muốn của Đức Chúa Trời rồi bởi vì chúng ta có lời Đức Chúa Trời cho. Điều đó chính là ý muốn của Đức Chúa Trời mà nhu cầu chúng ta được đáp ứng. Chúa muốn ban cho chúng ta những gì chúng ta cần. Và chúng ta nhận được nhu cầu của mình vì chúng được cung ứng bởi đức tin.

Nhận Được Những Điều Lòng Ước Ao

[bs-quote quote=”Vì thế, Ta bảo các con, bất cứ điều gì các con cầu nguyện và nài xin, hãy tin mình đã được thì các con sẽ được như vậy.” style=”style-3″ align=”right” author_name=”Mác 11:24″][/bs-quote]

Mác 11:24 liên hệ đến việc nhận lãnh những ước ao của lòng bạn, Nó liên hệ đến những việc nhận lãnh “…bất cứ NHỮNG ĐIỀU gì các con ước ao…” Nó liên hệ đến những điều trong thiên nhiên, giống như một cái cây vả đã khô khi Chúa Jêsus rủa nó (Mác 11:14, 20, 21).

Mác 11:24 cũng liên hệ đến sự chữa lành. Ma quỷ cố gắng nói với tôi trên giường bệnh rằng Mác 11:24 không nói về sự chữa lành và những điều về thể xác. Ma quỷ nói rằng câu Kinh Thánh đó chỉ có nghĩa rằng bất cứ những gì tôi ước ao về thuộc linh. Nhiều người lắng nghe ma quỷ và đã bị cướp mất những phước lành mà Đức Chúa Trời dự định cho họ sở hữu trong cuộc sống này.

Kinh Thánh nói, “…Bất cứ điều gì các con ước ao…” (Mác 11:24). Chúng ta có lời Đức Chúa Trời, lời hứa của Ngài, nói rằng những ước ao này có thể được thỏa mãn, chúng ta có những điều mà chúng ta ước ao.

Một số người có thể hỏi, “Vậy những ước ao của tôi là sai thì sao?”

Vâng, nếu ước ao của bạn là sai thì tại sao bạn không được cứu? Nếu bạn ra khỏi mối tương giao với Chúa thì bạn cần ăn năn.

Những ai ra khỏi mối tương giao của Chúa và những ai không được cứu thì sẽ không thể khiến cho Mác 11:24 hành động cho họ. Nhưng một người được cứu và bước đi trong mối tương giao của Đức Chúa Trời sẽ có những ước ao đúng đắn trong tấm lòng.

Bạn không thể nói với tôi những ước ao của tín hữu sẽ là sai nếu người đó bước đi với Chúa và kìm chế xác thịt của mình để vâng phục tâm linh đã được tái sanh. Cơ Đốc Nhân được bảo phải đóng đinh xác thịt. Nhưng ở Mác 11:24, Đức Chúa Trời đang nói về những ước ao của tấm lòng. Chúng ta phải nhận biết rằng chính ý muốn của Chúa muốn tất cả những nhu cầu của chúng ta được thỏa mãn – về thuộc linh, thuộc thể, tài chánh hay vật chất.

Chúng ta không sống dưới Cựu Ước, nhưng vẫn hiểu một điều gì đó thêm về bản chất của Đức Chúa Trời qua việc nghiên cứu Cựu Ước. Bạn sẽ thấy ở Cựu Ước rằng Đức Chúa Trời hứa với dân sự của Ngài không chỉ là những điều thuộc linh. Ngài hứa cho họ rằng nếu họ vâng lời Ngài, thì Ngài sẽ làm thịnh vượng họ về tài chánh vật chất (Phục Truyền 28:1-14).

