Ngôn Ngữ Thánh Linh: Bước Vào Chiều Sâu Của Sự Cầu Nguyện

Share

CHƯƠNG 18

BƯỚC VÀO CHIỀU SÂU CỦA SỰ CẦU NGUYỆN

 

Trong những ngày cuối cùng này, Đức Chúa Trời kêu gọi chúng ta bước vào lĩnh vực sâu nhiệm hơn của sự cầu nguyện. Điều đó có nghĩa là chúng ta cần huấn luyện chính mình để nhạy bén với Thánh Linh để chúng ta học đầu phục Ngài. Khi chúng ta làm điều này, Ngài sẽ giúp chúng ta cầu nguyện theo ý muốn Chúa trong những hoàn cảnh phát sinh, dù chúng ta không biết gì về những hoàn cảnh đó hay những người liên hệ. Chúng ta có thể quỳ gối và nói, “Thánh Linh ơi, con không biết cầu nguyện về điều gì, nhưng Ngài biết.”

Chúng ta không biết cho đến khi chúng ta về thiên đàng có biết bao nhiêu phép lạ lớn lao được thực hiện và có biết bao nhiêu cuộc đời đã được cứu bởi vì những tín hữu sẵn sàng làm điều đó. Khi họ cảm nhận một gánh nặng để cầu nguyện, họ vâng lời. Và khi họ cầu nguyện trong tiếng lạ, Thánh Linh sẽ chiếm ngự họ, bạn sự xức dầu để họ cầu nguyện theo ý Chúa cho những tình huống không biết được.

Mạng Sống Được Cứu Nhờ Ai Đó Vâng Lời Cầu Nguyện

Tôi nhớ một ví dụ đặc sắc đã xảy ra cho anh chi Goodwin trong suốt những năm của Chiến Tranh Thế Giới Thứ Hai. Lúc đó họ là Mục Sư của Hội Thánh Ngũ Tuần phía đông Texas. Một tối Chủ Nhật nọ sau khi anh Goodwin đã đi ngủ, và chị Goodwin có một gánh nặng để cầu nguyện. Chị không muốn đánh thức chồng mình khi chị cầu nguyện tiếng lạ và rên siết sâu xa, nhưng lời rên siết của chị quá to đến nỗi chị đánh thức chồng chị.

Khi anh Goodwin thức dậy và nghe vợ mình rên siết, anh nghĩ lúc đầu là chị bị bệnh. Anh hỏi chị, “Có chuyện gì vậy em?”

Chị Goodwin nói, “Em có một gánh nặng để cầu nguyện. Có ai trong Hội Thánh mình gặp nguy.”

“Ai vậy?”

Chị nói, “Em cũng không biết, nhưng mạng sống của ai đó đang gặp nguy.”

Vợ chồng anh chị Goodwin cố gắng nghĩ đến ai đó, nhưng họ nhớ lại bốn gia đình của Hội Thánh đang đi nghỉ lễ và đang lái xe suốt đêm để trở về nhà. Nên họ cầu nguyện và công bố sự bảo vệ của Chúa cho bốn gia đình này. Rồi anh Goodwin ngủ trở lại.

Chị Goodwin cố đi ngủ nhưng gánh nặng cầu nguyện vẫn còn đó. Chị cầu nguyện thêm nữa trong tiếng lạ và rên siết sâu xa. Cuối cùng, chị đánh thức anh Goodwin lần nữa.

Chị Goodwin nói với chồng chị, “Không phải vậy – có ai khác trong Hội Thánh chúng ta.” Chị có một sự phân biệt thuộc linh, một giác quan thuộc linh, rằng mạng sống của ai dự nhóm Hội Thánh họ đang gặp nguy.

Vợ chồng anh chị Goodwin cùng cầu nguyện lần nữa và cảm thấy nhẹ nhàng trong tâm linh. Anh Goodwin đi ngủ lại, và chị Goodwin cố ngủ nhưng chị không thể nào trút bỏ gánh nặng cầu nguyện được. Chị cầu nguyện tiếng lạ và rên siết lần nữa và sau một hồi chị lại đánh thức chồng chị. Nhưng lần này anh Goodwin nói, “Nào chúng ta hãy ra khỏi giường và cầu nguyện.”

Khi vợ chồng Goodwin cầu nguyện với nhau trong tiếng lạ. Chị Goodwin dường như không thể nào làm vơi đi gánh nặng trong tâm linh. Cuối cùng snh Goodwin nói, “Nào hãy cầu nguyện hiệp ý để Chúa cho chúng ta biết là ai, ban giấc mơ, khải tượng để tỏ biết ai đang gặp nguy.”

Vợ chồng Goodwin hiệp ý cầu nguyện và rồi cầu nguyện trong Thánh Linh một hồi. Cuối cùng họ lên giường nằm, lúc đó là bốn giờ sáng. Rốt cuộc họ vẫn còn ngủ khi trời sáng hôm đó khi chuông điện thoại reo. Đó là một trong những tín đồ trong Hội Thánh họ – một giáo viên dạy Kinh Thánh Trường Chúa Nhật – và anh ta muốn kể câu chuyện.

Người này làm việc tại một mỏ dầu. Sáng hôm đó khi anh đến nơi làm việc, người đốc công của anh cho anh biết rằng Bill, người làm việc ở giàn khoan dầu, không đi làm hôm nay. Người đốc công này nói với anh tín đồ của Hội Thánh anh chị Goodwin, “Anh sẽ làm việc tại giàn khoan hôm nay.”

Anh này bắt đầu leo lên giàn khoan, nhưng sau khi leo đến giàn khoan thứ 14 anh đổi ý và leo xuống lại. Và khi xuống đất thì anh tín đồ này nói người đốc công, “Tôi sẽ không leo lên nữa.”

Người đốc công hỏi, “Sao anh không leo nữa?”

Anh tín đồ nói, “Tôi thấy một giấc mơ lúc bốn giờ sáng nay. Tôi biết là bốn giờ bởi vì thấy giấc mơ đó đã đánh thức tôi dậy và tôi đến phòng bếp để uống nước và xem đồng hồ. Trong giấc mơ tôi thấy Bill không đi làm, và tôi leo lên giàn khoan đó để làm việc. Rồi thình lình, một cái dây cáp lớn bị đứt và cắt đứt đầu tôi. Trong giấc mơ tôi thấy đầu tôi rơi xuống đất – nên hôm nay tôi sẽ không leo đó làm đâu!”

Một công nhân khác trong đội khoan cũng có mặt. Anh ta là một Cơ Đốc Nhân và là tín đồ của Hội Thánh truyền thống gần đó. Anh này cười và nói, “Tôi không có mê tín gì cả! Tôi sẽ leo cho mà coi!”

Người đốc công đồng ý và anh chàng này leo lên giàn khoan. Anh này bắt đầu làm, đưa ống lên cao khỏi mặt đất. Nhưng anh chàng này trèo lên chưa tới 10 phút thì một dây cáp lớn bị đứt và cắt đứt cái đầu của anh, như anh tín đồ Ngũ Tuần kia đã thấy trong giấc mơ!

Bạn có thể thắc mắc, “Vậy thì anh tín đồ này chết. Sao Chúa không cảnh báo anh ta?”

Thưa quý vị, hãy nhớ rằng khi bạn bước vào lĩnh vực cầu nguyện qua việc nói tiếng lạ, bạn sẽ ở trong một chiều kích sâu nhiệm khác hơn sự cầu nguyện bình thường. Trong lĩnh vực này, bạn có thể cầu nguyện về một vấn đề mà bạn không biết cầu nguyện như thế nào. Thánh Linh giúp bạn cầu nguyện cho tới cùng.

Hội Thánh mà anh tín đồ truyền thống này nhóm tin sự cầu nguyện, nhưng cách cầu nguyện của họ giống như vầy, “Chúa ơi, xin giúp đỡ những ai cần giúp đỡ. Xin ban phước cho những ai cần ban phước. Chúa ơi, xin hãy làm những gì Ngài làm được! Thành tâm sở nguyện.”

Ngược lại, những người cầu nguyện tiếng lạ có thể thưa chuyện cách siêu nhiên với Chúa và vì vậy họ cầu nguyện đúng nhu cầu. Đức Thánh Linh biết ý muốn của Đức Chúa Trời và giúp các tín hữu này cầu nguyện theo ý muốn Chúa để kế hoạch và mục đích của Chúa được hình thành trên đất này.

Đó là điều xảy ra khi chị Goodwin cầu nguyện tối hôm đó cho một tín đồ của Hội Thánh chị có ai đó mà mạng sống đang gặp nguy. Chị không biết hoàn cảnh thể nào hay ai liên hệ. Nhưng Thánh Linh biết, và Ngài giúp chị Goodwin cầu nguyện thay cho người tín đồ đó đúng theo hoàn cảnh xảy ra. Rốt cuộc, mạng sống của anh giáo viên Trường Chủ Nhật này được thoát chết bởi vì chị Goodwin sẵn sàng cầu nguyện theo gánh nặng ấy và bởi vì anh tín đồ này cũng làm theo sự cảnh báo của Chúa anh thấy trong giấc mơ.

Đức Chúa Trời Bị Giới Hạn Bởi Đời Sống Cầu Nguyện

Nhiều lần khi các tín đồ nghe một câu chuyện như câu chuyện tôi vừa kể, họ hỏi, “Sao lại xảy ra như thế? Tại sao Đức Chúa Trời không cứu người giáo viên Trường Chủ Nhật đó mà không cần ai khác cầu nguyện? Điều gì xảy ra nếu chị Goodwin không cầu nguyện?” Nếu ai đó không cầu nguyện trong trường hợp như thế, thì mạng sống của anh này có thể bị mất mạng.

Có người hỏi, “Nhưng nếu Đức Chúa Trời muốn giải cứu người đó thì tại sao Ngài không ra tay làm đi? Há Chúa Jêsus không phán khi Ngài sống lại từ kẻ chết, ‘Hết thảy quyền phép trên trời dưới đất đã giao cho Ta’ hay sao? Điều này không có nghĩa là Đấng làm Đầu Hội Thánh có uy quyền trên đất để làm bất cứ điều gì Ngài muốn sao?”

Trước hết, ngay khi Chúa Jêsus phán, “…Tất cả thẩm quyền trên trời, dưới đất đều đã giao cho Ta.” Ngài lập tức ủy thác uy quyền trên đất cho Hội Thánh, “Vậy, hãy đi làm cho muôn dân thành môn đệ Ta…” (Mat 28:18-19).

