Ai cũng yêu thích một câu chuyện hay. Là Cơ đốc nhân, chúng ta đặc biệt yêu thích những câu chuyện về cách mà ở những nơi dường như là hư mất đi Chúa lại mở đường cách lạ lùng.
Một câu chuyện như thế là Hội thánh ở Iran – và đây là một trong những câu chuyện lớn lạ nhất trong thế giới ngày nay.
Đây chỉ là một câu chuyện đơn giản có thể tóm lại trong chỉ hai câu. Sự bắt bớ tưởng là xóa sổ hội thánh tí hon ở Iran. Nhưng hội thánh ở đó là hội thánh phát triển nhanh nhất trên thế giới, và đang ảnh hưởng vùng này cho Đấng Christ.
PHÁT TRIỂN TRONG SỰ BẮT BỚ
Cuộc Cách Mạng Iran 1979 dựng nên một chế độ Hồi Giáo cực đoan. Trong vòng hai thập niên sau đó, Cơ đốc nhân đối diện với sự áp bức và bách hại không ngừng gia tăng. Tất cả các giáo sĩ bị trục xuất, chứng đạo là phạm pháp, Kinh thánh bị cấm và trở nên khan hiếm, và nhiều Mục sư bị giết. Áp lực kinh hoàng đè lên hội thánh. Nhiều người sợ rằng hội thánh bé nhỏ ở Iran sẽ mau chóng khô héo và chết đi.
Nhưng điều trái ngược lại đã xảy ra. Mặc cho sự thù nghịch dữ dội liên tục từ cuối thập niên 1970s cho đến nay, người dân Iran đã trở nên một dân tộc theo đạo Hồi ở Trung Đông mở lòng ra với Tin Lành nhiều nhất.
Làm sao mà điều này có thể xảy ra? Có hai nhân tố đem lại sự mở lòng này. Thứ nhứt, những sự bạo động trong danh nghĩa đạo Hồi đã làm người dân Iran vỡ mộng về chế độ và dẩn đến nhiều người Iran đặt câu hỏi với niềm tin của họ. Thứ hai, nhiều Cơ đốc nhân Iran tiếp tục can đảm và trung tín làm chứng về Đấng Christ, dù phải đối diện với sự bắt bớ.
Kết quả là số người Iran trở nên Cơ đốc nhân trong 20 năm qua cao hơn trong suốt 13 thế kỷ trước kể từ khi đạo Hồi đến Iran. Vào năm 1979 người ta ước lượng chỉ có khoảng 500 Cơ đốc nhân gốc đạo Hồi. Ngày nay, có 300.000 Cơ đốc nhân ở Iran. Có người cho rằng con số phải là trên 1 triệu. Dù là con số nào, điều rõ ràng nhất là có rất nhiều người Iran đang đến tin nhận Chúa Giê-xu là Cứu Chúa.
Số người Iran trở nên Cơ đốc nhân trong 20 năm qua cao hơn trong suốt 13 thế kỷ trước.
Trên thực tế, tổ chức nghiên cứu Operation World, vào năm 2017 kể tên Iran là nơi có hội thánh Tin Lành phát triển nhanh nhất thế giới. Cũng theo tổ chức này, thứ nhì là hội thánh ở Afghanistan – và một phần những người Cơ đốc Afghan là đến từ sự làm chứng và truyền giáo từ Iran vì hai dân tộc này chia xẽ chung những ngôn ngữ giống nhau.
BA ĐỜI SỐNG ĐƯỢC BIẾN ĐỔI.
Những lời chứng của người nam và nữ Iran đã đến với Đấng Christ thật là mạnh mẽ.
Kamran là một người nam hung bạo bán ma túy và vũ khí. Một ngày kia, một người bạn cho anh cuốn Tân Ước. Sau khi đọc trong 5 ngày liên tiếp, Kamran dâng mình cho Chúa Giê-xu. Khi gia đình và bạn bè thấy đời sống được biến đổi của anh trong những tháng sau đó, nhiều người trong bọn họ đến tin nhận Chúa. Và thế là một hội thánh “tư gia” nhóm lại tại nhà của Kamran.
Reza là một mullah (học giả Hồi giáo) có hy vọng trở nên một ayatollah (giáo chủ trong nhánh Shiite của đạo Hồi). Một ngày nọ, đang khi nghiên cứu ở một trường thần học Hồi Giáo ở Iran, ông tìm ra một cuốn Tân Ước mà ai đó cả gan để lại thư viện. Tò mò, ông cầm lấy và rúng động khi đọc. Ông rơi vào một tình yêu lạ lùng với Chúa Giê-xu. Hiện nay Reza là một người mở hội thánh trong khu vực Iran.