Đức Chúa Trời cũng bảo dân Ysơraên Ngài sẽ cất đi bệnh tật khỏi họ và số của ngày họ sẽ được ứng nghiệm (Xuất 23:26). Kinh Thánh nói ở sách Thi Thiên, nói về việc giải cứu dân Ysơraên khỏi Aicập, không có một người nào ốm yếu giữa vòng họ (Thi Thiên 105:37). Qua câu đó bạn nhận ra rằng ước tính hai triệu dân Ysơraên Đức Chúa Trời dẫn ra khỏi Aicập!

Đức Chúa Trời quan tâm đến mọi vấn đề liên quan đến đời sống của chúng ta qua chúng ta. Ngài đã thực hiện sự cung ứng đầy đủ cho chúng ta trong mọi lãnh vực của đời sống. Ngài bảo dân sự của Ngài ở Cựu Ước rằng nếu họ giữ lời hứa và mạng lịnh của Chúa, thì họ sẽ ăn những điều tốt nhất của đất (Phục Truyền 28:1-14; Êsai 1:19). Nhóm từ, “những điều tốt nhất của đất” mang một ý nghĩa là dân sự của Chúa sẽ thịnh vượng về vật chất.

Trong Tân Ước, Chúa cũng nói hầu như là tương tự, nhưng nói theo cách khác nhau. Đức Thánh Linh nói qua Giăng trong Giăng thứ ba câu 2, “Anh thân mến! Tôi cầu chúc anh được thạnh vượng trên mọi mặt, được khỏe mạnh về phần xác cũng như vẫn thạnh vượng về phần hồn.”

Chúa phán rằng Ngài sẽ ban những ân tứ tốt cho con cái của Ngài (Mathiơ 7:11). Ngài quan tâm về chúng ta (I Phiêrơ 5:7). Và ở Mác 11:24, Jêsus đã nói về việc ban cho chúng ta những ước ao của tấm lòng. Ngài bảo chúng ta cách để nhận điều đó.

Lời Cầu Nguyện Đức Tin Không Phải Khi Nào Cũng Hữu Hiệu Cho Người Khác

Chúng ta hãy vận hành theo những nguyên tắc đã nêu ra trong lời của Đức Chúa Trời. Nói cách khác, sử dụng Mác 11:24, tôi có thể khiến đức tin của tôi hữu hiệu cho tôi, nhưng không phải khi nào tôi cũng có thể khiến nó hữu hiệu cho người khác. Ý chỉ của người khác và đức tin của người khác cũng có thể tham dự.

Lời cầu nguyện hiệp ý, sự vô tín của một người có thể hủy hoại đức tin của người khác. Nếu người đó là Cơ Đốc Nhân non trẻ, chúng ta sẽ rất thường phải bồng họ trên lời cầu nguyện và đức tin của chúng ta. Nhưng cũng đúng là sau khi một thời gian, Đức Chúa Trời mong mỏi dân sự hãy phát triển đời sống cầu nguyện và đức tin riêng của họ. Đó là lý do tại sao đức tin của bạn không phải khi nào cũng hữu hiệu cho người khác. Nhưng đức tin của bạn sẽ luôn luôn hữu hiệu cho bạn nếu đức tin của bạn đặt trên lời của Đức Chúa Trời.

Là Mục Sư tôi để ý rằng có những người đã được chữa lành chủ yếu nhờ đức tin của tôi. Phải chăng là những người này đến từ các giáo phái khác hay mới được cứu sao? Họ là những con trẻ thuộc linh về lĩnh vực chữa lành thiên thượng. Điều dễ dàng nhất trong thế gian này là khiến cho họ được chữa lành.

Những Cơ Đốc Nhân lâu năm là những người khó được chữa lành nhất. Tôi không muốn nói rằng những người lâu năm về tuổi tác. Tôi muốn nói rằng những người đã là Cơ Đốc Nhân lâu năm nhất. Bạn thấy không, Đức Chúa Trời mong mỏi một Cơ Đốc Nhân đã được dạy dỗ lẽ thật của lời Đức Chúa Trời thì phải có cơ hội lớn lên trong đức tin của chính mình.

