Tại Sao Chúng Ta Nên Đọc J. I. Packer

Share

Nhận xét sách “Biết Đức Chúa Trời” của J.I. Packer

Tôi đã gặp J. I. Packer ở Cambridge vào giữa những năm 1980 khi còn là sinh viên chuẩn bị lấy bằng tiến sĩ ở trường Đại học Cambridge. Ông đã là J. I. Packer, một vị lão làng trong giới thần học tin lành — và ông đã giữ vị trí nầy một khoảng thời gian. Quyển sách Biết Đức Chúa Trời đã được xuất bản vào năm 1973 và trở thành quyển sách bán chạy nhất. Đó cũng là quyển sách đầu tiên mà tôi đã tặng cho người phụ nữ sau này là vợ của mình (Biên niên sử Narnia của C.S. Lewis là quyển thứ hai). Quyển sách ấy đã chứng tỏ là một lựa chọn xuất sắc: Packer là một trong những tác giả hiếm hoi mà tôi gặp được trong đời đã trở thành, còn ông thì đã vượt xa, một chân nhân mà tôi đã mường tượng khi đọc qua các tác phẩm của ông.

Packer đã đến Cambridge để dạy học ở Nhà Tyndale, một trung tâm nghiên cứu dành cho các học giả Kinh Thánh của Tin lành. Chính điều đó cũng thật là ấn tượng, vì Jim dứt khoát là người của Oxford. Ông đạt được tất cả bằng cấp, bao gồm cả bằng tiến sĩ, từ trường Đại học Oxford và sau này phục vụ trong vai trò người đứng đầu của Nhà Latimer, một bản sao y hệt Nhà Tyndale của Oxford. Sau này, ông đã chuyển từ Oxford đến trường Cao đẳng Trinity, ở Bristol, và cuối cùng là đến trường Cao đẳng Regent, ở Vancouver, là nơi ông đã dạy thần học từ 1979 đến 2016, cũng lâu sau khi ông chính thức nghỉ hưu.

Chủ đề của Nhà Tyndale mà Packer chia sẻ lần đó là thẩm quyền của Kinh Thánh và giải Kinh. Điều này đã thôi thúc tôi, vì tôi đến Cambridge để trả lời câu hỏi: “Giảng theo Kinh Thánh là gì khi chúng ta rao giảng về Đức Chúa Trời?” Tôi đã học được rằng không hề có đường tắt trước rất nhiều cách giải nghĩa Kinh Thánh đầy thách thức, trong đó mỗi người, hoặc ít nhất là mỗi hệ phái, tìm được trong Kinh Thánh điều họ cho là đúng. Packer là người hiểu cặn kẽ vấn đề và đã đối diện với nó. Bấy nhiêu không thôi cũng thật đáng ngưỡng mộ. Nhưng còn nhiều điều khác nữa.

Biết Đức Chúa Trời (Tuyển tập các bài viết nổi bật của IVP)

Trong vòng nửa thế kỷ, các tác phẩm kinh điển của J. I. Packer đã giúp Cơ Đốc nhân ở khắp thế giới khám phá sự phi thường, sự vinh hiển và niềm vui trong việc nhận biết Đức Chúa Trời.

Từ kiến thức thần học lỗi lạc của Packer, quyển sách Biết Đức Chúa Trời nhắc đến hai khía cạnh quan trọng của niềm tin Cơ Đốc — biết về Đức Chúa Trời và biết Đức Chúa Trời thông qua mối liên hệ mật thiết với Chúa Jêsus. Quyển sách được viết với giọng điệu thực tế và thu hút, tác phẩm đầy kích thích này muốn làm mới lại và thêm lên sự hiểu biết phong phú của chúng ta về Đức Chúa Trời.