Nhiều lần, Kinh Thánh Tân Ước dùng lối phân tích cơ thể con người để mô tả mối liên hệ giữa Chúa Jesus và Hội Thánh. Ngài là Đầu và chúng ta là Thân Ngài, và Đầu không hành động ngoài Thân Thể được.

Chẳng hạn, hãy nghĩ đến cơ thể bạn một lát. Đầu của bạn không thể vận dụng uy quyền ngoại trừ thông qua thân thể bạn. Nếu bạn không tin tôi, hãy thử nói với cái đầu bạn hãy đứng dậy và ra khỏi phòng mà không cần phần còn lại của cơ thể.

Thường tín đồ làm ra vẻ khiêm nhường khi nói đại ý như vầy, “Chúa ơi, Ngài không cần con, con chỉ cần Ngài mà thôi!” Nói thế chẳng khác gì nói, “Đầu tôi không cần thể xác tôi, nhưng thể xác tôi cần cái đầu của tôi.” Không, đầu và thân thể cả hai đều cần nhau để hoạt động. Điều này cũng đúng liên hệ đến Đầu của Hội Thánh và Thân Thể của Chúa. Chúa Jêsus cần Thân Thể Ngài để thực hiện ý muốn Ngài trên thế giới này, và Thân Thể Chúa cũng cần Chúa Jêsus.

Thứ Hai, tôi nhớ lại một câu nói tôi đọc trước đây từ các sách vở của John Wesley, nhà sáng lập giáo hội Giám Lý. Ông Wesley đã nói câu này, “Dường như Đức Chúa Trời bị giới hạn bởi đời sống cầu nguyện của chúng ta. Ngài không làm điều gì cho con người trừ khi có ai đó cầu xin Ngài làm.”

Khi tôi đọc câu nói này, lúc đó tôi không biết câu này có thật hay không. Tôi tra xem Kinh Thánh, nhưng tôi không thấy câu trả lời nào làm tôi thỏa mãn. Mười năm sau đó, khi tôi đọc một tác giả này cũng nói tương tự. Tác giả này nói, “Dường như Đức Chúa Trời bị giới hạn bởi đời sống cầu nguyện của chúng ta. Ngài không thể làm gì cho con người trừ khi có ai đó cầu xin Ngài.” Rồi tác giả này thêm ý sau: “Tại sao là như vậy, chúng ta cũng không biết.”

Câu cuối làm tôi bối rối. Tôi nghĩ, Nếu những gì tác giả này nói là thật thì chúng ta phải biết tại sao!

Tôi biết chỉ có một cách duy nhất tôi tìm thấy câu trả lời: Bằng cách tra xem Lời Chúa. Câu trả lời phải có trong đó. Khi tôi nghiên cứu và cầu nguyện, Chúa phán với lòng tôi, “Hãy trở lại Sách khởi đầu.” Tôi biết Ngài muốn nói là sách Sáng thế ký.

Tôi bắt đầu nghiên cứu sách Sáng thế ký và tôi thấy Đức Chúa Trời đã làm nên thế giới và mọi vật trong đó. Rồi Ngài tạo dựng con người của Ngài là Ađam và nói, “Hỡi Ađam, Ta ban cho ngươi uy quyền trên mọi công việc của tay Ta.” Bạn có thể nói Ađam là “bá chủ” của thế giới này. Nói cách khác, Đức Chúa Trời đặt Ađam trong vị trí cai trị và quản lý thế giới tự nhiên (Sáng 1:26-28; Thi Thiên 8).

Nhưng sau đó Ađam phạm tội trọng cùng Đức Chúa Trời qua việc bất tuân Ngài và bị bán cho Sa-tan. Xét về đạo đức thì Ađam không có quyền làm việc này, nhưng xét về pháp lý, ông có quyền để làm. Kinh Thánh cho chúng ta biết Sa-tan sau đó trở thành vua chúa của thế gian. Nói cách khác, Sa-tan trở thành kẻ cầm quyền hệ thống thế gian sa ngã này (2Cô 4:4).

Sau đó trong Êphêsô 6:12, Phao lô mô tả vương quốc sa ngã của Sa-tan. Phao lô cũng liệt kê các thế lực ma quỷ.

[bs-quote quote=”Vì chúng ta chiến đấu, không phải với người phàm, nhưng chống lại những kẻ lãnh đạo, giới thẩm quyền, và những bậc quyền thế của thế giới tối tăm này cùng những thần linh gian ác trên các tầng trời.” style=”style-19″ align=”center” author_job=”Ê-PHÊ-SÔ 6:12″][/bs-quote]

Ngoài ra, sứ đồ Giăng xác nhận rằng Sa-tan là vua chúa của hệ thống thế gian này: “…Cả thế gian đều nằm trong sự kiểm soát của ma quỷ” (1Gi 5:19). Ma quỷ có quyền ở trên đất này cho đến khi hợp đồng của Ađam chấm dứt. Và thời hạn này đang đến hồi chấm dứt.

Ađam đầu tiên mà đã bán chúng ta cho Sa-tan cai trị là một con người. Vì thế, luật công bằng đòi hỏi một Người trả giá cho tội lỗi con người. Điều đó có nghĩa là Đức Chúa Trời, là hữu thể Thần Linh, không thể xen vào và đuổi ma quỷ đi bởi vì Ađam đã giao cho Sa-tan uy quyền hợp pháp trên đất. Đó là lý do Sa-tan mới nói với Chúa Jêsus, “Ta sẽ cho ngươi hết thảy các nước thế giới nếu ngươi quỳ gối thờ ta” (Mat 4:8-9).

Đó là lý do Đức Chúa Trời đã sai Chúa Jêsus sinh ra như một Người để cứu chuộc con người khỏi sự nô lệ của Sa-tan. Vâng, Chúa Jêsus cũng là con của Đức Chúa Trời, nhưng Ngài đã bỏ qua quyền năng và vinh hiển của Ngài một bên để sinh ra như con người (Phi 2:7). Chính nhân tính của Chúa Jêsus mà Ngài đánh bại Sa-tan và cứu chuộc chúng ta khỏi tay kẻ thù nghịch. Chúa Jêsus chịu cám dỗ trong mọi sự như chúng ta, tuy nhiên Ngài không phạm tội (Hê 4:15). Ngài chết không phải như Đức Chúa Trời mà chết như một người. Ngài chưa bao giờ phạm tội, nhưng Ngài đã trở nên tội lỗi khi tội lỗi của chúng ta chất trên Ngài để chúng ta được trở nên sự công chính của Đức Chúa Trời ở trong Ngài (2Cô 5:21).

Khi Ađam đầu tiên phạm tội, Sa-tan có quyền hợp pháp trên tài sản của Ađam trên đất, và vì thế Sa-tan có quyền ở trên đất này. Điều đó nghĩa là Đức Chúa Trời không thể đuổi Sa-tan đi. Nếu Ngài làm thế, Sa-tan sẽ kiện cáo Đức Chúa Trời là bất công, và Đức Chúa Trời phải duy trì vị thế là một Đức Chúa Trời công chính trước mọi tạo vật của ba thế giới – trên trời, dưới đất và hỏa ngục. Đó là lý do Ngài sai Ađam Thứ Hai, là Chúa Cứu Thế Jêsus, đến trên đất như là một Người để mua lại uy quyền mà Ađam đầu tiên đã đánh mất.

Một khi sự cứu chuộc được hoàn tất qua sự chết, sự chôn và sự sống lại của Chúa Jêsus, Ngài ủy thác cho Thân Thể Ngài là Hội Thánh uy quyền lớn lao như thế: “Ta sẽ cho con chìa khóa của Nước Thiên Đàng; bất cứ điều gì con mở dưới đất, thì cũng sẽ mở trên trời” (Mat 16:19). Hãy lưu ý có một điều gì đó được thực hiện về “bất cứ điều gì” trên đất trước khi bất cứ điều gì được thực hiện ở trên trời. Bản dịch Today’s English Version dịch, “Ta sẽ ban cho ngươi chìa khóa Nước trời; bất cứ điều gì ngươi cấm đoán trên đất sẽ được cấm đoán ở trên trời, và bất cứ điều gì ngươi cho phép ở dưới đất sẽ được cho phép ở trên trời.”

Chúa Jêsus là Đầu và chúng ta là Thân Ngài. Uy quyền của Ngài qua chúng ta là Hội Thánh, khi chúng ta vận dụng uy quyền của chúng ta trên đất này. Như đầu không thể kinh nghiệm gì ngoài thân thể, thì Chúa Jêsus Đầu của chúng ta cũng không thể vận dụng uy quyền của Ngài trên đất mà ngoài Hội Thánh của Ngài.

Tôi biết rõ rằng chúng ta là Hội Thánh của Chúa Jesus chưa nhận ra hết mức độ uy quyền của chúng ta. Trước đây chúng ta biết thoáng qua một thời gian và nhờ Thánh Linh chúng ta có bước vào khải thị sâu xa về vị trí chúng ta là ai trong Chúa Cứu Thế, nhưng chưa ai trong chúng ta bước đi một cách kiên định trong lĩnh vực đầy trọn của uy quyền này. Tuy nhiên, trong những ngày cuối cùng này, Đức Chúa Trời muốn dấy lên một đạo quân tín hữu sẽ nắm lấy uy quyền này.

Hãy Biện Luận Với Chúa Cha 

Biết được uy quyền của chúng ta, chúng ta hãy xem một đoạn Kinh Thánh quan trọng nói về việc cầu nguyện trong Thánh Linh. Việc học để hành động theo các câu Kinh Thánh trong sách Êsai phải là một phần quan trọng của đời sống cầu nguyện khi chúng ta cầu nguyện cả bằng tâm linh lẫn bằng sự hiểu biết.

[bs-quote quote=”Ta, chính là Ngài; Ta vì chính Ta mà xóa bỏ các vi phạm ngươi và sẽ không nhớ những tội lỗi ngươi. Hãy nhắc cho Ta nhớ, hãy cùng nhau tranh luận. Hãy trình bày lý lẽ của ngươi để chứng tỏ rằng ngươi đúng.” style=”style-19″ align=”center” author_job=”Ê-SAI 43:25-26″][/bs-quote]

Chúa nói gì khi nói, “Hãy cùng nhau tranh luận?” Chúng ta phải nhắc Ngài về những gì Ngài nói liên quan đến tội lỗi chúng ta. Ma quỷ tìm cách lên án chúng ta, nhưng chúng ta có thể cười với ma quỷ. Chúng ta có thể nhắc cả Đức Chúa Trời lẫn ma quỷ nhớ rằng Đức Chúa Trời đã tha thứ tội lỗi chúng ta và không nhớ đến tội lỗi của chúng ta nữa. Một khi chúng ta xưng tội mình và xin Ngài tha thứ, Ngài không còn nhớ những tội lỗi chúng ta đã phạm. Với lòng tin chắc đó, chúng ta có thể bước vào sự hiện diện của Đức Chúa Trời với sự can đảm và tin quyết lớn lao.