Sau chiến tranh thế giới thứ hai có một cuộc phấn hưng về sự chữa lành thiêng thượng tại Mỹ. Nó bắt đầu vào khoảng năm 1947 và kéo dài trong suốt năm 1957 hay 1958. Tôi đã nói chuyện với nhiều nhà truyền giáo chữa bệnh và mỗi người trong họ đều nói tương tự. (Tôi đã có cùng kinh nghiệm liên quan đến vấn đề mà họ đã có). Những người đầy tớ Chúa này đã tổ chức những buổi nhóm – chủ yếu là những Hội Thánh chống lại vấn đề này.

Tất cả những nhà truyền giảng chữa lành này đều nói họ không bao giờ thật sự có thể làm cho người ta được lành cho đến khi hết thảy họ phải trở thành những Cơ Đốc Nhân Phúc Âm Trọn Vẹn. Các nhà truyền giáo chữa bệnh chỉ thở dài khi họ giúp đỡ qua hết thảy những người này. Tại sao? Bởi vì hầu hết những người Phúc Âm Trọn Vẹn đều mong chờ được chữa lành bởi đức tin của người khác.

Chính họ đã làm rất ít trong việc nghiên cứu lời Đức Chúa Trời và để Lời Chúa đi sâu vào trong lòng hay tâm linh của họ. Họ không phát triển đức tin của riêng họ như đáng phải có, vì vậy Đức Chúa Trời không chữa lành họ trên cơ sở đức tin của vị đầy tớ Chúa, bởi vì Ngài mong ước họ hãy phát triển đức tin của riêng họ. Bởi vì họ đã không phát triển đức tin nên họ đã có những lúc khó khăn để nhận lãnh sự chữa lành.

Vào năm 1953 tại một Hội Thánh lớn mà tôi đang giảng, tôi đề cập đến nan đề của các tín đồ Ngũ Tuần không được chữa lành. Một vị trưởng lão điều hành của một tổ chức Phúc Âm Trọn Vẹn nói với tôi rằng ông cũng đã gặp phải cùng một nan đề trong chính tổ chức của ông. Thật ra, ông kể một câu chuyện mà cho thấy nan đề đó quả là lớn lao.

Ông nói với tôi rằng trong suốt những năm trước đây anh Oral Robert đã tổ chức một buổi nhóm trong tiểu bang của họ. (Điều này trước năm 1953). Buổi nhóm của anh Robert được các Hội Thánh Phúc Âm Trọn Vẹn tài trợ hầu hết là những Hội Thánh hàng đầu. Sáu tuần sau buổi nhóm kết thúc, họ đã gửi hàng ngàn tấm thiệp mà trên đó hai câu hỏi đã được in. Hết thảy những người này phải trả lời những câu hỏi này khi kiểm tra tấm thiệp rồi gởi trở lại. Họ không phải ký vào đó.

Họ hỏi mọi người có nhận sự chữa lành khi anh Robert đặt tay trên người đó và cầu nguyện không. Và câu hỏi khác là người đó vẫn còn được chữa lành hay không. Họ gởi hàng ngàn tấm thiệp này trong chính ngay tiểu bang của họ. Họ đã nhận sáu ngàn tấm thiệp trở lại. Và trong sáu ngàn người đã được hỏi thì chỉ có ba phần trăm những người Phúc Âm Trọn Vẹn nói rằng họ đã được chữa lành. Điều đó có nghĩa là chỉ có ba trong một trăm người Phúc Âm Trọn Vẹn nhận sự chữa lành.

Nhưng từ những người có giáo phái, thì bảy mươi phần trăm đã nhận sự chữa lành và sau sáu tuần bảy mươi phần trăm số đó vẫn còn được lành! Đó là bảy trong 100 những người có giáo phái không chỉ nhận sự chữa lành mà còn giữ được sự chữa lành. Điều đó thật hay!