Ký ức gần nhất của Fatemah là bị các anh trai hãm hiếp. Ở tuổi 11, cô bị bán cho một cuộc hôn nhân với một người nam trẻ nghiện ngập. Người này hành hạ cô và ly dị với cô khi cô được 17 tuổi.
Về nhà cô lại bị hãm hiếp cho đến khi cô quyết định bỏ đi. Sống trên hè phố cô nghe giảng Tin Lành và cô tin cậy Chúa Giê-xu. Thời gian trôi qua, cô kết hôn với một nam Cơ đốc nhân. Đang trong một khóa huấn luyện về chứng đạo và mở hội thánh, Fatemah cảm nhận được sự kêu gọi quay trở về nhà làm chứng cho gia đình của cô. Toàn thể gia đình ăn năn và dâng đời sống cho Chúa. Hội thánh đầu tiên mà Fatemah và chồng cô gây dựng là ở căn nhà thời thơ ấu của cô.
Tôi có đặc ân được Kamran, Reza và Fatemah chia xẽ những câu chuyện của tôi. Tôi từng nghe vô số những lời chứng khác cũng thật là ấn tượng như vậy. Mỗi một câu chuyện là một đau thương nhưng kết thúc với sự vui mừng lớn lạ về vẻ đẹp của Tin Lành. Mỗi một câu chuyện là một nhắc nhở rằng mặc cho những thử thách và bắt bớ — có lẽ là do sự đau khổ mà chúng gây ra – mà Tin Lành của Chúa Giê-xu tỏa sáng và hội thánh của Ngài phát triển.
CÂU CHUYỆN CHÚA VIẾT NÊN
Chúng ta đang sống trong một thời kỳ mà nhiều Cơ đốc nhân chịu đau khổ vì cớ đức tin của họ, đặc biệt trong xã hội Hồi giáo. Người ta thường phản ứng bằng cách giảng sự sợ hãi và thù ghét thế giới đạo Hồi. Nhưng Sứ đồ Phao-lô nhắc chúng ta rằng chúng ta “ “Hãy vui mừng trong hi vọng, kiên nhẫn trong hoạn nạn, bền lòng mà cầu nguyện”(Rô-ma 12;12, BTTHĐ 2010). Đó là sự kêu gọi của chúng ta.
Và câu chuyện Chúa viết ra ở Iran nhắc chúng ta rằng chúng ta có đủ mọi lý do để vui mừng và giữ vững lòng tín thác trong Chúa tể trị và quyền năng của Tin Lành của Ngài. Chúa Giê-xu sẽ xây dựng hội thánh của Ngài. Đó là lời hứa chắc chắn (Ma-thi-ơ 16:18)
Tôi kêu gọi các bạn hãy giữ lấy dân tộc và đất nước Iran trong sự cầu nguyện của các bạn. Hãy cầu nguyện:
- Có thêm nhiều người Iran dâng đời sống của họ cho Đấng Christ làm chủ.
- Sự bền lòng và vui mừng đến cho những Cơ đốc nhân Iran đang chịu khổ trong ngục tù vì thực hiện những mục vụ của họ. Nhiều người trong số họ đã làm chứng rằng đang khi ở trong tù họ cảm nhận được sự cầu nguyện của hội thánh toàn cầu cho họ.
- Có thêm những người lãnh đạo được huấn luyện để phục vụ như là người truyền giảng, mở hội thánh và Mục sư để môn đệ hóa các tân tín hữu Iran.
Sự bắt bớ tưởng là đe dọa xóa sổ hội thánh tí hon ở Iran. Thay vì vậy, bởi bàn tay năng quyền của Đức Chúa Trời hội thánh lại phát triển nhanh chóng. Hãy ca ngợi Ngài.
Chú thích của Chủ Bút thegospelcoalition.org: Thấy rõ sự phát triển của hội thánh Iran. The Gospel Coalition vừa thực hiện trang mạng https://www.mahfeleenjil.com/ dùng tiếng Farsi (Iran) với những bài dịch các bài giảng và sách của Mark Dever , Kevin DeYoung, John Piper, David Platt, R. C. Sproul và những người khác. Hãy giúp chia sẻ những tài liệu này đến những tín hữu Iran mà các bạn biết.
Ngọc Nga
(Lược dịch theo: thegospelcoalition.org)