Cùng một nguyên tắc này cũng đúng liên quan đến bất cứ điều gì bạn cầu nguyện đến. Trong sự cầu nguyện hãy nhắc Chúa về những gì Ngài đã phán trong Lời Ngài về nhu cầu của bạn. Hãy biện luận với Ngài, nói ra lý lẽ của bạn để bạn được biện minh.

Đừng để những câu Kinh Thánh này qua đi mà bạn không hành động theo. Hãy gieo nó trong lòng bạn và hãy dùng nó. Chúa ban cho các câu này là vì ích lợi của bạn. Đức Chúa Trời phán, “Chúng ta hãy biện luận cùng nhau.” Đức Chúa Trời Đấng mời gọi bạn làm điều này. Bạn biện luận với Ngài, và Ngài sẽ tranh luận với bạn.

Dĩ nhiên, khi bạn trình bày lý lẽ, không phải lúc nào bạn cũng nhận sự đáp lời bạn muốn. Sau khi bạn trình bày lý lẽ của bạn, Đức Chúa Trời sẽ trình bày lý lẽ của Ngài. Hãy nhớ, Ngài phán, “Chúng ta hãy tranh luận cùng nhau.”

Tôi nhớ một lần nọ khi tôi áp dụng những câu Kinh Thánh này cho một hoàn cảnh khó khăn trong chính đời sống của tôi. Tôi chia sẻ ví dụ này với bạn bởi vì nó chỉ ra sự liên hệ với việc cầu nguyện tiếng lạ và trình bày lý lẽ với Cha, dùng những từ ngữ mà tâm trí chúng ta có thể hiểu được. (Hãy nhớ sự phân tích “hai bánh xe dạp” mà tôi đã chia sẻ bạn trước đó. Chúng ta cần cả “hai bánh” trong sự cầu nguyện để đến nơi chúng ta cần đến.)

Vợ tôi và tôi đang giảng tại Oregon khi chị tôi gọi báo cho tôi rằng mẹ tôi, 68 tuổi, đang ở trong tình trạng nguy ngập. Chị tôi không biết làm gì. Tôi gọi cho Mục Sư của mẹ tôi là anh Wood, để nói chuyện với ông về trường hợp này. Và ông nói với tôi, “Anh Hagin ơi, mẹ anh cũng mong gặp anh. Nếu tôi là anh, tôi nghĩ tôi sẽ về nhà. Tình trạng bà cụ nghiêm trọng lắm.”

Tôi nói chuyện với vị Mục Sư của Hội Thánh nơi tôi đang tổ chức buổi nhóm, và ông ta nói, “Được thôi nếu anh muốn kết thúc buổi nhóm và về nhà ở với mẹ anh.”

Rồi tôi kết thúc buổi nhóm tối đó. Nhưng đang khi buổi nhóm vẫn còn tiếp diễn, tôi để một số thì giờ tại phòng nhóm bên cạnh cầu nguyện tiếng lạ. Khi tôi gây dựng chính mình trên đức tin chí thánh của tôi, chuẩn bị tấm lòng để trình bày lý lẽ của mẹ tôi với Chúa.

Tôi biết được từ những gì anh Wood nói rằng tình trạng mẹ tôi rất nguy kịch và bà ta có thể rất dễ chết. Nên sau khi cầu nguyện một hồi trong tiếng lạ, tôi nói, “Chúa ơi, con muốn trình bày lý lẽ của con với Ngài về mẹ con. Con không thể bỏ bà ta được. Mẹ con đã giúp chúng con rất nhiều khi con chỉ mới sáu tuổi. Và bố con đã bỏ chúng con. Mẹ con đã ở với chúng con và đã nuôi nấng bốn người con cho đến bà ta bị kiệt quệ hoàn toàn về thể xác cũng như tinh thần.

“Ngoài ra, Chúa ơi, con gần gũi với mẹ con hơn các anh chị em khác của con, bởi vì con bị bệnh lúc còn trẻ nên không chơi nhảy như những đứa trẻ khác. Và sau khi bố con bỏ chúng con, con chỉ có một mình bà ta là người mà con hết lòng thương yêu.”

“Chúa ơi, mẹ con đã giúp cho con và những người con khác rất nhiều. Con đã trưởng thành để có thể giúp mẹ con một điều gì đó. Con biết con hơi ích kỷ, nhưng con không thể buông mẹ con được. Bà ta mới có 68 tuổi, mà Ngài hứa rằng chúng con ít nhất là sống đến 70 hay 80 tuổi. Con không thể để bà ta qua đời được.”

Khi tôi tiếp tục cầu nguyện trong tiếng lạ, tôi bước vào lĩnh vực của Thánh Linh. Lúc đó Chúa trình bày lý lẽ của Ngài với tôi khi Thánh Linh cho phép tôi thông giải những gì tôi cầu nguyện trong tiếng lạ. Hãy nhớ, Đức Chúa Trời phán, “Nào chúng ta hãy tranh luận cùng nhau.”

Chúa nói với tôi, “Phao lô nói, ‘Đối với tôi chết là lợi’ [Philíp 1:21] và ‘Tôi ước ao lìa khỏi để ở với Chúa Cứu Thế thì tốt hơn’ [Phi líp 1:23]. Và trong 2Côrinhtô 5:8, Phao lô nói, “Chúng ta tin tưởng và mong ước rời khỏi thân xác để về nhà với Chúa thì tốt hơn.”

Rồi Chúa phán, “Mẹ con sẽ ở nơi tốt hơn nếu con để mẹ con về nhà. Mẹ con sẽ không bao giờ nghe con giảng, và mẹ con sẽ không có một khái niệm nào về sứ điệp đức tin. Mẹ con là “em bé” thuộc linh, không biết cách nào để tin, và mẹ con chịu đau khổ rât nhiều. Nhưng mẹ con sẽ ở nơi tốt hơn nếu con để mẹ con về nhà.”

Chúa đã trình bày lý lẽ của Ngài. Bây giờ đến lượt tôi trình bày lý lẽ của tôi. Tôi vừa khóc vừa nói, “Chúa ơi, con biết điều này là ích kỷ, nhưng con không thể làm gì khác hơn. Con yêu thương mẹ con rất nhiều, và Ngài hứa chúng con sống ít nhất là 70 hay 80. Nên nếu mẹ con biết bây giờ, con muốn Ngài biết rằng con cũng sẽ không nổi giận với giận, nhưng con sẽ không cảm thấy vui về chuyện này. Con sẽ tiếp tục phục vụ Ngài và làm theo ý Ngài. Bao lâu con còn sống, mỗi khi con nghĩ về chuyện này, con sẽ nhắc Ngài rằng Ngài đã để mẹ con qua đời sớm quá. Và khi con về thiên đàng, mỗi khi con nghĩ về chuyện này, con sẽ nhắc Ngài luôn.”

Bạn có biết Chúa nói gì với tôi lúc đó không? Ngài nói, “Thôi được rồi. Ta sẽ làm điều con nói.”

Tôi nói,  “Xin Chúa ban cho mẹ con ít nhất là 80 năm.”

Khi m Dùng ẹ tôi sang tuổi 80, thì bà sắp chết. Trong vòng hai tuần, bà đã về nhà Chúa. Nhưng bà đã sống lâu đủ để chúng tôi giúp đỡ bà được đầy dẫy Thánh Linh và nói tiếng lạ, và bà đã qua đời êm ái.

Cảm ơn Chúa về uy quyền của kẻ tin. Chúng ta đang trên đường học biết cách để bước đi trong uy quyền đó, nhưng điểm bắt đầu là học cách để cầu nguyện trong Thánh Linh theo Lời của Ngài.

Có những chiều sau trong sự cầu nguyện mà chúng ta biết quá ít. Có những nơi trong sự cầu nguyện mà vài người chúng ta đạt đến. Nhưng nếu chúng ta lắng nghe Đấng giúp đỡ và bước theo Ngài, Ngài sẽ thành tín dẫn dắt chúng ta vào chiều kích lớn lao hơn của sự cầu nguyện.

Tôi có thể nói bạn điều này: Tôi không thỏa mãn với tình trạng hiện tại của Hội Thánh nói chung liên quan đến lĩnh vực cầu nguyện. Chúng ta chưa đạt đến chỗ chúng ta đáng phải đạt đến. Nhưng tạ ơn Chúa, tôi tin nhiều người đang bước những bước khổng lồ. Chúng ta đang bắt đầu bước vào lĩnh vực sâu nhiệm hơn của sự cầu nguyện và cầu thay với sự giúp đỡ của Thánh Linh bên trong.

‘Chúa Không Bao Giờ Dùng Tôi’

Như tôi nói trước đó, tôi có thể kể một số kinh nghiệm khác nhau khi tôi được dẫn dắt để cầu nguyện trong tiếng lạ, và kết quả Đức Chúa Trời can thiệp một cách siêu nhiên để thực hiện phép lạ trong đời sống của ai đó. Nhưng kinh nghiệm như thế này không chỉ dành cho riêng tôi. Nó phải xảy ra cho đời sống của mọi tín hữu. Và nó sẽ xảy ra nếu Cơ Đốc Nhân để nhiều thì giờ hơn cầu nguyện với Chúa.

Bạn lý luận, “Chúa không dùng tôi.” Trước hết, nếu bạn muốn được Chúa dùng, hãy đặt mình sẵn sàng cho Ngài. Thứ hai, bạn phải đầu phục Thánh Linh khi bạn cảm nhận sự thôi thúc của Ngài để cầu nguyện trong Thánh Linh.

Hoặc bạn nói, “Tôi nghĩ Chúa không phán với tôi.” Thánh Linh liên tục thông công với tâm linh bạn, nhưng bạn có thể không nhận ra tiếng Ngài khi Ngài phán. Có thể bạn không bước đi thông công gần gũi đủ với Chúa để hiểu biết những gì Ngài phán. Nhưng khi bạn làm quen với Ngài đủ qua phương tiện thông công siêu nhiên mà Ngài đã ban cho bạn – cầu nguyện trong tiếng lạ – thì bạn sẽ nghe Ngài rõ hơn mỗi khi Ngài phán.