Có một điều gì khác ở đây Đức Chúa Trời mong mỏi những người Phúc Âm Trọn Vẹn là những người biết nhiều hơn. Nhưng nhiều người trong họ không phát triển đức tin đủ của riêng mình để có thể nhận sự chữa lành. Đức Chúa Trời mong mỏi đức tin của họ được phát triển cho đến lúc điểm họ có thể nhận lãnh bởi đức tin của riêng họ, vậy Ngài không thể chữa lành họ trên cơ sở đức tin của anh Robert.

Những người Phúc Âm Trọn Vẹn này đã được dạy Lời Đức Chúa Trời về đức tin và sự chữa lành. Họ đã tham gia các Hội Thánh Phúc Âm Trọn Vẹn. Tuy nhiên, những người này, những người có giáo phái này là những người đến buổi nhóm chưa hề được dạy dỗ về đức tin và sự chữa lành nhưng rất dễ cho họ để nhận lãnh sự chữa lành đặt cơ sở trên đức tin của anh Robert.

Thường thì trong những hoàn cảnh giống như vậy khi một người là Cơ Đốc Nhân con trẻ và không được huấn luyện trong Lời Đức Chúa Trời, thì lời cầu nguyện đức tin sẽ hữu hiệu cho họ. Tôi có thể làm cho người đó được lành bởi đức tin của tôi nơi Lời Đức Chúa Trời. Hầu hết, chính sự kiện những Cơ Đốc Nhân non trẻ hay là những Cơ Đốc Nhân có giáo phái tiến lên phía trước nhận sự cầu nguyện chứng tỏ rằng họ muốn được chữa lành và họ không chống đối sự chữa lành thiêng thượng. Vậy nếu họ chỉ cứ ở trung lập, thì tôi có thể nhận kết quả cho họ căn cứ trên đức tin nơi Lời Chúa.

Tuy nhiên, đôi lúc có những Cơ Đốc Nhân trưởng thành hơn vẫn muốn trở nên con trẻ và để những người khác cứ bồng ẳm họ và tin dùm cho họ. Nhưng điều đó không hữu hiệu. Đức Chúa Trời mong mỏi những người biết cách sử dụng đức tin của riêng họ để vận dụng đức tin và tin Chúa cho chính mình.

Là Mục Sư của một Hội Thánh, tôi thấy có những người đã nhận sự chữa lành khi tôi cầu nguyện cho họ, nhưng sau đó sau một năm hay hơn nữa tôi lại không thể giúp cho cùng một người đó được chữa lành trở lại. Tôi biết rằng tôi đã cầu nguyện cho họ với đức tin mà tôi đã có trước đây. Thật ra, tôi biết rằng tôi đã có đức tin hơn khi tôi cầu nguyện cho họ lần thứ hai bởi vì đức tin của tôi đã phát triển từ khi tôi đã cầu nguyện cho họ hai hoặc ba năm trước khi họ đã sẵn sàng nhận sự chữa lành. Bạn thấy không, đức tin của tôi cũng tăng trưởng. Tuy nhiên, tôi cũng không thể giúp họ được sự chữa lành lần thứ hai. Điều này làm quấy nhiễu tôi là Mục Sư bởi vì là một Mục Sư thì phải quan tâm đến dân sự của mình.

Trong Hội Thánh mà chúng tôi đã làm Mục Sư, chúng tôi bắt đầu có những buổi nhóm chữa lành vào mỗi đêm thứ bảy. Có một người phụ nữ trên xe lăn đến tham dự buổi nhóm. Bà ta bị thấp khớp, và thân thể của bà ta bị cứng đơ. Bà không thể nào xê dịch xung quanh xe lăn và cũng không thể tự nấu ăn và làm việc nội trợ ở nhà. Bà bất ngờ bị cúm, và tôi cầu nguyện cho bà ta. Tôi tin bà luôn luôn được chữa lành khỏi bất cứ bệnh lớn nhỏ nào.

