Mật Thiết Với Chúa Trong Đau Thương Tan Vỡ

Share

Đức Giê-hô-va ở gần những người có lòng đau thương
Và cứu vớt kẻ nào có tâm hồn thống hối.

— Thi Thiên 34:18

Sự mật thiết với Chúa đi đôi với sự tan vỡ của bạn. Khát khao muốn mật thiết với Cha trên trời của bạn sẽ được kèm theo bởi sự tan vỡ, vì nó dẫn bạn vào sự mật thiết với Đức Chúa Trời đời đời. Nó là cuộc hẹn với vận mệnh của bạn. Một tấm lòng tan vỡ và thống hối đem lại sự mật thiết với Đấng Toàn Năng. Đừng khinh thường tình trạng bị tan vỡ của bạn. Thay vì vậy, hãy vui mừng trong cơ hội của nó cho sự mật thiết. Bạn mong muốn biết Chúa Giê-xu trong quyền năng Phục Sinh và mối thông công với sự Thương Khó của Ngài (Phi-líp 3:10). Những sự cầu nguyện này không phải là hư không. Sự tan vỡ của bạn là lời cầu nguyện được trả lời. Câu trả lời có thể không giống như những gì bạn mong đợi. Bạn có thể nghĩ đến một con đường êm ái hơn, một con đường tráng nhựa không có mô và ổ gà. Nhưng con đường của mối quan hệ mật thiết và riêng tự với Đấng Christ luôn luôn không dễ dàng.

Trong mọi trường hợp, sự mật thiết đòi hỏi có sự khó khăn. Ở điểm của áp lực và khó chịu này mà một số người chúng ta khởi động được chuyến tàu của sự mật thiết. Nói về một mối quan hệ mật thiết với Đấng Christ thì dễ hơn là trãi qua sự tan vỡ để đi đến điểm của áp lực và khó chịu này.

Dù vậy, đây chỉ là một điều làm khi tiện lợi. Nó giống như là đặt một tấm bảng ghi “Đừng Quấy Rầy” trên cánh cửa của đời sống của chúng ta ngay vào chỗ đáng lẽ phải đặt tấm bảng (mời) “Xin Làm Sạch Phòng Của Tôi.” Sự tan vỡ đang mời gọi Chúa bước vào và thanh tẩy đời sống của chúng ta. Ngài đang đứng trước của lòng của chúng ta và gõ (Khải Huyền 3:20). Khi bạn mời Đấng Christ vào trong đời sống bị tan vỡ của bạn, Ngài bước vào. Để rồi sự mật thiết được tuôn tràn ra trong những cách của Ngài, không phải những cách của bạn. Chỉ khi bạn đầu phục trong sự hoàn toàn tuyệt vọng và hoàn toàn nhờ cậy Chúa thì bạn mới trãi nghiệm được sự mật thiết đúng nghĩa.

Mật thiết với Chúa qua sự tan vỡ không như những gì bạn trãi nghiệm trong những mối quan hệ với con người. Những khó khăn và tan vỡ là để làm cho bạn gần gũi hơn với những người khác. Một biến cố sẽ hoặc là thúc đẩy bạn đi xa ra hay đến lại gần với một ai đó. Điều tốt nhất của Chúa cho bạn là làm cho bạn gần hơn trong quan hệ với lẫn nhau trong thời mùa của sự tan vỡ. Nhưng sự tan vỡ không phải là một hiện tượng chỉ xảy ra một lần rồi thôi. Nó là một phần tiếp diễn không ngừng của một đời sống Cơ đốc nhân kết ước. Nó không giống như là bạn ráng nuốt một viên thuốc trong một lúc rồi sau đó có một sự mật thiết trọn đời với Chúa. Một khi Chúa đã đánh dấu sự tan vỡ của bạn, bạn được Ngài đặt vào một chỗ để Ngài xây dựng trên nền tảng vững chắc này. Ngài sẽ vẫn dùng những sự tan vỡ nhỏ khác trong suốt đời sống của bạn. Những diễn biến thường xuyên này như là những viên gạch (sự tan vỡ) được xây liên kết với nhau vởi chất xi măng là ân sủng của Ngài. Từng hồi từng lúc, một đời sống của sự tan vỡ trở nên một kiến trúc mạnh mẽ của sự nên thánh được Đức Chúa Trời thiết kế. Sự tan vỡ của bạn là cho sự trở nên tốt hơn của bạn. Thật vậy, bạn trở nên tốt hơn khi bạn trãi nghiệm một giây phút tan vỡ quyết định. Nó đáng cho bạn tiếp lấy hơn là từ bỏ. Nếu bạn chống trả sự tan vỡ, bạn làm trì hoãn điều tốt nhất của Chúa. Bạn làm hỏng sự mật thiết với Đấng Christ nếu bạn tránh đi sự tan vỡ. Hãy tập chú năng lực vào sự thay đổi chính mình, đừng ráng thay đổi hoàn cảnh. Đấng Christ sẽ giải quyết những hoàn cảnh trong khi bạn chỉnh sửa thái độ của bạn. Một đời sống tan vỡ là một lời mời của sự mật thiết. Sự gần gũi và cứu chuộc của Ngài rất đáng cho sự tan vỡ.

Đừng tránh sự tan vỡ. Thay vì vậy, hãy nương cậy vào Ngài và biết Ngài ở một mức mật thiết sâu xa hơn. Bạn sẽ được tốt hơn khi bị tan vỡ vì sự tan vỡ dẫn đến sự mật thiết với Đức Chúa Trời.

 

Văn Bình

(Lược dịch theo: mychristiandaily.com)

Bài Viết Chọn Lọc

Bài Viết Được Quan Tâm

Bài Viết Liên Quan