Bạn thấy đó, Thánh Linh không buộc bạn làm bất cứ điều gì. Ngài sẽ ban cho bạn một gánh nặng, một sự thôi thúc, hay một sự thúc giục trong lòng để cầu nguyện. Nhưng nếu bạn cứ bỏ qua những thôi thúc bên trong này, thì lúc nào đó bạn sẽ không còn kinh nghiệm điều này nữa.

Rắc rối đối với nhiều tín đồ Ngũ Tuần là họ chỉ nói vài lời trong tiếng lạ và rồi ngưng lại. Họ đứng dậy khỏi nơi cầu nguyện và đi làm việc riêng. Nhưng nếu các tín hữu sẵn sàng cầu nguyện lâu đủ trong tiếng lạ. Đức Chúa Trời có thể sẽ dùng họ.

Hãy để thêm nhiều thì giờ trong sự thông công với Chúa – tôn vinh Ngài, chúc tụng Ngài và thờ phượng Ngài bằng tâm linh và bằng sự trí hiểu. Khi bạn làm điều đó, bạn sẽ đặt mình sẵn sàng hơn cho Chúa để Ngài có thể dùng bạn. Rồi khi Ngài muốn tìm ai đó cầu nguyện cho người nào đó hay hoàn cảnh nào đó, Ngài sẽ chọn bạn.

Sự Mặc Khải Đến Bởi Thánh Linh

Đức Chúa Trời đã chuẩn bị để chúng ta nhận nhiều sự khôn ngoan nhằm mang lại ích lợi và sự soi sáng cho chúng ta – nhưng chúng ta sẽ bỏ qua sự khôn ngoan thiên thượng trừ khi chúng ta bước đi trong Thánh Linh. Làm sao chúng ta có thể có được sự khôn ngoan? Kinh Thánh cho chúng ta biết trong 1Côrinhtô 2:9.

[bs-quote quote=”Nhưng như Kinh Thánh chép: Những điều mắt chưa thấy, tai chưa nghe và lòng người chưa nghĩ đến, thì Đức Chúa Trời đã chuẩn bị sẵn cho những kẻ yêu kính Ngài.” style=”style-19″ align=”center” author_job=”1 CÔ-RINH-TÔ 2:9″][/bs-quote]

Thường thì người ta lấy câu Kinh Thánh này khỏi mạch văn và đưa ra ý nghĩa, dù có đúng một phần, nhưng lại hủy đi toàn bộ ý nghĩa của câu này. Người ta nói, “Thấy chưa, khi chúng ta lên thiên đàng, thì thật là kỳ diệu! Điều mắt chưa thấy, tai chưa nghe chính là điều Đức Chúa Trời chuẩn bị chúng ta là những kẻ yêu mến Ngài.”

Đồng ý, một ngày nào đó chúng ta sẽ hưởng tất cả những gì Đức Chúa Trời sắm sẵn cho chúng ta ở trên thiên đàng thì đúng thôi. Nhưng đó không phải là mạch văn Kinh Thánh này nói đến. Chúng ta biết vậy bởi vì chúng ta xem câu kế tiếp nói:

[bs-quote quote=”Đức Chúa Trời đã khải thị cho chúng ta qua Đức Thánh Linh. Vì Đức Thánh Linh thông suốt mọi sự, ngay cả những điều sâu nhiệm của Đức Chúa Trời.” style=”style-19″ align=”center” author_job=”1 CÔ-RINH-TÔ 2:10″][/bs-quote]

Phao lô nói ở đây rằng chúng ta không thể biết những điều của Đức Chúa Trời bởi các giác quan tự nhiên. Mắt chúng ta không thấy, tai chúng ta không thể nghe những gì Đức Chúa Trời đã chuẩn bị cho chúng ta là những người yêu mến Chúa.

Nhưng đối với những ai phát huy mối thông công qua sự cầu nguyện, thì sự mặc khải về những điều sâu nhiệm của Chúa sẽ được ban cho chúng ta qua Thánh Linh.

Chính Thánh Linh là Đấng ban cho Phao lô khải thị về kế hoạch cứu chuộc lớn lao. Chính Thánh Linh là Đấng bày tỏ cho Phao lô sự mầu nhiệm đã giấu kín trước đây và bây giờ được bày tỏ ra (Êph 3:3-6).

Bạn thấy đó, bạn có thể nghiên cứu Lời Chúa và nhận được tri thức ở lý trí về những gì Kinh Thánh nói. Nhưng chỉ vì bạn có thể trích Kinh Thánh được không có nghĩa là Kinh Thánh thành thực hữu cho tâm linh bạn. Để bạn có thể bước vào thực tại của một lẽ thật, bạn phải nhận nó bởi khải thị của Thánh Linh.

Tôi biết điều này từ chính kinh nghiệm bản thân. Đôi lúc, tôi có thể trích một phần ba Tân Ước. Lúc tôi còn là một Mục Sư non trẻ theo truyền thống, tôi có thể đọc thuộc nhanh hàng loạt câu Kinh Thánh khi tôi giảng. Hội chúng thường nói với tôi, “Xin Mục Sư giảng chậm chậm lại! Chúng tôi không theo kịp những gì Mục Sư nói!”

Sau bốn năm giảng theo cách đó, tôi được báp-tem bằng Thánh Linh và nói tiếng lạ. Rồi Thánh Linh làm tôi chậm lại và bắt đầu nói với tôi. Tôi bắt đầu cầu nguyện tiếng lạ mỗi ngày.

Khi tôi cầu nguyện tiếng lạ và thông công với Cha trong sự cầu nguyện, hầu như lập tức Kinh Thánh trở nên một quyển sách mới mẻ đối với tôi. Mỗi trang và mỗi một hàng dường như khác hẳn. Khải thị về quyền năng siêu nhiên trong Lời Chúa hiện ra mỗi trang Kinh Thánh tôi đọc.

Phao lô cho chúng ta biết Đức Thánh Linh dò xét những điều sâu nhiệm của Đức Chúa Trời nên Ngài bày tỏ lẽ thật cho con người.

[bs-quote quote=”Đức Chúa Trời đã khải thị cho chúng ta qua Thánh Linh. Vì Đức Thánh Linh thông suốt mọi sự, ngay cả những điều sâu nhiệm của Đức Chúa Trời. Vì ai biết được tư tưởng trong lòng người ngoại trừ tâm linh trong chính người ấy? Cũng vậy, không ai có thể biết được tư tưởng của Đức Chúa Trời, ngoại trừ Thánh Linh của Đức Chúa Trời. Chúng ta không tiếp nhận thần trí của thế gian, nhưng nhận Thánh Linh đến từ Đức Chúa Trời để chúng ta hiểu những ân phúc Đức Chúa Trời ban cho mình. Chúng tôi truyền giảng không phải bằng lời nói khôn ngoan do loài người dạy dỗ nhưng do Đức Thánh Linh dạy dỗ, giải thích những vấn đề thiêng liêng do người thuộc linh.” style=”style-19″ align=”center” author_job=”1 CÔ-RINH-TÔ 2:10-13″][/bs-quote]

Rất nhiều lần đoạn Kinh Thánh này được ứng nghiệm trong chính đời sống tôi. Khi tôi chờ đợi Chúa và cầu nguyện tiếng lạ, Thánh Linh dẫn tôi đến hai hoặc ba chương của Kinh Thánh, từng câu một. Đến khi tôi đứng dậy, tôi thấy các đoạn này theo một ánh sáng khác nhờ những khải thị mà Thánh Linh bày tỏ cho tôi lúc đó.

Tôi nói điều này một lần nữa – sự hiểu biết quan trọng mà tôi nhận được từ Kinh Thánh, tôi không nhận do đọc các sách vở bồi linh. Những điều sâu nhiệm của Lời Chúa mà tôi học được là khi tôi quỳ gối cầu nguyện trong tiếng lạ. Thật ra, những điều lớn lao đã từng xảy ra cho tôi trong bước đường theo Chúa đến là do kết quả của việc cầu nguyện tiếng lạ.

Chẳng hạn, lúc tôi còn là một Mục Sư trẻ tuổi theo truyền thống, khi tôi cầu nguyện tiếng lạ thì tôi nhận được khải thị về việc lập gia đình. Tôi cũng biết bởi một sự khải thị bên trong rằng tôi sẽ có hai đứa con: Đứa lớn là con trai và đứa thứ hai là con gái.

Sau này tôi gặp Oretha và chúng tôi lấy nhau, tôi kể cho vợ tôi về những gì Đức Chúa Trời đã nói tôi về con cái chúng tôi. Và khi vợ tôi mang thai đứa con đầu, chúng tôi chỉ chọn tên con trai. Và đứa thứ hai, chúng tôi chỉ chọn tên con gái.

Tôi cứ nói bà con của tôi, “Đứa đầu này là con trai.”

Họ thường nói, “Giả sử nếu không phải là con trai thì sao?”

Tôi trả lời, “Tôi không sống theo những lời ‘giả sử’”

Bạn cũng không phải sống theo những lời “giả sử”. Hãy chấm dứt “đoán già đoán non” trong đầu bạn và hãy bắt đầu để thì giờ cầu nguyện trong tiếng lạ theo chương trình của Chúa cho đời sống bạn.

Tôi nhận được khải thị về người vợ tương lai và con cái của tôi – một phần của kế hoạch của Chúa cho đời sống tôi – khi tôi cầu nguyện trong tiếng lạ. Tôi chưa hề nghĩ ra một ý tưởng như thế trước đó. Tôi cũng chưa thấy người vợ tương lai của tôi nữa.

Điều này xảy ra cho tôi lặp đi lặp lại nhiều lần trong những hoàn cảnh khác nhau trải qua nhiều năm. Thánh Linh bày tỏ những bước khác nhau trong kế hoạch của Chúa cho đời sống và chức vụ tôi khi tôi để thì giờ cầu nguyện trong Thánh Linh và thông công với Cha.

Anh Oral Robert và tôi rất tôn trọng nhau, và chúng tôi đã thông công với nhau nhiều lần. Nếu nói về ai đó biết cách cầu nguyện thì đó là Oral Robert. Con người này biể cách bước vào sự hiện diện của Chúa. Tôi đã gần gũi với anh một đôi lần và được phước rất nhiều qua những kinh nghiệm này.

