Hãy biết người ta một cách riêng tư
Chúng tôi có đứa con đầu tiên hơn một năm trước. Vào lúc đó – như tất cả các cha mẹ đã từng trãi nghiệm – Tôi mắc nhiều lỗi lầm hơn mức có thể đếm. Nhưng một lỗi lầm lớn sau khi đem đứa con mới sinh về nhà là bắt đầu đọc đủ mọi sách, mạng và diễn đàn của các bà mẹ mà tôi có thể kiếm được. Bị chúng tràn ngập, tôi tuyệt vọng hình dung về cháu – tại sao cháu khóc, cách giúp cháu ngủ, cháu phải ăn bao nhiêu – và tôi phải tìm đến các “chuyên gia” để có những câu trả lời.
Vấn đề là, không một ai trong số những người được gọi là chuyên gia này biết con của tôi một cách riêng tư. Thế là thông tin duy nhất mà tôi nhận được thì hoặc là chung chung hoặc là cho một đứa con trong dạng đặc biệt – không phải chỉ riêng cho con của tôi. Trong khi có một số hướng dẫn tốt mà tôi thực hiện, tôi bực mình về việc con tôi chẳng hợp với một khuôn mẫu đặc biệt mà tất cả các sách và bài viết nói đến.
Tôi đã quên rằng con gái của tôi là một con người, khác biệt hẳn với tất cả mọi người khác. Cháu có nhân cách, sở thích, đặc trưng và nhịp sinh học riêng. Khi tôi ngừng cố gắng xếp cháu vào một khuôn mẫu và bắt đầu tìm cách biết cháu, tôi ngừng lo lắng về cách mà những cuốn sách nói phải nên thế này hay thế nọ, và tôi bắt đầu làm những gì tốt nhất cho cháu. Thế là cả hai chúng tôi đều vui khỏe hơn rất nhiều.
CŨNG LỖI LẦM NHƯ VẬY
Lỗi lầm của tôi khi con gái sinh ra cũng giống như lỗi lầm mà tôi thấy nhiều người làm trong mục vụ truyền giáo vượt văn hóa. Nó là một lỗi lầm chính tôi đã từng phạm. Ý tưởng chia sẻ tin lành với một người từ một văn hóa hay tôn giáo khác có thể làm chúng ta sợ nên chúng ta nghĩ là cần phải tìm tòi nghiên cứu và trở nên những chuyên gia về những văn hóa và tôn giáo khác để biết cách chia sẻ tin lành cho họ.
Nhưng, giống như đọc những cuốn sách làm cha mẹ, những cuốn sách về văn hóa và tôn giáo chỉ có thể cho bạn vô số thông tin. Nhiều tài nguyên này có những dữ kiện chung chung và hướng dẫn căn bản có ích nhưng không có nghĩa là chúng là đúng với mỗi cá nhân con người. Trong cuốn Nghiệp Vụ: Cho Hội Thánh Về Sứ Mạng (Tradecraft: For the Church on Mission), Caleb Crider kể lại câu chuyện một người trẻ mở hội thánh trong một nhóm dân ở Bắc Phi. Dựa theo việc 99% họ là người theo đạo Hồi, người mở hội thánh bắt đầu một chương trình học càng nhiều càng tốt về kinh Cô-ran và lịch sử Hồi Giáo, nghĩ là sẽ giúp anh liên hệ với và xây dựng những cái cầu nối với những người mà anh sẽ chia sẻ tin lành.
Nhưng điều xảy ra luôn luôn, là khi tương tác với những người chung quanh, anh nhận ra rằng hầu hết những thân hữu theo đạo Hồi của anh chỉ là những người theo đạo Hồi trong danh nghĩa. Họ chẳng biết bao nhiêu về kinh Cô-ran, Mohammad hay đạo Hồi. Anh chợt nhận ra là anh đang bỏ ra nhiều thời giờ để dạy họ về niềm tin đạo Hồi hơn là thật sự chia sẻ tin lành với họ.
Đây là lý do tại sao thật quan trọng để tập chú vào người mà bạn thật sự chia sẻ tin lành. Bạn phải biết thực tế về người sẽ nghe bạn – không chỉ là biết con người cuốn sách nói đến – để có thể tương tác với họ.
TÌM CÁCH BIẾT CON NGƯỜI
Thực tế là dấu ấn văn hóa và niềm tin tôn giáo không cần thiết phải là con số. Chúng được ảnh hưởng nên bởi gia đình, bạn bè, giáo dục, du hành và nhiều trãi nghiệm khác. Khi bạn nói chuyện và bỏ thời giờ với những cá nhân, gia đình hay nhóm nhỏ, bạn sẽ học biết cách để khung cảnh hóa tin lành trong một cách giúp họ hiểu được.
Những thí dụ cho chúng ta đến từ chính Chúa Giê-su, và sau này, Phao-lô.