Quyển sách còn được Tạp chí Cơ Đốc giáo Ngày nay bình chọn vào danh sách 50 tựa đề đã hình thành nên giới tin lành, quyển sách Biết Đức Chúa Trời giờ đây được liệt vào Tuyển tập Nổi bật của IVP. Một giáo trình học Kinh Thánh cũng được xuất bản để giúp độc giả tự khám phá các chủ đề Kinh Thánh.

Packer đã trở nên một tên tuổi lớn cùng với các nhà giải Kinh của thế kỷ 20 — như Bultmann, Heidegger, Fuchs và Gadamer — và đánh giá tầm quan trọng của họ để biết Chúa thông qua việc giải nghĩa Kinh Thánh. Sau đó, ông đã bắt đầu công tác giải Kinh trong giới tin lành, nhấn mạnh vào tầm quan trọng của Đức Thánh Linh trong việc soi sáng và giải nghĩa. Sau khi dạy xong, tôi đã hỏi ông về phân tích văn học, là một khó khăn về giải nghĩa Kinh Thánh vào thời điểm ấy. Ông đã thừa nhận là mình không am hiểu nhiều lắm về vấn đề đó, nhưng ông nói là sẽ để ý đến nó. Ông nói: “Tôi sẽ tìm hiểu”.

Sau đó, ông lại nói là “Anh và thế hệ tiếp theo nên lo cho vấn đề đó”. Tôi bị ấn tượng ngay khi ông chuyển giao gậy tiếp sức. Tôi vẫn đang chạy kể từ lần ấy. Sự chuyển giao lúc đó đã cho thấy Hội thánh luôn tiếp nối đức tin — từ người này sang người kia. Nó còn có một tác động về mặt cấu trúc đã uốn nắn bài luận văn, sự kêu gọi và rất nhiều chuỗi công tác sau này của tôi.

Tôi bị ấn tượng ngay khi ông chuyển giao gậy tiếp sức. Tôi vẫn đang chạy kể từ lần ấy.

Quyển sách Biết Đức Chúa Trời của Packer không nói về giải Kinh, mà thực ra là về biết Đức Chúa Trời. Packer chia sách ra làm ba phần; tại sao chúng ta nên biết Đức Chúa Trời, Đức Chúa Trời là Đấng như thế nào và ích lợi của việc biết Đức Chúa Trời. Tôi chỉ thấy phù hợp khi cơ cấu bài viết này giống như vậy: tại sao độc giả nên biết Packer, các sách của Packer như thế nào và những ích lợi khi đọc Packer.

Tại sao biết Packer lại quan trọng như vậy

Packer thích mô tả mình hơn hết là một người dạy giáo lý vấn đáp: tức là người dạy cho người khác về niềm tin và đời sống Cơ Đốc. Một người dạy giáo lý vấn đáp không cần phải qua kinh viện. Tuy nhiên, về mặt định nghĩa thì một người dạy giáo lý vấn đáp phải là một nhà thần học, sự dạy dỗ của người này phải đem đến sự gây dựng cho Hội thánh, môn đồ hóa mỗi lần một người. Dấu ấn về giáo lý vấn đáp của Packer được ghi lại hết trong quyển sách Trở thành Cơ Đốc nhân: Giáo lý vấn đáp của Anh giáo (2020), một dự án của Hội thánh Anh giáo ở Bắc Mỹ mà ông đã phục vụ với tư cách là nhà biên soạn thần học, ông cũng châm biếm cho đó là “Cuộc thập tự chinh cuối cùng của Packer”.

Giống như Packer đã nói, Cơ Đốc giáo vốn chẳng thuộc về cá nhân nào cả. Chúng ta không chỉ nghe ở ngoài đường mà còn từ ghế nhà thờ. Nội dung về niềm tin Cơ Đốc — mà sứ đồ Phao-lô gọi là “điều phó thác tốt lành” (2 Ti-mô-thê. 1:14), tức là những điều theo giáo lý lành, hay như Packer gọi là “Truyền thống lớn” — được chuyển giao từ thế hệ này sang thế hệ tiếp theo. Một giáo lý vấn đáp Cơ Đốc dạy người ta mọi thứ họ cần biết để đi theo Chúa. Giáo lý và môn đồ hóa vừa vặn trong găng tay: có hành động mà không biết giáo lý là bị mù; biết giáo lý mà không hành động là bị chết.