Trong những lần thông công, anh Robert và tôi thường nói về một số chủ đề khác nhau. Khi liên quan đến lĩnh vực cầu nguyện trong tiếng lạ, chúng tôi phát hiện ra rằng chúng tôi có nhiều điểm chung. Khi so sánh những lời ghi chép, chúng tôi nhận ra rằng các mục tiêu mà chức vụ của chúng tôi đề ra trong nhiều năm đã đến với chúng tôi theo cùng một cách và bởi cùng một Thánh Linh. Chúng tôi đã cầu nguyện trong tiếng lạ trong một thời gian dài và rồi bởi Thánh Linh thông giải những điều chúng tôi cầu nguyện.

Khải thị về Lời Chúa cũng đã đến với tôi khi tôi cầu nguyện trong Thánh Linh một thời gian dài. Tôi chia sẻ cách nó xảy ra.

Tôi đã làm Mục Sư gần như 12 năm và cũng đã ở hơi lâu năm trong chức vụ, bước theo và học hỏi các chức vụ khác mà tôi kính trọng, như hết thảy các Mục Sư trẻ thường làm. Nhưng có một điều thay đổi trong khi tôi ở tại Hội Thánh cuối cùng mà tôi làm Mục Sư ở đông Texas. Tôi có thể có mọi lý do để thỏa mãn với Hội Thánh đó. Chúng tôi đang sống trong một tư thất tốt nhất đã từng sống. Chúng tôi cảm thấy thoải mái, cơm ăn áo mặc đầy đủ, như là điều mà gia đình chúng tôi từng mơ ước.

Trong thời gian tôi làm Mục Sư, Hội Thánh đó được phước về tài chánh hơn trước đây. Chúng tôi đã có số người học Trường Chủ Nhật đông chưa từng có. Vào tối Chủ Nhật nhà thờ của chúng tôi cũng đầy kín người. Và theo quan điểm tự nhiên, chúng tôi có mọi lý do để thỏa mãn. Chúng tôi không có vấn đề gì, Hội Thánh muốn tôi ở lại và tiếp tục làm Mục Sư.

Trong những ngày này, Hội Thánh có thói quen là bầu Mục Sư hàng năm. Nhưng Hội Thánh nói với tôi, “Anh Hagin ơi, nếu anh muốn, chúng tôi sẽ bầu cho anh lâu dài. Cứ ở lại đây bao lâu anh muốn.” Vào thời đó chuyện này hơi hiếm.

Nhưng tôi không thể loại bỏ cái cảm giác không thỏa lòng sâu xa bên trong tôi. Tôi tự nhủ, có điều gì sai trật với mình? Mình quá được phước! Mình phải vui mừng chứ! Tôi cầu nguyện, “Chúa ơi, có chuyện gì xảy ra cho con? Mọi sự đều tốt đẹp ở đây, nhưng con không thể nào xui đuổi cái cảm giác không thỏa lòng trong lòng con.”

Cuối cùng, tôi quyết định chờ đợi Chúa tha thiết về vấn đề này. Tôi nói với vợ tôi, “Nếu các tín hữu Hội Thánh ghé thăm, hãy nói cho họ biết là anh không muốn bị gián đoạn trừ khi có sự khẩn cấp.” Ken và Pat con tôi lúc đó học lớp một và lớp hai, và chúng thường đến nhà thờ lúc giờ ăn tối để mời tôi về nhà ăn. Nhưng tôi nói với vợ tôi, “Anh biết khi nào nhà ăn bữa. Nếu anh không thể về nhà, đừng bảo con đến mời anh. Tôi có ý nói là tôi phải bỏ qua bữa ăn đó.”

Tôi đã kiêng ăn rất nhiều suốt thời gian đó. Lần nọ tôi kiêng ăn cả ngày, nhưng phần lớn thì tôi thường bỏ qua một hai bữa ăn và để thêm thì giờ chờ đợi Chúa.

Tôi cũng đã để nhiều giờ cầu nguyện trong Thánh Linh và cầu nguyện theo lời cầu nguyện của Phao lô trong Êphêsô 1 3 cho chính tôi nhiều lần (xem Êph 1:15-23; 3:14-21). Tôi lúc nào cũng mở Kinh Thánh ra, và mỗi khi tôi đến nhà thờ làm gì đó, thì điều đầu tiên tôi làm là quỳ gối cầu nguyện hai lời cầu nguyện này, thế tên của tôi vào đó. Rồi tôi chờ đợi trong sự hiện diện của Ngài, đôi khi trong sự yên lặng, đôi khi cầu nguyện tiếng lạ – cố tìm hiểu xem cảm giác không thỏa mãn sâu xa trong lòng tôi là gì.

Đôi khi thật là khó để giải thích những điều thuộc linh bằng những lời tự nhiên, nhưng tôi sẽ cố gắng. Khi tôi chờ đợi Chúa tại nhà thờ đó, đôi lúc tôi bước vào lĩnh vực của Thánh Linh và hầu như không biết gì xảy ra xung quanh. Tôi không nói là tôi xuất thần, tức các cảm quan vật lý của một người tạm thời bị lắng đọng xuống và người đó không ý thức là mình có thân thể. Nhưng tôi chỉ có ý muốn nói rằng khi tôi chờ đợi Chúa, tôi bước vào lĩnh vực của Thánh Linh và dường như là tôi thấy chính mình hướng sâu bên trong con người bề trong của tôi và phơi bày ngay trước mặt tôi.

Tại sao tôi không thỏa mãn? Tôi nêu ra câu hỏi đó cho Chúa và hướng sâu xa trong tâm linh tôi. Và rồi câu trả lời đến. Lý do tôi không thỏa mãn là có một điều gì khác nữa mà tôi nên làm. Tôi trình dâng khải thị này cho Chúa và suy nghĩ trở lại. Còn điều gì khác mà mình nên làm? Tôi cứ nêu ra câu hỏi này và trình dâng cho Chúa.

Khi tôi tiếp tục chờ đợi Chúa trong sự cầu nguyện trong những ngày và những tuần tiếp theo, không bao lâu tôi lại trình dâng cho Chúa từ hết điều này đến điều kia.

Cuối cùng, dường như là tôi đã đạt đáy của tâm linh tôi và tôi nhận được một điều. Giống như là tôi tìm được một báu vật cổ. Tôi đem lên và hỏi, “Chúa ơi, cái này là cái gì?”

Chúa phán, “Đó là một số truyền thống của giáo phái trước đây của con.”

Tôi thốt lên, “Vậy hả! Con tưởng là con đã rũ bỏ điều đó lâu rồi mà.”

Chúa trả lời, “Con chưa rũ bỏ.”

Tôi đã không đặt điều này lên bàn thờ Chúa – tôi chỉ ném sang một bên. Bạn thấy đó, có một số điều bạn cần phải đặt trên bàn thờ Chúa khi bạn đầu phục Ngài – và một số khác bạn phải rũ bỏ vĩnh viễn.

Đó không phải là điều duy nhất tôi phải quăng xa trong thời gian tôi cầu nguyện lúc này. Tôi cũng phải quăng bỏ những thứ khác mà bề ngoài không phải là tội lỗi song nó cũng không tốt đẹp gì. Tôi hỏi Chúa, “Còn điều nào nữa?”

Chúa nói, “Còn một số truyền thống của Ngũ Tuần mà con đã hấp thu kể từ khi con sinh hoạt giữa vòng những người Ngũ Tuần.” Rõ ràng là một điều nữa phải dứt khỏi tôi.

Ngày nọ Chúa nói với tôi khi tôi quỳ gối cầu nguyện tiếng lạ tại nhà thờ: “Ta sẽ ban cho con những khải thị và khải tượng.” Và tôi lại bàn làm việc và viết ra những lời này.

Lúc đó là vào mùa đông năm 1947 và 1948. Trong thời gian sáu tháng, sự mặc khải về Lời Chúa bắt đầu đến với tâm linh tôi như những con sóng đến nỗi tôi buộc phải nói với vợ tôi, “Anh đã giảng bao nhiêu năm nay mà anh vẫn thấy không biết gì, cũng lạ là các ông chấp sự không có đến ngưng chức anh!”

Vào cuối năm 1948, tôi đã học được nhiều điều về Kinh Thánh và những điều sâu nhiệm của Chúa hơn là tôi đã từng trong suốt 14 năm của chức vụ trước đó cộng lại. Rồi vào năm 1950, các khải tượng bắt đầu hiện đến. Giữa năm 1950 và 1962, chính Chúa đã hiện ra với tôi tám lần. Vào hai dịp nọ, Ngài đã nói với tôi một giờ rưỡi đồng hồ.

Nhưng tất cả những điều này đã không xảy ra nếu tôi chỉ “ngồi chơi xơi nước”, làm những gì xác thịt tôi muốn làm. Những khải thị và khải tượng này đến bởi Thánh Linh khi tôi chờ đợi trước mặt Chúa sự cầu nguyện hết giờ này đến giờ khác, hết tiếng này đến tiếng khác, hết lúc này đến lúc khác – thông công với Ngài và cầu nguyện trong tiếng lạ.

Vâng, bạn có thể nhận một số khải thị của Lời Chúa khi bạn ăn nuốt Lời Chúa, và điều quan trọng là bạn phải ăn nuốt Lời Chúa liên tục để Lời Chúa được trồng sâu xa trong lòng bạn. Nhưng sự mặc khải về những việc tương lai, sự khải thị về kế hoạch và mục đích của Chúa cho chính đời sống bạn, và sự mặc khải về những điều sâu nhiệm của Lời Chúa thảy đền đến bởi sự thông công với Chúa qua sự cầu nguyện trong tiếng lạ.

Mặc Khải Liên Hệ Đến Sự Vận Hành Tương Lai Của Thánh Linh

Tôi đã khám phá rất sớm trong chức vụ của tôi là qua việc cầu nguyện tiếng lạ, Thánh Linh thường chuẩn bị tôi cho những việc sắp tới. Chẳng hạn, tôi đã đề cập trước đó về thời gian vào năm 1943 khi tôi ở riêng một mình nghiên cứu tại Greggton, Texas, và tôi đã quyết định cầu nguyện tiếng lạ một giờ. Sau đó bởi vì ma quỷ cứ nói với tôi là tôi đang phí thì giờ, nên tôi quyết định cầu nguyện thêm hai giờ nữa – và sau đó, cầu nguyện thêm bốn giờ nữa. Và khi tôi gần đến giờ thứ năm trong sự cầu nguyện tiếng lạ, tôi đã đụng tới “mạch” và bắt đầu cầu nguyện bởi sự xức dầu mạnh mẽ của Thánh Linh.

