Giữ Mình Khi Quản Nhiệm Một Hội Thánh Không Lành Mạnh

Share

Những hội thánh tổn thương sẽ làm tổn thương con người và làm tổn thương luôn cả các Mục sư Quản Nhiệm đang giúp họ. Dưới đây là 9 nguyên tắc giúp quý Mục sư đứng vững.

Một hội thánh lành mạnh là nơi tuyệt vời của sự chữa lành. Nhưng một hội thánh không lành mạnh gây vấn đề cho mọi người kể cả vị Mục sư được Chúa kêu gọi đến giúp thay đổi tình trạng hội thánh.

Có nhiều người bị bệnh khi ở bệnh viện hơn là ở bất cứ nơi nào khác. Bởi vì đó là chỗ của những người bệnh. Các chuyên gia chăm sóc sức khỏe biết rõ điều này nên họ đã lập nên những quy định nghiêm ngặt để giữ chính họ không bị lây nhiễm những bệnh tật mà họ đang làm việc chữa trị.

Hội thánh cũng giống như vậy.

Làm sao mà Mục sư có thể giữ mình lành mạnh về thể chất lẫn tâm linh khi sống, thờ phượng và lãnh đạo trong một môi trường không lành mạnh?

Tôi từng quản nhiệm ba hội thánh trong tình trạng có những bước ngoặt – hai vượt qua và một không thể. Lãnh đạo một hội thánh đang ở chỗ bước ngoặt là một trong những mục vụ khó khăn nhất mà một Mục sư được Chúa kêu gọi. Đừng cố làm việc này nếu không giữ gìn chín nguyên tắc bảo vệ chính mình và gia đình của mình:

1. Tích Cực Chủ Động Đối Phó Thay Vì Thụ Động Phản Ứng

Đây là điều đầu tiên, và là một trong những bài học khó nhất mà tôi từng học trong chức vụ Quản Nhiệm. Đừng để mình ở trong trạng thái là người thợ sửa chữa, phải làm sao đáp ứng với mọi nhu cầu, khủng hoảng và khi có những trường hợp khẩn cấp nổi lên. Đúng là có những điều mình cần phải đáp ứng, đặc biệt khi điều đó đang ở trong tình trạng là một bước ngoặt. Nhưng nếu đó là tất cả những gì quý Mục sư phải làm – hay ngay cả đó là việc chính yếu mà Mục sư đang làm – thì cả hội thánh và Mục sư sẽ bị đau đớn.

Khi chúng ta ở trong trạng thái phản ứng, những cái bánh xe cọt kẹt đang nắm quyền chủ động. Không phải là chúng ta mà cũng không phải là Chúa Giê-su.

Khi chúng ta ở trong trạng thái phản ứng, những cái bánh xe cọt kẹt đang nắm quyền chủ động. Không phải là chúng ta mà cũng không phải là Chúa Giê-su.

Một Mục sư muốn giữ mình lành mạnh đang khi dẫn dắt hội thánh vào sự lành mạnh cần có một kế hoạch được vạch ra để thay thế môi trường độc hại hiện nay.

Làm sạch theo lối “rút cho cạn nước ao tù” không đủ. Chúng ta cần thay thế vào đó những gì có giá trị. Đây là điều hệ trọng cho sức khỏe tâm thần và cảm xúc của các Mục sư. Đây là điều làm cho có ít hơn những thứ lôi kéo chúng ta vào vở kịch của một hội thánh không lành mạnh so với việc sống thường trực trong đó và thường trực phản ứng với những diễn tiến của vở kịch đó.

2. Đầu Tư Vào Những Người Mà Mục sư Có Thể Dạy Dỗ Họ Được

Có một phân cảnh vĩ đại trong cuốn phim “Những Kẻ Bất Xâm Phạm” (The Untouchables), nói về việc làm sao hình thành một nhóm đặc vụ trong thành phố Chicago khi mà thế giới ngầm lúc đó đang ở dưới quyền của trùm băng đảng Al Capone. Viên cảnh sát già (Sean Connery đóng) nói với thanh tra Elliot Ness (Kevin Costner đóng): “Nếu ông sợ hái phải trái táo thối thì đừng đi đến cái thùng tròn. Xéo ra khỏi cây táo đi!”

Cảnh kinh ngạc kế tiếp trong cuốn phim cho thấy ở học viện cảnh sát, điểm qua tiêu chuẩn phẩm chất của những tân binh cảnh sát. Họ chưa vào phục vụ trong cơ quan cảnh sát nên hầu như là họ chưa bị cơ quan cảnh sát làm cho tham nhũng. Vì vậy họ là những người mà “tham nhũng” không xâm phạm đến.

Phân cảnh đó là bước ngoặt trong cuốn phim, và ý tưởng đó có thể là một điểm thay đổi trong đời sống của một hội thánh đang có nhiều chất độc hại – và cũng là bước ngoặt cho mục vụ quản nhiệm của mục sư.

Thay vì dựa vào những thành viên bám sát vào tổ chức nhà thờ, một mục sư xây dựng bước ngoặt thay đổi lành mạnh cần tìm kiếm những người mình dạy dỗ được. Có nghĩa là đầu tư thời giờ vào những người trẻ, mới và chưa bị thử nghiệm. Có khi cần phải ra khỏi những bức tường của nhà thờ để đem họ vào.