Cách ngôn xưa có câu: “Ai còn thì làm; ai không còn thì dạy”, lại không xứng với Packer. Xin cảm ơn nhiều, nhưng Packer đã sống đời Cơ Đốc khá ổn, điều ông làm tốt nhất là dạy dỗ và qua đó cũng giúp người khác làm. Rốt cuộc, toàn bộ trọng tâm của việc biết Đức Chúa Trời (và quyển sách Biết Đức Chúa Trời) là tính thực tiễn: cung ứng hướng đi cho đời. Tình yêu của ông dành cho việc dạy dỗ không chỉ xuất phát từ việc yêu thích đề tài (Đức Chúa Trời của Phúc âm và Phúc âm của Đức Chúa Trời), hay là từ lòng yêu mến các sinh viên của mình, mà còn từ việc yêu thích giới thiệu Đấng ấy cho người khác.

Giáo lý và môn đồ hóa vừa vặn trong găng tay: có việc làm mà không biết giáo lý là bị mù; biết giáo lý mà không làm việc là bị chết.

Biết Packer tức là biết rõ một giáo sư lỗi lạc từ một “thế hệ vĩ đại” của giới tin lành, họ là các kiến trúc sư đã sống vào giữa thế kỷ 20 của trào lưu chính thống và Cơ Đốc giáo tự do — họ là John Stott, Billy Graham, Carl F. H. Henry, Bernard Ramm và Harold Ockenga — những người đã khẳng định nền tảng đức tin chính thống theo Kinh Thánh ngay cả khi họ phải đối diện với những khủng hoảng về trí thức và xã hội hiện đại trong thế hệ của mình.

Cuối cùng, biết rõ Packer tức là đã gặp một “nhà nghiên cứu thần học”: ông đã bắt đầu rao giảng cách ngắn gọn và dứt khoát những gì cần biết về Đức Chúa Trời có thật dựa trên Kinh Thánh. Đọc quyển Biết Đức Chúa Trời là được trải nghiệm hiện thực về Đức Chúa Trời, chứ không đơn thuần là hiện thực về J. I. Packer. Đức Chúa Trời vốn dĩ là Đấng vô hạn, nhưng Packer lại dồn hết thực tại về Đức Chúa Trời trong một bài văn: “Tôi là Packer; bản chất là kẻ đóng gói” (như ông đã từng một lần mô tả chính mình).

Biết Packer là biết gì

Quyển sách Biết Đức Chúa Trời được coi là phần đầu hay nhất trong bộ ba sách nói về Ba Ngôi Đức Chúa Trời. Độc giả được khuyên hãy tìm hiểu thêm các sách còn lại là Tăng trưởng trong Đấng Christ và Hãy bước theo Thánh Linh. Cả ba sách dạy về thần học, nhưng không phải kiểu thần học nhồi sọ vô ích. Chính Packer đã bám sát vào những tiền nhân Thanh giáo người Anh, giống như William Ames, là người đã định nghĩa thần học là “sự dạy dỗ [doctrina] về Đức Chúa Trời hằng sống” (Thần học Cốt lõi).

Biết Packer tức là người đó phải hiểu được lòng nhiệt thành của ông dành cho các nhà Thanh giáo. Tình yêu ấy bắt đầu ở tầng hầm lắm bụi của Oxford, đây là nơi Packer đã khám phá một bộ 24 tập của vị mục sư người Thanh giáo tên là John Owen (1616–83). Ông phải dùng kéo để mở các trang giấy. Khi cắt, không phải mối mọt bay lên mà là làn gió tươi mát: một tài liệu nghiêm túc và thực tế về đời sống Cơ Đốc, đề cập đến thực trạng của tội lỗi trong đời sống — và những công cụ để xử lý chúng.