Cuối cùng một nhóm người của chúng tôi đi xuống nhà bà ta để cầu nguyện cho bệnh thấp khớp được Chúa chữa lành. Tôi biết rằng nhiều điều Chúa sắp làm, vì vậy tôi chỉ yêu cầu nhóm cầu nguyện hãy đứng xa khỏi bà. Tôi nói với bà, “Nhân danh Chúa Jêsus, hãy đứng dậy bước đi.” Tất cả những người khác ở trong phòng với tôi đều chứng kiến sự kiện là quyền năng của Đức Chúa Trời nhấc bà ra khỏi xe lăn! Cứ như là ai đó đang bồng bà lên giữa không trung.

Bà được đưa lên cao ra khỏi xe lăn! Lúc đó quyền năng của Đức Chúa Trời bắt đầu đẩy bà ta lên, nhưng bà đã ghì xuống lại, nắm chặt chiếc xe, và khi bà làm điều này thì bà đã ngã trở lại trong chiếc xe lăn.

Tôi nói với bà, “Chị ơi, chị không có một ít đức tin sao?”

Bà ta gặng lại, “Không, tôi không có. Tôi sẽ đi đến ngôi mộ của tôi từ chiếc xe lăn này.” Và bà ta đã làm điều đó.

Chúng tôi không quy trách nhiệm cho người phụ nữ này không nhận sự chữa lành bởi vì khi chúng tôi cầu nguyện cho bà ta, quyền năng của Đức Chúa Trời đã giáng xuống bà. Nếu bà tin ở Chúa và hợp tác với quyền năng chữa lành của Ngài, thì thân thể của bà ta chắc sẽ được giải phóng, được cứu và mọi khớp xương trong thân thể của bà ta chắc chắn đã được chữa lành.

Đó là lý do mà chúng ta có những buổi nhóm và những khóa huấn luyện để dạy cho người ta hầu cho họ có thể tăng trưởng trong đức tin. Một số người có những cơ hội tăng trưởng trong đức tin của họ, nhưng họ đã không thực hiện điều đó. Bây giờ chính họ cũng không tập trung thích ứng với lời của Chúa vì vậy đức tin của họ không tăng trưởng đó là một tình huống không tốt.

Cách đây nhiều năm, khi tôi học biết rằng một người chị kia đã bị ung thư, và tôi đến với Chúa trong sự cầu nguyện thay cho chị. (Tôi đứng trên Lời của Đức Chúa Trời cho đời sống của chị và Chúa đã bảo tôi rằng chị ấy sẽ sống và không chết.) Vâng, chị đã được chữa lành, và không còn một triệu chứng ung thư nào nữa trong thân thể. Trong năm năm trôi qua, một phần khác của cơ thể chị đã có ung thư, nhưng không có một liên hệ nào đến phần ung thư mà chị được lành. Lần này ở lại trong xương và chị ta từ từ sút cân lần và giảm sút tới sáu mươi chín pounds.

Chúa nói với tôi rằng chị sẽ chết. Tôi cứ hỏi Chúa tại sao không thể thay đổi nó. Chúa bảo với tôi rằng “Ta đã chờ năm năm để bà nghiên cứu Lời Chúa gây dựng đức tin của riêng mình, nhưng bà đã không làm điều đó”. Chị đã được cứu, nhưng Chúa bảo tôi rằng chị sẽ chết. Ngài mong ước chị ta làm một điều gì đó để phát triển đức tin cho riêng mình. Nhưng chị đã không làm và chị đã chết.

Đây là một ví dụ đáng buồn, nhưng đó là thật. Đức Chúa Trời muốn chúng ta phát triển đức tin của riêng mình và tăng trưởng như là những Cơ Đốc Nhân, chứ không chỉ cứ là một con trẻ. Mong chờ người khác bồng bế mình bằng đức tin của họ.

