Bạn có một khải tượng cho gia đình của bạn?
Có lẽ là bạn có một ý tưởng về gia đình lý tưởng của bạn sẽ như là có một căn nhà toàn hảo và con chó lông mượt mà, nhưng bạn thật có một khải tượng cho mục đích của gia đình của bạn?
Khi Keith và tôi nói chuyện ở các hội nghị về hôn nhân, chúng tôi nói về ý tưởng thả trôi trong hôn nhân. Khuynh hướng tự nhiên của chúng ta trong các quan hệ, là trôi xa ra khỏi. Gần gũi nhau và giữ gìn quan hệ được tốt đòi hỏi phải làm việc! Và một trong những cách khiến cho sự trôi ra xa xảy ra là khi bạn bị vướng bận trong những công việc hàng ngày đến nỗi bạn quên nói về bạn đang thực tế đi đến chỗ nào. Vậy ngay từ hôm nay, chúng ta hãy chiến đấu chống lại sự trôi xa ra khỏi bằng cách nói về khải tượng trong hôn nhân: cùng theo đuổi những ước mơ của các bạn. Trong nhiều cách, bài viết này là sát sao nhất với tấm lòng của tôi hơn là bất cứ những gì mà tôi từng viết về hôn nhân, nên xin lắng nghe tôi. Nó có thể được tóm lại như thế này:
Nếu chúng ta không sống có chủ ý thì chúng ta sẽ không bao giờ, không bao giờ sống với những giá trị của chúng ta hay có ảnh hưởng mà chúng ta mong muốn. Quá nhiều người trong vòng chúng ta để cho cuộc sống xảy ra để rồi chúng ta đành sống theo đó mà chẳng màng sống.
Bạn có quen thuộc với câu nói, “Ở đâu không có khải tượng, dân chúng phóng túng?” Đó là Châm Ngôn 29:18 (BTTHĐ 2010), nhưng tôi không nghĩ là Đức Chúa Trời chỉ có ý đó cho nước Y-sơ-ra-ên. Tôi nghĩ là Ngài có ý nói về những hôn nhân và gia đình nửa. Nếu chúng ta không có ý tưởng rõ ràng về nơi mà chúng ta sẽ đi đến, chúng ta sẽ chẳng bao giờ đến nơi đó được.
Có người nói, “Bạn có thể kể ra những điều mà người ta trân quý bằng cách nhìn vào cách họ dùng thời gian của họ,” nhưng tôi không nghĩ là cách đó hẳn là đúng. Nếu nhìn vào nhiều người đàn ông, họ bỏ nhiều thời giờ chơi games hơn là nói chuyện với con trẻ của họ. Đó có nghĩa là họ không yêu chúng? Và nhiều phụ nữ tiêu nhiều thời giờ trên Facebook mỗi ngày hơn là nói chuyện với chồng của họ. Đó có nghĩa là họ yêu Facebook hơn? Không, tôi thật sự không nghĩ như vậy.
Tôi nghĩ điều xảy ra là SỰ SỐNG. Chúng ta yêu thích những điều nhất định nào đó, và chúng ta đánh giá trị những điều nhất định nào đó, nhưng chúng ta không có ý định sống thực sự với những điều đó. Chúng ta không để thời giờ để tính ra cách làm cho những điều đó trở thành những phần của đời sống hàng ngày của mình. Và thế là khi có những điều khác đe dọa xen vào, như là kỹ thuật tân tiến, hay thời giờ trên màn hình, hay quá nhiều hoạt động ngoài khóa, chúng ta để cho chúng diễn ra. Và sau đó chúng ta tự hỏi tại sao chúng ta cảm thấy đời sống thật không tràn đầy, cứ như là có điều gì đó đã bị mất đi, không ổn. Đó là vì chúng ta không đánh giá đúng những điều chúng ta trân quý! Là vì chúng ta không sống cuộc sống của chúng ta với mục đích.
Cho nên hôm nay tôi muốn mời các bạn cùng đi một chuyến với tôi trước, rồi sau đó với chồng của các bạn.
Tôi muốn mời các bạn hãy mơ ước: hãy mơ ước về những gì các bạn muốn cho gia đình của mình, những điều các bạn muốn cho cuộc hôn nhân của mình, và những gì các bạn muốn cho căn nhà mái ấm của mình.
Rồi sau đó, tôi sẽ khuyến khích các bạn chia sẻ những mơ ước đó với chồng, lắng nghe chàng, nhưng quan trọng nhất – hình dung ra một cách thực tế cách đưa chúng thành hành động. Tôi có thể đưa ra một tờ chương trình hành động mà các bạn có thể tải xuống để giúp cho cuộc đối thoại sau đó trong bài viết này! Nhưng trước hết hãy nghe tôi kể cho các bạn hai câu chuyện, về hai gia đình mà tôi biết. Một số chi tiết đã được thay đổi để giữ gìn sự riêng tư. Cả hai gia đình đều thật giàu có. Trong cả hai trường hợp các cha mẹ đều hết lòng cam kết với Đấng Christ. Cả hai đều phục vụ hội thánh. Nhưng chỉ có một gia đình có nền tảng vững chắc.
