Không Giúp Người Nghèo Khó Là Không Hiểu Tin Lành

Share

Tôi chỉ biết là ngay từ khi khởi đầu, tôi có trong lòng hình ảnh hội thánh – như là một cuộc hôn nhân hay một gia đình.

Karl Marx có một câu nói nổi tiếng, “Cơ đốc giáo là thuốc phiện cho con người,” nhưng tôi nghĩ thực sự đó là một loại muối có mùi thơm. Bởi vì khi quý vị hiểu về ân sủng của Đức Chúa Trời, quý vị tĩnh thức trước sự phi công lý và động tâm bởi lòng thương xót.

Nội dung ở trên khi phát biểu theo chiều nghịch lại cũng là lẽ thật: Khi quý vị bịt mắt mình trước nhưng nhu cầu của người nghèo khó, câu hỏi nổi lên là quý vị có thật là một người tin Chúa không! Bởi vì thái độ đó cho thấy quý vị không nhận ra nhu cầu cấp bách của chính mình là cần sự thương xót của Chúa trên tội lỗi của mình.

Không có lòng quan tâm đến kẻ nghèo khó chứng tỏ đã hiểu lầm sâu xa về Tin Lành.

Khi tiên tri A-mốt đối diện với Y-sơ-ra-ên về sự bỏ mặc và áp bức người nghèo khó, họ đưa ra những lý do bào chữa rất quan thuộc mà chúng ta thấy ngày nay.

Trước tiên, người Y-sơ-ra-ên nói, “Nhưng chúng tôi là tuyển dân của Đức Chúa Trời” (A-mốt 3.2). Nói một cách khác, “Chúng ta đã được tha thứ; chúng ta là đặc ân của Chúa” (nên sự sung túc của chúng ta đang khi có sự nghèo khó của người khác là điều tự nhiên!). Nhưng Chúa đáp lại, “Điều đó làm cho tội lỗi các ngươi tệ hại hơn nửa! Các ngươi không chỉ biết Ta là đấng ban luật pháp; các ngươi cũng biết là là Cha và Đấng Cứu Chuộc. Ai được ban cho nhiều thì cũng được đòi hỏi nhiều.”

Sau đó họ cố biện bạch điều thứ hai: “Lòng sốt sắng tôn giáo của chúng tôi đủ bù lại cho sự thiếu kém đạo đức của chúng tôi” (A-mốt 5.21). Vào thời điểm lịch sử này, Y-sơ-ra-ên giống như là một người vâng giữ mọi sự thờ phượng và những ngày lễ hội tôn giáo. Nhưng Chúa trả lời, “Ta chán ghét, khinh thường những kỳ lễ của các ngươi;Ta không ưa thích những lễ hội trọng thể của các ngươi đâu.”

Chúng ta cũng dùng những lời biện hộ như vậy khi thất bại không quan tâm đến người nghèo khó: “Vâng, cảm ơn Chúa vì Ngài đã lấy ân sủng mà chấp nhận chúng ta,” hay “Chúng ta không toàn thiện, nhưng được tha thứ.” 

Nhưng chúng ta không thể biện hộ viện vào ân sủng. Nếu chúng ta thật sự được tha thứ, chúng ta sẽ càng nóng cháy về sự chăm sóc những người nghèo khó và chống lại sự phi công lý. Sự tha thứ không phải là một “giấy phép” để tránh né những việc này. Nó là một “chất xúc tác” dẩn đưa chúng ta đi sâu hơn vào những việc này. 

A-mốt 6:1 chép, “Khốn cho những kẻ tự mãn trong Si-ôn” – là những kẻ vui thú với sự sống trong khi những người khác đau khổ.

Nhà truyền đạo Charles Spurgeon nhận diện 3 nhóm người “tự mãn ở Si-ôn”:

  1. Những người vô cảm: Họ không màng quan tâm. Họ không phải là những người ác hay hiểm độc. Họ chỉ biết sống theo cách không suy nghĩ đến những gì không ảnh hưởng đến họ. 
  2. Những người chỉ thụ hưởng: Có lẽ họ cũng có quan tâm, nhưng họ say đắm với những gì thoải mái và hưởng thụ nên không thể thật sự hy sinh một cái gì cho một ai đó được. 
  3. Những kẻ bỏ mặc: Những người này biết họ phải làm điều tốt lành. Nhưng thật sự là họ không làm. Họ có tỏ vẻ quan tâm gửi tin nhắn lên các mạng xã hội, nhưng thật sự thì họ không bao giờ muốn làm điều gì hết. 