Hầu hết các tín đồ không hề cầu nguyện tiếng lạ lâu đủ để đụng tới “mạch”. Họ chỉ “khoan” đâu ở bề mặt và hy vọng là đụng tới “mỏ dầu”, không cần phải tốn nhiều thời giờ và nỗ lực.

Khi tôi đụng tới “mạch” vào tháng 2 năm 1943, những mặc khải về nhiều điều tương lai thình lình tuôn ra từ tôi. Chúa phán, “Vào lúc kết thúc Chiến Tranh Thế Giới Thứ Hai, sẽ có một cuộc phấn hưng về sự chữa bệnh siêu nhiên xảy đến nước Mỹ.” Tôi đã viết ra những lời này và ghi lại trong sổ ngày giờ.

Một năm rưỡi sau đó vào tháng 9 năm 1944, tôi đang giảng tại một buổi nhóm bồi linh thanh niên Ngũ Tuần ở đông Texas, và lúc giảng nửa chừng, tôi thấy trong cuốn Kinh Thánh của tôi tờ giấy mà tôi ghi lại những lời Chúa phán với tôi. Nên tôi nói với thính giả, “Hãy để tôi đọc điều mà Thánh Linh đã nói với tôi trong khi tôi cầu nguyện lúc đó. Rồi tôi đọc những lời này: “Vào lúc kết thúc Chiến Tranh Thế Giới Thứ Hai, sẽ có một cuộc phấn hưng về sự chữa bệnh siêu nhiên xảy đến nước Mỹ.”

Có Đức Chúa Trời làm chứng cho tôi, lúc tôi đọc những lời này, quyền năng của Chúa giáng trên đám đông. Thánh Linh vận hành như cơn gió, và mỗi người hầu việc Chúa trong căn phòng này chạy lên tòa giảng và ngã xuống tại đó. Mọi người khác thì quỳ gối, và ai ai cũng cầu nguyện tiếng lạ.

Tôi không bảo họ làm điều đó – tôi mới giảng nửa bài. Nhưng khi nhìn quanh quẩn và thấy mọi người đều nằm trên sàn nhà, tôi cũng quỳ gối và cầu nguyện với họ. Chúng tôi cầu nguyện như là thác đổ một hồi. Và cuối cùng chúng tôi cầu nguyện xong, tôi phải giảng tiếp để kết thúc bài giảng của tôi.

Chúng tôi cần những buổi nhóm đại loại như thế hơn nữa, là buổi nhóm mà có quyền năng của Chúa bày tỏ đang khi Mục Sư đang giảng. Nếu các tín đồ Ngũ Tuần ngày nay bắt đầu tin cậy Chúa về sự vận hành của Thánh Linh và cầu nguyện trong Thánh Linh theo cách mà các tín đồ Ngũ Tuần trước đây đã làm, quyền năng Chúa có thể bày tỏ ngày nay như trước đây. Quyền năng của Thánh Linh có thể đổ xuống như cơn mưa. Nó có thể vận hành như đám mây. Hoặc nó có thể thổi qua như cơn gió và càn quét mọi người khỏi hàng ghế nhà thờ và khiến họ phải quỳ mọp xuống, như đã xảy ra trong buổi nhóm vào tháng 9 năm 1944 khi Chúc xác chứng lời Ngài đã ban cho tôi.

Bắt Lấy Cơn Sóng Chữa Bệnh Của Chúa

Cuộc phấn hưng chữa bệnh bắt đầu vào năm 1947, càn quét cả nước với một sức mạnh quyền năng chữa bệnh của Chúa và kéo dài đến hết 1958.

Bạn thấy đó, những sự vận hành của Đức Chúa Trời trên đất này giống như cơn sóng biển ập vào bờ. Và khi những cơn sóng biển này tiến vào, được thổi lên bởi ngọn gió của Thánh Linh, ai cũng có thể nhảy vào và lướt sóng.

Chẳng hạn, một Mục Sư Ngũ Tuần nói với tôi, “Trước khi cuộc phấn hưng này bắt đầu, vợ tôi và tôi cùng hầu việc Chúa với nhau 35 năm và chưa hề cầu nguyện cho người bệnh hay chưa hề có chức vụ chữa bệnh. Chúng tôi giúp đỡ trong việc ca hát và vợ tôi chia sẻ sứ điệp ngắn từ Lời Chúa. Sau đó chúng tôi khích lệ tội nhân tin Chúa và kêu gọi họ tiếp nhận Chúa và nhiều người được cứu. Nhưng khi cơn sóng chữa bệnh đến, chúng tôi nhảy vào cơn sóng và lướt sóng! Chúng tôi bắt đầu cầu nguyện cho người bệnh, và chúng tôi ngạc nhiên là người ta được lành bệnh khắp nơi. Một phụ nữ mù hoàn toàn được chữa lành tức thì trong chức vụ chúng tôi. Lúc đó cầu nguyện cho người ta được chữa lành thật là dễ.”

Những người khác cũng kể với tôi tương tự. Họ nhảy vào cơn sóng và lướt sóng vào bờ. Làm thế thì cũng tốt, nhưng tín hữu cần cẩn trọng là họ không lướt sóng khi Thánh Linh hành động trong khi đó bỏ lơ thì giờ thông công cá nhân với Chúa. Nếu họ làm thế, họ sẽ nhỡ mất dòng chảy của Thánh Linh khi đến thời điểm phải ra khỏi cơn sóng đó và nhảy vào cơn sóng khác. Và kết quả là họ bị dạt vào bờ và rồi ngồi đó chờ và trở nên khô hạn.

Cá nhân tôi, tôi quyết định không bao giờ phạm phải lỗi lầm đó, và tôi biết cách để tôi không phạm phải. Trong lúc sự vận hành mạng mẽ về quyền năng chữa bệnh, một tổ chức được thành lập giữa vòng những nhà truyền giảng chữa bệnh gọi là “Voice of Healing”(Tiếng Nói Chữa Lành), và tôi là một trong số những người hầu việc Chúa trong tổ chức đó. Ngày nọ một người bạn đồng công thuộc tổ chức này đã hỏi tôi, “Kenneth, làm sao mà chức vụ của anh thình lình “nổi như cồn?” Anh đã làm gì mà được điều đó?”

Một số người cứ luôn tìm kiếm điều gì đó họ có thể làm được để đặt tới mục tiêu hay tìm kiếm sự thành công. Nhưng câu trả lời không được tìm thấy trong sức mạnh tự nhiên hay khả năng lý luận của con người.

Tôi chỉ trả lời, “Tôi sẽ nói với anh điều tôi đã làm. Đó là chờ đợi Chúa và để nhiều giờ cầu nguyện trong Thánh Linh. Đó là cách tôi nhận sự hướng dẫn và sự mặc khải cho mỗi bước đi và mỗi giai đoạn trong chức vụ của tôi.”

Hai Cơn Sóng Kế Tiếp Của Thánh Linh

Vào năm 1958, tôi đang giảng tại một Hội Thánh ở Dalas, khi đó thình lình bởi sự khải thị, tôi nói ra, “Cuộc phấn hưng kế tiếp xảy ra trong Hội Thánh!”

Hội chúng nghĩ tôi có ý nói là giáo hội Ngũ Tuần. Nhưng tôi không có ý nói vậy. Thật ra, cơn sóng kế tiếp của Thánh Linh đã không xảy ra trong phần lớn các Hội Thánh Ngũ Tuần. Tôi có ý nói cuộc phấn hưng kế tiếp sẽ xảy ra ngay các Hội Thánh truyền thống khắp thế giới.

Sau đó, không bao lâu cuộc phấn hưng Ân Tứ bắt đầu. Chúng tôi lướt cơn sóng kỳ diệu này một vài năm, và đời sống của nhiều người được thay đổi khi họ nhận lãnh sự đổ đầy của Thánh Linh. Rồi cuộc phấn hưng đó đều đều lại và hầu như lắng đọng xuống, dù cũng có một số người trong các Hội Thánh truyền thống khắp nơi tiếp tục nhận lãnh Thánh Linh và nói tiếng lạ.

Sau đó chúng ta có cuộc phấn hưng lớn lao nhấn mạnh việc dạy dỗ Lời Chúa – mà một số người gọi nó “sứ điệp đức tin”. Tôi không thích từ đó. Tôi chỉ đơn giản gọi là “đức tin nơi Lời Chúa.” Chúng ta không nói về việc cố gắng để tin điều gì đó khó tin. Chúng ta chỉ tiếp nhận và tin những gì Chúa nói trong Lời Ngài.

Cuộc phấn hưng dạy dỗ này bắt đầu từ sứ mạng mà Chúa ban cho tôi cách đây nhiều năm khi Ngài phán, “Hãy đi dạy cho dân sự của Ta về đức tin.” Do kết quả của việc gieo Lời Chúa vào lòng dân sự Chúa, chúng ta đã gặt hái một vụ mùa bội thu. Tôi cố gắng trung tín với sứ điệp đó trong nhiều năm, nhưng sau này Chúa nói với tôi “Ngày nay có nhiều giáo sư dạy về đức tin đầy ơn khác trong Hội Thánh Ta.” (Trong thời gian dài dường như tôi là tiếng nói duy nhất.) “Bây giờ con phải đi dạy cho dân sự Ta về Thánh Linh.”

Chúa nói tiếp, “Các tín đồ ân tứ biết cách để ngợi khen Ta, nhưng có một sự vận hành của Thánh Linh mà họ ít biết hoặc không biết gì. Và nếu Ta hoãn sự tái lâm của Ta, sự hiểu biết này sẽ “tam sao thất bổn” trong thế hệ tương lai nếu con không dạy những lẽ thật này cho họ.”

Dĩ nhiên, chúng ta chưa hề bỏ bê sự dạy dỗ Lời Chúa. Nhưng Đức Chúa Trời muốn kết hợp sự vận hành của Thánh Linh với nền tảng vững vàng của sự dạy dỗ Kinh Thánh đã được xây dựng trên vài thập niên qua trong Hội Thánh Chúa. Sự kết hợp này sẽ mang lại sự vận hành lớn lao kế tiếp của Thánh Linh.

Cơn Sóng Kế Tiếp Của Thánh Linh Đang Đến

Khi bạn giảng lâu năm như tôi giảng (hầu như là bảy thập niên) bạn bắt đầu thấy một số điều đến như cơn sóng. Và tôi cảm nhận điều này trong tâm linh – có một cơn sóng khác đang đến. Hãy sẵn sàng cho điều đó. Phấn hưng đến không phải chỉ vì Đức Chúa Trời nói nó đến. Chúng ta phải bước vào lĩnh vực cầu nguyện sâu nhiệm hơn mà chúng ta đã nói đến và sản sinh ra những điều Đức Chúa Trời muốn làm.