Cách Chúa Giê-su tiếp cận chia sẻ sứ điệp của Ngài với những người khác nhau là một thí dụ cho chúng ta noi theo. Trong khi sứ điệp của Ngài luôn luôn như nhau, cách Ngài chia sẻ thay đổi tùy theo người nghe là ai. Ngài nói chuyện với Ni-cô-đem một cách khác với người đàn bà Sa-ma-ri. Với người đàn bà Sa-ma-ri khác với Xa-chê. Trong mỗi hoàn cảnh, Chúa Giê-su chia sẻ với một cá nhân bởi vì Ngài biết họ và biết cách khung cảnh hóa sứ điệp của Ngài trong một cách nói rõ ràng nhất với họ.
Chúng ta có thể thấy một trong những thí dụ tốt nhất về điều này trong Công Vụ 17. Phao-lô ở A-thên và quan sát thấy thành phố này đầy tràn những thần tượng, đặc biệt chú ý một thần tượng được gọi là “thần chưa được biết.” Ông dùng điều này để phát xuất ra một điểm chia sẻ tin lành cho những người nghe ông, khởi đầu rằng có một Đức Chúa Trời mà họ có thể biết một cách riêng tư.
Những thí dụ của Chúa Giê-su và Phao-lô giúp bạn cảm thấy có sự tự do không cần phải biết hết mọi sự khi dấn thân vào những sứ mạng vượt qua các văn hóa. Khi bạn bước vào một văn hóa mới hay bắt đầu chia sẻ tin lành với một người có một tôn giáo khác, hãy quan sát và lắng nghe họ. Học biết những gì họ thật sự tin, không chỉ những gì các cuốn sách nói là họ tin. Bạn có thể xây dựng những cái cầu nối với tin lành mà không phải là một chuyên gia về văn hóa hay tôn giáo của họ.
HAI HANG ĐỘNG
Với điều này trong tâm trí, tôi muốn khích lệ các bạn hai điều.
Thứ nhất, hãy nhớ là bạn không phải trở nên một chuyên gia về một cá nhân trước khi chia sẻ tin lành với người đó. Nếu chúng ta xem lại Công Vụ 17, chúng ta thấy là Phao-lô đang chia sẻ tin lành liên tục trong suốt chuyến đến thăm thành A-thên – ngay cả trước khi ông nói chuyện với các triết gia về việc họ thờ phượng một “thần chưa được biết.” Ông chia sẻ về đức tin của ông đang khi ông tiếp tục tìm hiểu người chung quanh ông. Chúng ta có thể làm như vậy.
Thứ hai, hãy biết rằng các nguồn tài nguyên không phải là xấu đâu. Đừng bị cám dỗ để rơi vào sự cực đoan đối nghịch (với nguồn tài nguyên) để trở nên hoàn toàn bỏ lơ những văn hóa và tôn giáo khác. Khi con gái của tôi sinh ra, tôi học biết những nguồn tài nguyên tôi nên lắng nghe (như là bác sĩ của cháu) và tôi học biết cách để lọc lượt ra những hướng dẫn hữu ích từ những cuốn sách tôi đọc mà không cần phải tin là mỗi một chi tiết nhỏ phải được áp dụng một cách hoàn toàn cho con của tôi.
Cũng giống như vậy với những sứ mạng vượt văn hóa. Thật tốt để học biết những phong tục văn hóa. Thí dụ, bạn có thể có hiểu biết căn bản về cách ăn mặc – nhiều văn hóa có cách ăn mặc bảo thủ hơn (cho cả nam lẫn nữ) chúng ta ở Mỹ hay Việt Nam. Bạn có thể học biết điều gì bị coi là làm xúc phạm, thí dụ như là để phần dưới của bàn chân hướng đến một người, mà nhiều văn hóa kể là thái độ thô lỗ. Bạn có thể học biết văn hóa về danh dự/xấu hổ hay sợ hãi/quyền lực và cách chúng diễn đạt trong xã hội.
Bạn có thể học biết những điều này bằng cách nói chuyện với những người truyền giáo đã phục vụ trong nơi giống nơi của bạn. Nếu bạn không biết một vị, bạn có thể vào các blogs của các giáo sĩ khắp nơi trên thế giới, ở đó có những thông tin hữu ích. Hay nói chuyện với những người thật sự trong văn hóa đó. Cám ơn sự toàn cầu hóa và di dân, có những người từ những nước khác sống trong khu phố hay thành phố của bạn.
Hãy đọc những cuốn sách giúp bạn học biết những điều căn bản về văn hóa và tôn giáo của thế giới, nhưng nhớ rằng chúng chỉ là những khái quát và mỗi con người mà bạn gặp được không hoàn toàn nằm trong khuôn khổ.
Cũng giống như là làm cha mẹ, có nhiều lỗi lầm trong mục vụ vượt qua các văn hóa. Nhưng cũng có nhiều ân sủng tìm được trong đó. Bạn không phải là một chuyên gia để chia sẻ niềm hy vọng của tin lành với một người rất khác với bạn.
Nguyễn Trọng
(Lược dịch theo: outreachmagazine.com)