Chúng ta có thể nghĩ là mình không thuộc về ba nhóm này, nhưng có bao nhiêu người trong chúng ta đã không nhận biết những nhu cầu khẩn thiết nhất của những người chung quanh chúng ta? Đây là địa vị đặc ân lớn nhất mà tất cả chúng ta đều có như nhau: Chúng ta biết tin lành đã cứu chúng ta ra khỏi tội lỗi, sự chết và hỏa ngục. Thế mà có những người chung quanh chúng ta chưa bao giờ nghe được tin lành đó. Có phải là chúng ta mắc nợ tin lành với họ không? Làm sao mà không có công lý được khi chúng ta giữ không cho tin lành đến với họ?

Tôi tự hỏi nếu Chúa nhìn vào chúng ta hôm nay và nói, “Khốn thay cho các ngươi là những kẻ tự thỏa mãn trong vương quốc Chúa trong khi biết bao nhiêu người hư mất!” Liệu Ngài nhìn vào mọi điều chúng ta đã chú tâm vào các buổi thờ phượng và nói, Ta chán ghét, Ta khinh thường những buổi nhóm của hội thánh của các ngươi. Ta chẳng vui khi nghe những bài giảng của các ngươi. Cho dù các ngươi dâng lên những kinh nghiệm cảm động của sự ca ngợi, Ta sẽ chẳng nhận lấy chúng.” Nếu chúng ta bận rộn hơn để ra vẻ “hội thánh” hơn là để cho những bàn tay của chúng ta bị dơ dáy vì kẻ nghèo khó, lời phán quyết đó chắc chắn xảy ra. 

Sứ đồ Phao-lô nói rằng ông mắc nợ mọi người ở mọi nơi, là những người chưa hề nghe biết Chúa Giê-xu (Rô-ma 1.14). Tại sao ông lại là con nợ của những người ông chưa hề gặp?

Phao-lô biết rằng ông không đáng được nghe tin lành. Ông không hơn và cũng không kém một tội nhân. Chỉ là bởi món quà ân sủng. Và cùng đi với món quà ân sủng đó là trách nhiệm xẻ chia nó với những người khác. 

Mới đây tôi nghe được một tấm gương vĩ đại về thái độ này. Nhà truyền giáo người Mỹ đầu tiên là một người Mỹ gốc Phi Chây tên George Lisle. Ông sinh ra là một nô lệ ở bang Virginia. Khi chủ của ông trở thành một Cơ đốc nhân và giải phóng ông, Lisle có thể thoải mái với sự tự do vừa có được. Nhưng thay vì vậy, ông bán mình trở lại làm một người hầu để theo chuyến tàu đến Jamaica để có thể làm người truyền giáo cho những người nô lệ ở đó.

Nếu có ai đó nói rằng, “Tôi có quyền để sống tự mãn ở Si-ôn,” để tập chú mọi điều vào chính mình và dùng sự tự do của mình để làm những điều gì đó cho mình, người đó phải là George Lisle. 

Nhưng Lisle nhận biết rằng nghe tin lành làm cho ông trở nên một con người có đặc ân, và cùng đi với đặc ân nghe tin lành là trách nhiệm chia xẻ tin lành cho mọi người khác.

Mỗi một người được cứu vào bên đây thiên đàng mang nợ tin lành với mỗi một người chưa được cứu ở bên kia hỏa ngục. Cách mà quý vị có thể rằng quý vị hiểu biết tin lành là thấy được những con người đang có những nhu cầu trong thể lý, tâm hồn và tâm linh – và bản năng tự nhiên của quý vị khiến quý vị tuôn đổ chính mình ra cho họ. 

 

Ánh Dương

(Nguồn: outreachmagazine.com)

Bài Viết Chọn Lọc

Bài Viết Được Quan Tâm

Bài Viết Liên Quan