Nếu bạn đã từng đến đại dương và quan sát các cơn sóng ập vào, bạn biết được rằng trước khi sóng ập vào bờ, nó đã hình thành trước sâu dưới lòng biển. Rồi nó nổi lên cuồn cuộn và ập vào bờ.

Vâng, đó cũng là điều mà cầu nguyện tiếng lạ hoàn tất trong lĩnh vực thuộc linh. Khi bạn cầu nguyện tiếng lạ, bạn tiếp sức cho sự vận hành kế tiếp của Thánh Linh trước khi bạn chứng kiến bằng mắt trần cơn sóng thuộc linh này.

Khi tôi nói chuyện với các vị đầy tớ Chúa khác, tôi nhận ra là tất cả chúng tôi nhận cùng một điều trong tâm linh. Chúng tôi không nhất thiết là thông công với nhau. Có một điều gì đó trong tâm linh chúng tôi cho chúng tôi biết là có một cơn sóng khác đang đến.

Nên chúng ta nên làm gì đây? Vâng, chúng ta quyết định không bám lấy cơn sóng cũ và rồi dạt vào bờ, chỉ để bị mắc cạn và khô hạn trên bờ. Trái lại, chúng ta sẽ thay đổi và bắt đầu bơi ra ngoài chỗ sâu của đại dương để chúng ta tiếp tục lướt cơn sóng kế tiếp – sự vận hành kế tiếp của Thánh Linh trên đất này. Và làm sao chúng ta có thể bơi xuống sâu? Bằng cách ở riêng với Chúa và dâng mình để thông công với Cha và cầu nguyện trong Thánh Linh.

Tuy nhiên nếu chúng ta muốn bước vào sự vận hành kế tiếp của Thánh Linh trong những ngày cuối này, thì sự phán xét phải bắt đầu từ nhà Chúa. Có nhiều điều Đức Chúa Trời muốn làm cho dân sự Ngài, nhưng Ngài không thể làm những gì Ngài muốn làm cho đến khi Cơ Đốc Nhân hạ mình, quên đi những khác biệt nhỏ nhặt và hiệp lại với nhau để cùng bước vào lĩnh vực của Thánh Linh trong sự cầu nguyện.

Trong những ngày cuối cùng này Đức Chúa Trời đang kêu gọi chúng ta đáp lại tiếng gọi của Ngài để cầu nguyện. Chúa Jêsus sắp tái lâm – và trước khi Ngài đến, Ngài muốn làm một điều gì đó. Và những gì Ngài làm trên đất này, Ngài sẽ làm qua chúng ta là Thân Thể Ngài.

Thân Thể sẽ không có sự hợp tác khi mà một nửa chi thể thì đi hướng này và một nửa khác thì đi hướng khác. Nên Đức Chúa Trời đang chuẩn bị chúng ta. Ngài đang kêu gọi chúng ta đến một mục đích chung – đầu phục sự thôi thúc của Thánh Linh để cầu nguyện trong tiếng lạ. Cơn sóng Thánh Linh kế tiếp đang ập đến chúng ta với tất cả vinh hiển của nó, và mỗi người trong chúng ta nên quyết định không bỏ lỡ.

Chúng ta trước đây đã chứng kiến cơn sóng gọi là cuộc phấn hưng chữa bệnh. Chúng ta đã chứng kiến cơn sóng gọi là phong trào ân tứ. Chúng ta đã chứng kiến cơn sóng đức tin và sự dạy dỗ Lời Đức Chúa Trời. Bây giờ một cơn sóng khác đang đến. Đó là cơn sóng của Thánh Linh!

Đồng ý là chúng ta đã chứng kiến quyền năng Thánh Linh trong một chừng mực nào đó, nhưng cơn sóng đang đến này sẽ đem quyền năng của Chúa ở bình diện lớn hơn và ở mực độ lớn lao mà chúng ta chưa từng chứng kiến trước đây. Tôi thấy được cơn sóng này đang cuộn lên từ dưới lòng biển sâu. Nó đang đến đấy! Các cơn sóng về quyền năng Thánh Linh ngày càng dâng cao hơn.

Đừng bám lấy cơn sóng vận hành cũ của Thánh Linh của ngày hôm qua nữa. Hãy bơi ra chỗ sâu trong lĩnh vực Thánh Linh bằng cách cầu nguyện trong Thánh Linh, và hãy lướt trên cơn sóng kế tiếp của mục đích Đức Chúa Trời trong thời điểm này. Rồi hãy tiếp tục cầu nguyện để bạn có thể lướt cơn sóng mới khi nó ngày một dâng lên trong năng quyền và hiển vinh.

Tôi tin rằng cơn sóng sắp đến sẽ cao gấp đôi cơn sóng chữa bệnh, cơn sóng ân tứ, hay cơn sóng đức tin. Thật ra, nó dâng cao gấp đôi hơn tất cả các cơn sóng kia cộng lại. Tôi tin rằng nó là cơn sóng càn quét chúng ta đến bờ của thế giới vinh hiển.

Đáp Lại Tiếng Gọi Của Chúa Để Cầu Nguyện

Chúa bảo tôi rằng có một chiều sâu của sự cầu nguyện và sự cầu thay trong Thánh Linh mà có thể bị mất đi trừ khi chúng ta là những người đã kinh nghiệm ít nhiều trong sự cầu nguyện giảng dạy những lẽ thật này cho thế hệ hiện tại. Trong nhiều năm tôi quen biết vài người là những “chiến sĩ cầu thay” và trở thành chuyên gia trong lĩnh vực cầu nguyện sâu nhiệm trong Thánh Linh. Nhưng Đức Chúa Trời muốn có thêm những người cầu nguyện như một số người này. Ngài rất muốn có thêm những tín hữu biết cách cầu nguyện trong lĩnh vực sâu nhiệm, bởi vì có nhiều công việc cần làm trong những ngày cuối cùng này. Nếu muốn chương trình và mục đích của Ngài được ứng nghiệm trên đất trong những giờ cuối cùng này, thì cần có thêm nhiều dân sự Chúa nói không với xác thịt của họ và để thì giờ cầu nguyện theo những sự mầu nhiệm của Đức Chúa Trời. 

Bạn biết cách đây vài thập niên, mọi người đều hồ hởi khi Liên Xô đã phóng vệ tinh Sputnik lên không gian lần đầu tiên. Con người đã bỏ hàng triệu đô la trong cuộc chạy đua không gian và trong việc đặt phi hành gia đầu tiên lên không gian. Tuy nhiên, khi phi hành gia đầu tiên lên không gian, họ chẳng đi được bao xa. Họ chỉ ra khỏi bầu khí quyển của quả đất, chỉ bước lên bề mặt của không gian. Tại sao họ không đi xa hơn? Tại sao họ không thử lên mặt trăng trước hết? Bởi vì họ chưa đến đó bao giờ. Họ chưa biết cách diễn tập trên không gian.

Tương tự, một số người trong chúng ta chỉ đạt đến “cái rìa” của lĩnh vực Thánh Linh trong sự cầu nguyện. Chúng ta không biết cách “diễn tập” ở đó, nên chúng ta mới tập từng hồi từng lúc. Tuy nhiên, khi chúng ta tiếp tục đặt mình sẵn sàng cho Chúa, cầu nguyện trong tiếng lạ, thì Ngài sẽ dẫn chúng ta tiến sâu hơn vào lĩnh vực sâu nhiệm của sự cầu nguyện, là lĩnh vực mà chúng ta sẽ nhận được các phép lạ và khải thị siêu nhiên.

Tôi nói thật và thú nhận điều này: Tôi đã đạt đến đó vài lần, tôi hơi hoảng sợ. Tôi không có ý nói là tôi hoảng sợ theo cách mà bạn hoảng sợ cơn bão hay là sợ rắn. Tôi nói về niềm kính sợ thánh. Có điều tôi sợ là tôi không thể trở lại. Tôi tin điều đó có thể xảy ra cho Ê-nót. Ông đã đi rất xa trong lĩnh vực của Thánh Linh đến nỗi ông không thể trở lại được (ông được cất lên trời luôn – DG).

Có một sự di chuyển vượt ra ngoài thời gian và không gian mà vào lĩnh vực của Thánh Linh. Đây là điều tôi không tài nào mô tả hết nổi. Một số người cũng đã bước vào lĩnh vực cầu nguyện sâu đủ để chân họ bị ướt. Như trẻ em lội nước, những tín hữu này nói về những gì họ đã kinh nghiệm, như, “Quá kỳ diệu! Cầu nguyện trong Thánh Linh thật quá phước hạnh!” Nhưng sự thật thì kinh nghiệm của họ trong sự cầu nguyện chỉ là sự khởi đầu mà thôi.

Những tín hữu này mới có chạm lĩnh vực của Thánh Linh. Họ cần bơi sâu xuống những dòng nước sâu của Thánh Linh cho đến khi nước không chỉ ở đầu gối hay thắt lưng, mà sâu đến độ họ không thể nào đụng tới đáy đại dương được! Sau đó họ có thể bơi ngoài khơi và hưởng đầy đủ những gì Chúa dành cho họ trong sự cầu nguyện (xem Êxêchiên 47).

Tuy nhiên, điều quan trọng phải hiểu là những ơn phước này không phải lúc nào cũng đến cách dễ dàng. Là vì xác thịt sẽ tìm mọi cách để lôi kéo chúng ta. Đó là lý do Lời Chúa dạy chúng ta hãy đóng đinh xác thịt. Lý trí cũng lôi kéo chúng ta, cố giữ chúng ta tập trung vào lĩnh vực của các giác quan vật lý và vào những gì thấy được. Đó là lý do Chúa bảo chúng ta hãy đổi mới tâm trí bởi Lời Chúa (Rô 12:1-2). Một khi tâm trí chúng ta được đổi mới, chúng ta mới có thể tiến xa hơn trong lĩnh vực của Thánh Linh qua sự cầu nguyện.

Nhưng khi càng nhiều người trong chúng ta đáp lại tiếng gọi của Chúa để cầu nguyện, thì sẽ có một sự biểu lộ lớn lao hơn về quyền năng và vinh hiển của Ngài trên đất này. Sự bày tỏ và biểu lộ của Thánh Linh sẽ trở nên phổ biến và thực hữu đối với chúng ta như “cơm bữa”. Đây là điều mà lòng chúng ta mong ước và là điều mà những người cầu thay đã cầu nguyện rất nhiều năm.