Gia đình thứ nhất, chúng ta gọi họ là Sam và Betty, cả hai đều là bác sỹ gia đình. Họ có thể tập chú vào việc làm ra biết bao nhiêu tiền, nhưng họ đã không làm như vậy. Họ sống chừng mực, và người mẹ làm việc bán phần khi các con còn nhỏ. Một khi bọn trẻ đã đủ lớn, họ bắt đầu cho chúng liên hệ với những hoạt động tình nguyện và thỉnh thoảng đem chúng theo trong những chuyến truyền giáo.
Bất cứ khi nào bọn trẻ nói đến một vấn đề mà chúng thấy là khó chịu, Sam và Betty luôn luôn biến nó thành một thách thức: Con nghĩ là Chúa đang hỏi con làm gì về điều đó? Điều gì đó? Bằng cách nào con có thể là một phần của cách giải quyết? Chúng ta cầu nguyện về điều đó như thế nào?
Thái độ của họ, trong mọi điều họ làm, là, “Làm sao chúng ta có thể chiếu một ánh sáng vào vấn đề ở đây?” Họ dạy các con hãy nhẹ nhàng với những người hàng xóm, và sống trong một thị trấn nhỏ, với một số hội thánh hay một nhóm thanh niên tốt mà họ phải góp phần xây dựng cho chính họ. Và họ làm điều đó một cách siêng năng. Cho dù các cha mẹ có thể là những người quan trọng nhất trong thị trấn, những người mà ai cũng muốn biết, họ trở nên những ánh hải đăng cho những người nghèo khó, và với nhiều trẻ thiếu niên. Dù họ giàu có, nơi họ thích mua sắm là những cửa hàng đồ cũ (second hand store). Họ vô cùng vui thích đến với những kiểu quần áo “mới” của cửa hàng đồ cũ này và học cách sống theo một ngân sách chi tiêu. Vì vậy những trẻ thiếu niên khác không bao giờ nghĩ đến các con của Sam và Betty như là “quá cao sang” với chúng. Họ là những con người bình thường. Bây giờ các con của họ đã trưởng thành; Sam và Betty là những tổ chim trống. Và đời sống của họ tập chú vào lẫn nhau khi họ tiếp tục cầu nguyện cho các con, nay đang ở ngoài xã hội, cầu xin, “Làm sao tôi có thể chiếu sáng ở đây?”
Gia đình thứ hai, tôi sẽ gọi là John và Helen. Họ yêu các con với một tình yêu mãnh liệt, quá mãnh liệt. Helen ở nhà với chúng; John làm việc trong một thế giới tập đoàn. Helen làm chắc chắn là các con trẻ luôn luôn đi nhà thờ và luôn luôn dự phần. Nhưng Helen cũng muốn chúng có những sự vui thích. Mỗi khi có một cuộc vui party, cô sẽ chắc chắn cho các con có những quần áo mới để mặc. Bọn trẻ tham gia vào mọi loại sinh hoạt, vì John luôn luôn ở nơi làm việc, nên Helen thấy là dễ hơn cho cô khi bọn trẻ cũng bận rộn nửa. Và thế là dần dần những đứa bạn của bọn trẻ chính yếu là những đứa trẻ bên ngoài hội thánh. Và khi chúng lên bậc trung học, Helen thường bị shock khi nhìn thấy những gì trên Facebook của chúng. Nhưng Helen có quan niệm “con trẻ là con trẻ mà” nên cô chẳng làm gì về chuyện đó, và rồi chúng dần dần trôi dạt ra khỏi.
Cả hai gia đình đều có nhiều tài nguyên hơn mọi gia đình khác, nhưng chỉ có một gia đình có một cái nhìn vững chắc về cách họ đang nuôi dạy con cái và họ đang nuôi dạy chúng trở thành ai. Vì có khải tượng đó, họ có thể hình dung ra cách đặt những gì vào đời sống để cho các con của họ cũng sẽ bắt lấy khải tượng đó. Và rồi khi bọn trẻ lớn lên với quan tâm sâu sắc về những gì cha mẹ của chúng cũng quan tâm đến.
Tôi đến một trại hè gia đình với Betty và Sam, và tôi sẽ không bao giờ quên được cách họ dùng tuần lễ đó để lập kế hoạch trọn năm, lấy ra lịch của họ, lập trình cho mọi chương trình hội nghị và công việc của họ, và tính ra những gì họ sẽ làm với các con trong năm nay, và tính ra những gì họ sẽ tập chú như là một gia đình. Họ bỏ ra thời gian cầu nguyện, tìm khải tượng, cùng lập kế hoạch. Nếu chúng ta không bỏ ra thời gian để xem xét những gì mình đang có, lập kế hoạch và phát triển một khải tượng cho gia đình, sẽ không chắc là chúng ta có thể sống thực sự với những giá trị của chúng ta. Những điều khác sẽ xen vào và cướp mất thời gian của chúng ta.
