Tại Sao Xin Phép Chồng

Share

Chữ “S” (tiếng Anh) hay chữ “V” (tiếng Việt) trong Kinh Thánh là chữ làm cho các chị em khó chịu?

“Submission” hay “Vâng phục” là một chữ làm cho phụ nữ băn khoăn, và không có gì nhạy cảm như là hỏi chồng cho phép một chuyện gì đó.

Đặc biệt là với cách sống theo phong trào nữ quyền của “các phụ nữ độc lập,” ý tưởng hỏi một người đàn ông nếu họ chấp nhận ý của bạn thường bị xem là làm giảm đi phẩm giá của mình, nhất là khi hỏi họ cho phép một điều mà một người nữ trưởng thành có thể làm được. Sau cùng, các chị em có phải là đứa con gái 10 tuổi của anh ta đâu?

Thế nhưng Ashley Willis, người có trang mạng về hôn nhân, trong một bài viết được rất nhiều người theo dõi trên mạng, đang làm thay đổi cách các bà vợ nghĩ về vấn đề “hỏi có được không?” Bài viết nói lên một số lý do tại sao điều này thực ra là ích lợi cho hôn nhân của bạn. 

Sau lần một người bạn chất vấn Ashley tại sao phải hỏi ý chồng của cô là Dave về một buổi đi chơi khuya của nhóm bạn nữ, người chuyên gia về hôn nhân này không còn cách gì ngoài cách “chỉnh” cô bạn của cô (và những bạn trên mạng) với 5 lý do tại sao xin chồng (hay vợ) thật ra là một điều tốt. 

“Bạn của tôi trợn mắt và phá lên cười không kịp thở khi cô ta trả lời, ‘Thật vậy hả? Cô cần “xin phép” chồng của cô?” Ashley ghi lại lời của cô bạn: “Gah. Chồng tôi và tôi không bao giờ hỏi có được hay không. Tôi chỉ làm chuyện của tôi, anh ấy làm chuyện của anh ấy.”

Ashley không thể tin điều cô nghe được. “Tại sao điều này, hỏi người phối ngẫu có được không, trở nên một vấn đề?” Cô suy nghĩ. Cô phản hồi rằng trong khi có những chuyện nhỏ cô không phải hỏi ý Dave, nhìn chung thì hỏi ý của nhau làm tốt cho nhau. 

“Đúng. Có những lúc tôi thực lòng không muốn hỏi ý Dave, nhưng tôi vẫn làm như vậy bởi vì ANH LÀ CHỒNG CỦA TÔI. Tôi yêu anh. Chúng tôi là một. Cuộc sống cá nhân của chúng tôi là dựa vào nhau. Cho nên, mỗi một quyết định cá nhân mà tôi làm sẽ tự động đem đến những hệ quả chung cho cả hai.” Cô giải thích.

Phản ứng của cô bạn của cô khiến cô suy nghĩ nếu cô có làm ra một quy tắc cho chuyện hỏi ý chồng hay đây chỉ là một ngoại lệ.

“Thật tình mà nói, tôi không biết,” Ashley kết luận. “Nhưng tôi biết rằng chồng tôi, Dave và tôi có một cuộc hôn nhân tốt đẹp hơn là nhờ vào nó, và đây là những lý do tại sao:

1.  HỎI XIN PHÉP LÀ MỘT DẤU HIỆU CỦA SỰ TÔN TRỌNG. 

Bất cứ khi nào Dave hỏi tôi nếu anh có thể đi đâu đó và làm vài chuyện gì đó, tôi cảm thấy được yêu và tôn trọng. Chúng tôi kết hôn với nhau mà. Tại sao chúng tôi không hỏi ý kiến của nhau trước khi đánh dấu ngày giờ vào lịch, xin một việc làm mới, hay di chuyển? Những điều này ảnh hưởng đến cả hai chúng tôi, nên chúng tôi cần trước hết bàn thảo về chúng vì cớ tôn trọng lẫn nhau.

2.  NÓ KHIẾN BỚT ĐI SỰ TRANH CÃI.

Câu “cứ làm trước rồi hãy xin tha thứ sau” không làm tốt cho cuộc hôn nhân. Chúng ta cần hỏi nhau trước hết, để làm bớt đi khả năng chúng ta sẽ tranh chấp với nhau về một quyết định đã rồi. Khi chúng ta cùng làm quyết định trước… cho dù kết quả sau này là ra sao… chúng ta vẫn giữ được sự hiệp một vợ chồng và tránh chuyện đổ lỗi cho nhau sau này.