Bạn thấy đó, lĩnh vực của Thánh Linh thật sự là lĩnh vực tự nhiên đối với chúng ta là những người được sanh lại bởi Thánh Linh. Dĩ nhiên, cần thiết là chúng ta vẫn bước đi trong lĩnh vực tự nhiên ở mức độ nào đó bởi vì thân thể chúng ta là tự nhiên và có những chức năng tự nhiên. Chúng ta phải sống trong lĩnh vực đó. Nhưng ngược lại, chúng ta có thể để cho tâm linh chúng ta được thông công liên tục với Cha của mọi linh. Chúng ta có thể để tâm linh chúng ta ra khỏi lĩnh vực tự nhiên mỗi ngày.

Nên đừng mất thì giờ với những chuyện của đời này. Một số chuyện là tốt, và để một ít thì giờ để đeo đuổi nó thì tốt thôi. Nhưng hãy nhớ là bạn lắng nghe tâm linh bạn. Hãy để cho tâm linh bạn có cơ hội nuôi dưỡng nơi Lời Chúa và thông công với Cha thiên thượng. Hãy gây dựng chình mình trên đức tin thánh của bạn bằng cách thực hành cầu nguyện tiếng lạ. Điều này không mất nhiều thời gian. Khi bạn làm điều đó, đời sống bạn sẽ được thay đổi và có năng quyền, và đời sống cầu nguyện của bạn sẽ trở thành một sức mạnh vô song, giúp hoàn thành mục đích của Chúa trong những ngày cuối cùng này.

Đức Chúa Trời muốn chúng ta tiến xa hơn trong Thánh Linh và học cách để diễn tập trong lĩnh vực cầu nguyện. Khi chúng ta trung tín vâng theo tiếng gọi của Ngài để cầu nguyện, thì có ngày chúng ta đi qua cái “rìa” của không gian – tiến xa hơn nữa trong Thánh Linh – và đạt đến sự đầy dẫy vinh hiển của Đức Chúa Trời.

Tôi sẽ nói cho bạn điều này nữa: Chúa Jêsus sắp tái lâm. Ngạc nhiên về lẽ thật này cũng vô ích thôi, bởi vì chuyện này chắc chắn xảy ra, dù bạn có tin hay không! Nên chúng ta hãy dâng mình để cầu nguyện trong Thánh Linh ngõ hầu mùa gặt linh hồn bội thu có thể được gặt hái trong những ngày cuối cùng. Người ta đang chết mất, và sự cuối cùng sắp tới. Sự kết thúc muôn vật đang cận kề, và điều gì chúng ta làm, chúng ta phải làm nhanh chóng.

Chúa đang kêu gọi chúng ta cầu nguyện, và tôi là người quyết định đáp lại tiếng gọi đó. Bạn có muốn đi cùng với tôi không? Hãy công bố, “Hãy cho tôi tham gia với!” Rồi hãy bước qua cánh cửa để bước vào thế giới siêu nhiên và bước vào một lĩnh vực cầu nguyện mới trong Thánh Linh. Đây là một lĩnh vực mà sự khải thị, sự hướng dẫn và sự thông công siêu nhiên với Chúa được cung ứng liên tục để giúp bạn hoàn tất mọi điều Ngài kêu gọi bạn làm trong thời điểm này.

Lời Cầu Thay của Mục Sư Kenneth E. Hagin Cho Hội Thánh

Chúa ơi, xin hãy tha tội cho chúng con. Chúng con đã sa ngã và thiếu kém trong đời sống cầu nguyện mà Ngài muốn chúng con có. Chúng con đã thông công với Ngài rất hời hợt, nên những công việc của Thánh Linh không thực hữu cho chúng con, trong khi đó những công việc của xác thịt và của thế gian thì rất thực đối với chúng con và thậm chí kiểm soát luôn chúng con.

Nguyện chúng con làm những gì Kinh Thánh truyền bảo chúng con làm: dâng thân thể của chúng con làm của lễ sống, thánh, và đẹp lòng Ngài, là sự phục vụ phải lẽ của chúng con. Và nguyện chúng con không làm theo thế gian, nhưng được biến hóa bằng cách đổi mới tâm trí chúng con cho đến khi những việc của Thánh Linh trở nên thực hữu cho chúng con, và cho đến khi Ngài, Cha ơi, trở nên thực hữu trong tâm linh chúng con như áo quần chúng con mặc hay xe cộ chúng con lái.

Rồi chúng con sẽ bước vào lĩnh vực của Thánh Linh để cầu nguyện, vì Cha là Cha của mọi linh và đặc biệt là của tâm linh chúng con, vì chúng con đã được tái sinh và được Ngài sinh lại. Và Ngài đã ban cho chúng con phương tiện thông công siêu nhiên để qua đó tâm linh chúng con được tiếp xúc trực tiếp với Cha của mọi linh, như Phao lô đã nói, “Nếu tôi cầu nguyện trong tiếng lạ, tâm linh tôi cầu nguyện.”

Nhưng chúng con đã không tận dụng nhiều phương tiện cầu nguyện này, và trước đây Ngài cũng không thể làm những gì Ngài muốn làm với chúng con, làm cho chúng con, làm trong chúng con và làm qua chúng con. Chúng con chưa sẵn sàng. Chúng con chưa đạt đến vị trí này.

Bây giờ chúng con sẵn sàng đôi chút, và Ngài có thể đem chúng con tiến xa. Nhưng Chúa ơi, nguyện chúng con không dừng tại đó. Nguyện chúng con không thỏa mãn. Nguyện chúng con giống như Smith Wigglesworth trước đây có nói, “Tôi thỏa mãn với những gì mà sau này không còn phải thỏa mãn nữa.”

Nguyện chúng con đi từ vinh hiển đến vinh hiển. Nguyện chúng con hiểu được những gì Ngài đang phán trong những ngày cuối cùng. Nguyện chúng con, qua sự cầu thay và quặn thắt, sản sinh ra một cơn sóng và một sự vận hành của Đức Chúa Trời trên đất như Ngài ước ao. Nguyện chúng con hiểu được những gì Ngài phán với tâm linh chúng con.

Chúng con cảm nhận sự thúc bách của công việc Ngài. Chúng con cảm nhận nhu cầu của nó. Nguyện chúng con đáp lại sự cấp bách này, Chúa ơi, nguyện ý thánh Ngài được thực thi vào thời điểm này và nguyện chúng con dấy lên trong đức tin và trong quyền năng của Thánh Linh, trở thành những người khổng lồ trên đất như Ngài đã định cho chúng con.

Nguyện chúng con nhạy bén với Thánh Linh. Nguyện chúng con nhạy bén với sự đụng chạm của Ngài khi Ngài muốn chúng con để ý. Nguyện chúng con biết những gì Ngài muốn. Nguyện chúng con đáp ứng với sự thôi thúc của Ngài để Ngài có thể bày tỏ chính Ngài qua chúng con và bày tỏ chính Ngài giữa vòng chúng con qua những dấu lạ và phép lạ và ân tứ của Thánh Linh.

Nguyện chúng con đáp lại trong những giây phút khủng hoảng và trong những thời kỳ khủng hoảng. Và nguyện chúng con sẵn sàng cho bất kỳ nhu cầu nào phát sinh. Chúng con sẽ hòa nhịp với Thánh Linh và từ sâu xa trong lòng chúng con sẽ tuôn ra những dòng sông nước sống.

Rồi những nơi khô hạn sẽ ra dòng suối đẹp đẽ và những người khao khát sẽ tìm thấy nước uống. Những người chết mất sẽ sống lại và được phục hồi và sự sống lại sẽ được bày tỏ khắp nơi. Và chúng con sẽ vui mừng và công bố rằng Ngài đã làm điều này. Nguyện tất cả sự ngợi khen, sự tôn trọng và vinh hiển đều dâng cho Ngài, vì Ngài đáng được những điều này và Ngài xứng đáng vậy.

Nguyện chúng con chết với xác thịt, chết với sự ích kỷ, mà đầu phục Thánh Linh khi chúng con làm những công việc công chính và thực thi các công việc của Đức Chúa Trời ngõ hầu các kỳ công của Ngài được bày tỏ trong chúng con. Vì chúng con đang sống trong kỳ tận thế. Chúng con đang đối diện với những ngày cuối cùng khi các thế lực ma quỷ nhóm hiệp lại ở Ha-ma-ghê-đôn.

Ngày đó sẽ đến, kèm theo một mùa gặt hái chớp nhoáng sẽ càn quét trên khắp thế giới và khắp quả địa cầu bởi vì chúng con đã cầu nguyện – bởi vì chúng con dám đứng ở vị trí cầu nguyện. Chúng con dám đứng ở lỗ hổng để xây dựng hàng rào, và để cầu thay cho xứ sở.

Do đó, công việc của Đức Chúa Trời sẽ được hoàn tất, và những gì Chúa muốn cho những ngày cuối cùng này sẽ ứng nghiệm. Và mùa gặt sẽ được thu hoạch, các thiên sứ sẽ vui mừng, mọi người đều được phước, và sự vinh hiển của Chúa sẽ chiếu rọi quanh chúng con, sáng hơn là mặt trời lúc trưa. Nhân Danh Chúa Jêsus. Amen.

VÀI NÉT VỀ TÁC GIẢ

Mục Sư Kenneth E. Hagin đã hầu việc Chúa gần 70 năm sau khi Đức Chúa Trời làm phép lạ chữa lành ông khỏi bệnh tim và bệnh về huyết hoại lúc ông 17 tuổi. Dù Mục Sư Hagin được Chúa gọi về nước Chúa vào năm 2003, chức vụ ông sáng lập vẫn tiếp tục chúc phước cho vô số người khắp nơi trên thế giới. Chương trình phát thanh của chức vụ Hagin Ministries, Faith Seminar of the Air, được phát trên 200 trạm phát sóng khắp nước và qua mạng Internet khắp thế giới. Các chức vụ khác gồm tạp chí The Word of Faith, một tạp chí miễn phí hàng tháng; các chiến dịch truyền giảng được tổ chức khắp nước; Trường Kinh Thánh Hàm Thụ Rhema; Trung Tâm Huấn Luyện Kinh Thánh Rhema; Rhema Alumi Association; Rhema Ministries Association International; Rhema Supportive Ministries Association; và chức vụ ở lao tù.

 

Bài Viết Chọn Lọc

Bài Viết Được Quan Tâm

Bài Viết Liên Quan