THẾ THÌ KHẢI TƯỢNG LÀ GÌ?
Một khải tượng cho gia đình của bạn, tôi tin rằng, đơn giản là một kế hoạch về làm sao sống tỏ ra những giá trị của bạn.
Đức Chúa Trời ban cho chúng ta những khải tượng cá biệt về những điều cá biệt chúng ta phải thực hiện. Nhưng đôi khi tôi nghĩ là chúng ta chờ đợi quá nhiều vào phần của Chúa, và chúng ta chẳng màng làm việc với những gì Ngài đã sẵn ban cho chúng ta. Và bây giờ tôi muốn cho các bạn một vài dụng cụ để làm cho những giá trị mà bạn và chồng của bạn đã chia sẻ vào trong một khải tượng cho hôn nhân và gia đình của bạn.
Đây là cách làm việc:
Tôi có một “tờ công tác” mà bạn có thể tải xuống, cầu nguyện và sáng tạo một “kế hoạch hành động” để sống trong nó.
Nó được chia ra làm 3 phần: Những Đức Tính (như những gì Chúa muốn tinh luyện trong bạn); Cảm Ứng về gia đình của bạn (như những rung cảm mà bạn muốn căn nhà và gia đình của bạn sẽ ban ra); và Những Điều Chúa Kêu Gọi (như vai trò gì mà Chúa đặc biệt ban cho bạn như là một gia đình).
Tôi đề nghị hãy làm việc xuyên suốt ba ngày hay đêm kết bạn” khi bạn đặt riêng ra thời giờ để tâm tình. Nhấn mạnh với chồng/vợ của bạn rằng cái này không phải là bảo cho chàng/nàng là chàng/nàng đang làm sai. Nó là về những gì bạn suy nghĩ và cầu nguyện về nơi mà gia đình của bạn sẽ đi đến. Cả hai vợ chồng đều được bình đẳng góp phần vào! Nó giúp cho đôi bạn hình dung ra những gì cả hai trân quý – bởi vì mỗi gia đình sẽ đánh giá trị các sự việc khác nhau đôi chút – rồi sau đó nó sẽ khích lệ các bạn phân chia những điều này thành những bước nhỏ có thể quản lý được để các bạn sẽ làm việc hướng đế mục tiêu này.
Phát triển một khải tượng cho Gia Đình Của Bạn!
Bạn có muốn đặt gia đình bạn trên con đường Đức Chúa Trời đang kêu gọi bạn đến, và tăng trưởng chung với gia đình của bạn?
- Hãy khiến toàn thể gia đình của bạn trong cùng một đội ngũ!
- Hãy học biết về chính bạn và những người khác và học biết lẫn nhau!
- Hãy làm cho những giá trị của bạn trở thành khải tượng!
TÔI MUỐN ĐIỀU ĐÓ!
Betty và Sam, thí dụ, đánh giá trị sự phục vụ và rộng rãi. Đó là giá trị của gia đình lớn của họ, và họ sống thực hiện nó. Những gia đình khác có thể có những giá trị khác nhau một chút: có người đánh giá trị việc tiếp đãi những gia đình ít ổn định hơn họ; người khác có thể đánh giá trị sự theo đuổi âm nhạc và sự tự kỷ luật; một người khác thì về sự sống tự lập ở một nông trại.
Ở đây không có cái đúng hay sai. Nó là điều bạn cảm thấy được kêu gọi như là một gia đình.
Nhưng thí dụ, nếu cả hai vợ chồng cùng có mơ ước sống tự lực mà chưa hề học biết cách đóng hộp cà chua và vẫn phải gọi người giao bánh pizza ba đêm mỗi tuần, các bạn phải làm việc làm sao để cho mơ ước trở nên một sự thực.
Tôi muốn khích lệ các bạn làm việc xuyên suốt tờ công tác này với chồng của các bạn. Tôi cố gắng làm cho nó thật đơn giản và ngắn, nhưng với đủ “chất lượng” để các bạn có thể nói về những vấn đề. Tôi thật lòng hy vọng và cầu nguyện cái này sẽ giúp ích cho các bạn. hầu hết chúng ta đánh giá trị những điều tốt; chúng ta chỉ có khải tượng nhỏ bé về làm sao đặt nó thành thực hành. Tôi cầu xin rằng những tờ này giúp các bạn phát triển một khải tượng thật cho những gì mà Đức Chúa Trời muốn làm trong gia đình của các bạn!
(LND: Tôi đang xin tác giả cho tải xuống “tờ công tác” và khi nhận được sẽ dịch ra và bổ sung cho bài viết này. Trong khi chờ đợi, các bạn đọc có thể hội ý với mục sư của mình, hay một người được ơn về tư vấn gia đình, về 3 phần có chủ đề mà tác giả nêu lên ở trên để làm “tờ công tác cho riêng mình)
Ánh Dương
(Lược dịch theo: tolovehonorandvacuum.com)