Chúng ta vui lòng giúp đỡ người khác, và chúng ta sẽ làm vậy, nhưng các tín hữu không tiếp tục cứ ở trong tình trạng con trẻ thuộc linh. Nếu bạn có mười đứa con mà hết thảy trong mười đứa cứ ở trong tình trạng con trẻ, thì chúng sẽ không thể nào giúp đỡ lẫn nhau, và bạn sẽ bị hỗn độn! Con cái phải tăng trưởng theo lẽ tự nhiên, và những đứa lớn có thể giúp đỡ những đứa nhỏ. Và cùng một cách như vậy trong thuộc linh, Đức Chúa Trời muốn hết thảy con cái của Ngài tăng trưởng trong Đấng Christ.

Nếu Hội Thánh tăng trưởng, thì vẫn sẽ có tiếp tục những con trẻ sinh ra, đó là lẽ tự nhiên và thích hợp. Nếu mọi người trong Hội Thánh cứ ở trong tình trạng con trẻ về thuộc linh thì ai có thể chăm sóc những con trẻ khác? Chúng ta có một nan đề thật sự kề cận nói về phương diện thuộc linh.

Đức Chúa Trời đã đặt những chức vụ khác nhau trong Hội Thánh (Têsalônica 4:11, 12). Ví dụ, nhà truyền giảng chủ yếu quan tâm đến việc chinh phục linh hồn. Nhưng nếu mọi người là những nhà truyền giảng thì tất cả đều có thể làm là khiến cho người ta được cứu, và các tín hữu mới này luôn luôn là con trẻ bởi vì sẽ không có ai dạy cho họ hay chăm sóc họ, không ai dạy hay chăn giữ họ. Nhưng những con trẻ thuộc linh cần tăng trưởng, nó cần những ân tứ chức vụ khác trong thân thể của Đấng Christ để giúp họ làm điều đó.

Đức Chúa Trời thấy rằng những con trẻ thuộc linh cần người chăn chiên để Ngài có thể lập những Mục Sư trong Hội Thánh (Êphêsô 4:11). Ngài muốn chiên của Ngài được tăng trưởng hơn được trưởng thành hơn, vậy Ngài cũng đặt những giáo sư những Mục Sư trong Hội Thánh. Đôi lúc một Mục Sư cũng có thể thành giáo sư và là người rao giảng. Nhưng vấn đề là, Đức Chúa Trời muốn tất cả những con cái của Ngài tăng trưởng về thuộc linh. Đó là một lý do mà Ngài đã đặt chúng ta trong thân thể tín hữu tại địa phương. Hãy phó thác chính mình cho Hội Thánh địa phương và ngồi dưới chức vụ Mục Sư là cách duy nhất tăng trưởng về thuộc linh.

Nếu chúng ta để xác thịt kiểm soát mình, chúng ta sẽ cứ trở nên con đỏ, con trẻ và ai khác sẽ bồng bế mình về thuộc linh. Nhưng là Cơ Đốc Nhân bạn có thể cầu nguyện lời cầu nguyện đức tin cho chính bạn. Phải ngừng nói rằng bạn không thể. Hãy nói rằng khả năng cầu nguyện trong đức tin thuộc về bạn.

Hãy liên tục nói lời Chúa, nói về những gì về lời Chúa nói về bạn. Hãy đặt tên của bạn ở Mác 11:24 nơi Chúa Jêsus phán “các con”. Hãy lấy Mác 11:24 như là một lời hứa cá nhân cho bạn. Hãy nói rằng, “Chúa Jêsus phán cho tôi, bất cứ điều gì tôi ước ao khi cầu nguyện tôi tin rằng tôi nhận lãnh thì tôi sẽ có nó!” Hãy học cầu nguyện lời cầu nguyện đức tin cho chính bạn rồi nhận sự đáp lời cầu nguyện.

 

(Nguồn: Cầu Nguyện Hiệu Quả, Kenneth E. Hagin)

Bài Viết Chọn Lọc

Bài Viết Được Quan Tâm

Bài Viết Liên Quan