Các sử gia của Công giáo La-mã xem Vatican II (1962–65) là một trong những sự kiện quan trọng nhất của lịch sử Hội thánh trong thế kỷ 20. Mục đích của sự kiện này là để làm mới lại Hội thánh và cập nhật mọi thứ cho kịp thời đại, sự kiện đã xảy ra bằng cách “tìm lại” quá khứ — tức là quay lại với những tài liệu của các nhà thần học truyền dạy giáo lý từ những thế kỷ đầu tiên của Hội thánh. Khám phá của Packer về John Owen có lẽ không phải là hình ảnh lỗi thời trong lịch sử Hội thánh giống như vậy đâu, thế nhưng biết rõ Packer tức là biết ơn vì ông đã tìm lại các nhà thần học Thanh giáo.

Packer đã lập ra Hội nghị Nghiên cứu Thanh giáo sau Chiến tranh Thế giới II. Ý tưởng ban đầu là muốn cho thấy các nhà Thanh giáo thật đáng lưu truyền lại để nghiên cứu, không phải kiểu đồ cổ, mà để cung ứng sự dẫn dắt cho Hội thánh đương thời. Sau này, ông viết một luận văn học vị tiến sĩ về nhà thần học và mục sư Thanh giáo là Richard Baxter. Packer chưa bao giờ bận tâm đến việc “đạo đức Thanh giáo” bị lật tẩy. Định kiến cũ về người Thanh giáo như họ là những người quá câu nệ và kiểu cách chỉ đơn giản là một bức tranh biếm họa về sự thật, điều này làm cho mọi thứ huy hoàng và thú vị hơn. Packer bị thu hút vào tài liệu Thanh giáo vì khải tượng đầy thuyết phục của họ về việc dạy dỗ tín hữu biết phải sống với, sống vì và sống ở trước mặt Đức Chúa Trời như thế nào. Đây là các nhà tư tưởng sắc bén mà cũng có thuộc linh sâu sắc nữa. Các nhà Thanh giáo đã xem giáo lý và đời sống tận hiến là hai điều bằng nhau.

Đây là các nhà tư tưởng sắc bén mà cũng có thuộc linh sâu sắc nữa. Các nhà Thanh giáo đã coi trọng giáo lý và đời sống tận hiến là hai điều bằng nhau.

Biết Packer nghĩa là sẽ nắm chắc sự quả quyết của phong trào Thanh giáo về việc tất cả thần học cũng là thuộc linh. Giới Tin lành hiện đại cho rằng trải nghiệm thuộc linh là điều ưu tiên thì phải học đòi từ các nhà Thanh giáo vào thế kỷ 17 về việc ưu tiên sự trưởng thành thuộc linh, tức là hình thành những kỷ luật thuộc linh — các thói quen trong đời sống hình thành nên sự tin kính. Packer đã khuyên người ta đừng đọc về các nhà Thanh nếu họ không thích thú về sự tăng trưởng thuộc linh. Tôi cũng khuyên như vậy: chúng ta không nên đọc Packer trừ khi chúng ta nghiêm túc về sự biến đổi thuộc linh. Kiến thức về Đức Chúa Trời không ngồi yên trong trí cách vô ích đâu, đó là những điều sống động và không dừng đòi hỏi phải có đáp ứng cá nhân.

Có lẽ một sử gia về Hội thánh đã gắn cho Packer cái tên “nhà Thanh giáo cuối cùng” là đúng lắm, nhưng nếu Packer có quyền lựa chọn, thì có lẽ kẻ rốt có thể là người đầu tiên — tức là đầu tiên trong thế hệ các nhà Thanh giáo mới của thế kỷ 21, tại sao lại không? Bởi vì rốt cuộc thì mục đích Packer tìm lại các nhà Thanh giáo là để làm mới lại tình trạng hiện tại mà.