3. CẢ HAI CHÚNG TA ĐỀU CẢM THẤY CÓ THẨM QUYỀN.

Một số người lập luận rằng hỏi sự đồng ý tạo ra một cuộc hôn nhân theo kiểu quan hệ cha mẹ và con cái, nhưng lập luận này không có lẽ thật khi CẢ HAI đều hỏi ý nhau. Xin để tôi nói rõ ở đây… KHÔNG lành mạnh chút nào khi mà một người cứ phải luôn luôn hỏi xem có được hay không trong khi người kia cứ luôn luôn tự làm và tự quyết định mọi điều mà anh ta/cô ta thích. Đây là sự áp đặt và không yêu thương, và có thể dẩn đến những thái độ ức hiếp.

Bất cứ khi nào chúng ta đến với người phối ngẫu để tìm ý kiến trên một quyết định, cả hai người đều cùng nhận và cùng sẽ chia chung một thẩm quyền. Ở đây không có nghĩa là chúng ta không thể làm một quyết định riêng biệt của mình; nó chỉ có nghĩa là chúng ta không muốn làm quyết định đó theo ý riêng của mình. Chúng ta yêu và quý trọng nhau đến mức đủ để tìm sự hướng dẫn của anh ấy/cô ấy và chúng ta mong muốn làm một quyết định chung.

Chắc chắn là sẽ có những lúc mà người chồng hay người vợ sẽ ở chỗ bế tắc khi phải làm một quyết định nào đó. Trong trường hợp này, Kinh Thánh cho chúng ta biết rằng người chồng phải sau cùng làm quyết định (Ê-phê-sô 5:22-33). Nếu được hãy xem thêm bài trên mạng của chồng tôi, ‘The Truth about Submission in Marriage’ 

4.  CHÚNG TA LÀM ĐƯỢC NHỮNG QUYẾT ĐỊNH TỐT HƠN.

Khi chúng ta hỏi người phối ngẫu của mình cho phép trước khi làm những điều như là có một buổi đi chơi khuya của nhóm bạn nữ, đi đến chỗ những người nam chơi game, làm thêm một việc làm nữa, đổi việc làm, chọn lúc nào đi tập gym, thay đổi giờ gửi con ban ngày, trở lại đi học vv… chúng ta có thêm những cái nhìn và chiều sâu đến từ những góc cạnh khác. Những điều này giúp chúng ta có đầy đủ hơn những thông tin để giúp làm quyết định. Chúng ta giúp nhau tìm ra thêm những điểm thuận lợi hay khó khăn. Để rồi chúng ta định được mức kết quả tốt đẹp mong muốn và thời điểm quyết định. Chắc chắn là có những trường hợp lớn hơn những điều tôi vừa kể ra ở trên, nhưng chúng là quan trọng đủ để bàn thảo như là vợ chồng.

5. NÓ GIÚP CHÚNG TA ĐI SÂU VÀO CUỘC SỐNG CỦA MỖI NGƯỜI.

Thật buồn khi tôi nghe rất nhiều cặp vợ chồng bị vướng vào trong một tình trạng hiện hữu cô độc và không bước vào cuộc sống của nhau được. Họ không hơn những người ở thuê trong một căn nhà, sống hai cuộc sống tách rời như là những chiếc tàu đi qua trong bóng đêm. Họ thức dậy, nói “chào anh/em”, đi làm mà chẳng có một cái gọi hay tin nhắn cho nhau trong suốt một ngày, về nhà, chở con cái đi đến chỗ chúng cần, ăn tối mà không có tâm sự với nhau hay ăn tối riêng rẻ, có khi gặp gỡ một người bạn, có lúc chú tâm vào con trẻ buổi tối để chỉ nói được “chào em/anh, ngủ ngon” rồi đi ngủ… Họ sống trong hai thế giới khác nhau… hàng triệu dặm xa cách.

Chuyện gì đã xảy ra? Họ ngưng không bước vào những thời khắc mỗi ngày của nhau. Họ ngưng nói chuyện tâm tình. Họ ngưng cố gắng. Họ cứ coi như là họ đã làm xong hết phần của họ, và đúng là vậy. Thế thì tại sao kết hôn nếu bạn chỉ muốn tự mình bạn thôi?”

Ashley kết thúc với lời thúc giục các cặp vợ chồng rằng “gắn bó với nhau là điều không bao giờ NGỪNG.” Cô chia sẽ rằng hôn nhân kêu gọi một sự gắn bó sâu nhiệm hơn giai đoạn trước đám cưới và việc hỏi ý nhau có được không là một cách rất quan trọng để giữ nối kết với nhau và giữ “lửa tình yêu vợ chồng bùng cháy.”

 

Ánh Dương

(Lược dịch theo: faithit.com)

Bài Viết Chọn Lọc

Bài Viết Được Quan Tâm

Bài Viết Liên Quan