Ích lợi khi biết Packer

Packer đã từng định nghĩa thần học là “cách sử dụng trí và lưỡi để nói về Đức Chúa Trời và người đó phải làm rõ tư tưởng cùng lời lẽ của mình về Ngài”. Vấn đề là giáo lý lèo lái các môn đồ ca tụng Chúa trong mọi việc họ làm. (“Vậy, anh em hoặc ăn, hoặc uống, hay là làm sự chi khác, hãy vì sự vinh hiển Đức Chúa Trời mà làm”, 1 Cô-rinh-tô 10:31). Sự vinh hiển Đức Chúa Trời là động cơ thôi thúc Packer làm mọi việc. Biết Đức Chúa Trời quan trọng vì nếu chúng ta không biết Đức Chúa Trời, chúng ta không thể làm vinh hiển Ngài. Còn làm vinh hiển Đức Chúa Trời là lý do vì sao có điều gì đó hơn là chẳng có gì và cũng chính là lý do vì sao chúng ta có mặt trên đời.

Packer có lẽ là người cuối cùng của “thế hệ vĩ đại” trong giới các nhà thần học Tin lành. Ông vẫn lên lớp dù tuổi đã ngoài 90, còn khi nào lớp học hết khả thi, ông vẫn tìm cách truyền thụ những gì mình học được. Quyển sách cuối cùng củ ông đã cung ứng sự dẫn dắt khôn ngoan cho ai sắp xong sự chạy và muốn biết cách hoàn thành tốt chặng đường của mình: Hoàn Tất Cuộc Chạy Bằng Niềm Vui: Đường Lối Chúa Cho Người Cao Tuổi (2014).

Đọc các tác phẩm của Packer là ghé thăm những cột mốc đánh dấu linh trình của ông và người khác qua nhiều giai đoạn trong đời sống Cơ Đốc. Đây là ích lợi chủ yếu khi biết Packer: không phải trở nên giống ông hơn, mà được thêm cảm hứng để trở nên giống Đấng Christ hơn. Mỗi linh trình cần có lời lành để nâng đỡ chúng ta trong hành trình. Ích lợi khi biết Packer là có một người bạn đồng hành thật khôn ngoan, tin kính và không chán chường trên đường đi.

Đây là ích lợi chủ yếu khi biết Packer: không phải trở nên giống ông hơn, mà được thêm cảm hứng để trở nên giống Đấng Christ hơn.

Packer đã gói ghém tư tưởng của ông vào câu: “làm con nuôi nhờ sự hòa thuận”. Đối với Packer, đây là lý do vì sao biết Đức Chúa Trời không chỉ là động não. Biết Đức Chúa Trời là có mối liên hệ với Đấng Tạo Hóa của muôn vật, Ngài là Cha yêu thương. Tôi không nghĩ Packer đã từng khai quật khái niệm xưa như trái đất này — tức là ngày xưa đã qua rồi (2 Cô-rinh-tô 5:171 Giăng 2:17Khải huyền 21:1), vì ở trong Đấng Christ và nhờ Đức Thánh Linh mà mọi sự được trở nên mới. Vì thế mà chương nói về con nuôi là một trong các chương nổi bật của quyển sách Biết Đức Chúa Trời.

Khi chúng ta biết Đức Chúa Trời nhiều hơn thông qua quyển sách này, hãy nhớ là Đức Chúa Trời biết chúng ta là con trai hoặc con gái yêu dấu của Ngài bằng tên. Thế cho nên: hãy bắt đầu đọc Biết Đức Chúa Trời, mở hết cửa lòng ra và sẵn sàng lấy làm lạ nhé!

 

(Nguồn: tienphong.org)

Bài Viết Chọn Lọc

Bài Viết Được Quan Tâm

Bài Viết Liên Quan