Điều này cũng bảo đảm rằng mục sư sẽ dùng thời giờ vào những mục vụ xây dựng đời sống, môn đệ hóa, không phải chỉ lo giải quyết những chuyện rắc rối.

3. Gặp Người Hướng Linh Hay Tư Vấn Mục Vụ

Rất nhiều mục sư cố gắng làm việc một mình – điều này đã là khó trong một hội thánh lành mạnh rồi thì càng khó hơn nữa trong một hội thánh không lành mạnh – và nó sẽ giết mục sư.

Xin lập lại, rất nhiều mục sư cố gắng làm việc một mình – điều này đã là khó trong một hội thánh lành mạnh rồi thì càng khó hơn nữa trong một hội thánh không lành mạnh – và nó sẽ giết mục sư.

Hãy tìm một người hướng linh hay tư vấn mục vụ. Nếu mục sư không thể tìm được, hãy đến với một Mục sư trong địa phương (đang tại chức hay về hưu) là người mà mục sư có thể tin cậy.

Nếu mục sư sống ở vùng sâu vùng xa và chẳng có được bao nhiêu lựa chọn, hãy gọi các vị giáo sư trường kinh thánh nơi mình từng học, lãnh đạo hệ phái hay vị Mục sư tiền nhiệm của mình (không phải là vị mục sư tiền nhiệm của hội thánh không lành mạnh hiện tại). Mục sư có thể mất nhiều thời giờ mới tìm được nhưng đừng bỏ cuộc cho đến khi tìm được một người như vậy.

Tốt nhất là tìm được một người mà chính họ đã từng hướng dẫn hội thánh trong tình cảnh bước ngoặt, nhưng đây không phải là tiêu chuẩn đòi hỏi. Vấn đề là mục sư có một mục sư trưởng thành là người có thể lắng nghe, cầu nguyện và đưa ra những lời khôn ngoan của Chúa – không chỉ là về chuyện hội thánh nhưng cũng về sự lành mạnh thể chất và tâm linh của mục sư.

Và người này không thể là người phối ngẫu của mục sư. Dù cả hai người nương dựa vào nhau, mỗi người trong hai người cần một người khác hơn là người phối ngẫu để có thể giúp mình làm những điều không lành mạnh bật ra khỏi.

4. Đặt Ưu Tiên Cho Đời Sống Thuộc Linh Của Chính Mục sư

Kinh Thánh không phải chỉ là để cho chúng ta dùng làm một bộ sưu tập các bài giảng. Sự cầu nguyện lớn hơn là sự cầu thay cho mọi người khác. Những kỷ luật thuộc linh phải được sống và làm vững mạnh trong đời sống riêng của chính chúng ta trước khi chúng ta có thể dạy chúng cho những người khác.

Đừng xao nhãng sự nuôi dưỡng tâm linh của chính mình.

5. Bảo Vệ Chính Mình Khỏi Những Cám Dỗ Và Những “Cướp Cò Nổ Súng”

Ai cũng có một loạt những cám dỗ và ngòi nổ riêng biệt. Đừng coi thường chúng hay để mình bị lôi kéo về chúng. Hãy nhận biết chúng và bảo vệ mình khỏi chúng.

Nếu có thể được, hãy tìm một người bạn đồng xẽ chia vấn đề chịu trách nhiệm (có thể là người tư vấn mục vụ hay hướng linh). Hãy điều hòa thái độ và phong cách của mình để tránh những sự “cướp cò nổ súng” xảy ra trong đời sống. Lánh xa những nơi, những thái độ và những con người đưa mục sư vào những sự cám dỗ. Ghi chú về đồng hồ sinh học của cơ thể của mục sư, những yếu đuối xảy ra theo chu kỳ, để có thể tìm trước những sự giúp đỡ thêm vào khi thấy mình trở nên yếu đuối.

Và trên hết tất cả, hãy mạnh mẽ thuộc linh (như đã nói trong điều 4). Trang bị toàn bộ vũ khí của Đức Chúa Trời.

6. Giữ Ngày Sa-bát

Trừ khi hội thánh của mục sư nhóm họp vào một ngày nào khác, Chúa Nhật không phải là ngày sa-bát của mục sư. Đó là một ngày làm việc. Hãy giữ ngày sa-bát vào một ngày khác. Của tôi là ngày thứ hai.

Mỗi mục sư cần một ngày nghĩ thường xuyên. Đây không phải là một đề nghị mà là một trong mười điều răn của Đức Chúa Trời.

Xin lập lại, mỗi mục sư cần một ngày nghĩ thường xuyên. Đây không phải là một đề nghị mà là một trong mười điều răn của Đức Chúa Trời.

Và nhớ ngủ và tập thể dục thật nhiều. Sự thất vọng và cám dỗ phát sinh mạnh mẽ trong những lúc kiệt sức và bệnh thể lý.

7. Vạch Ra Những Giới Hạn Rõ Ràng Về Thời Giờ Cá Nhân Và Gia Đình

Thứ tự ưu tiên của chúng ta phải luôn luôn là Chúa Giê-su, rồi đến gia đình, rồi mới đến công việc hội thánh.

Phải mất rất nhiều thờ giờ và năng lực để thay đổi một hội thánh không lành mạnh hay có chất độc. Chúng ta không thể để cho nó ăn cắp thời giờ dành cho gia đình – đặc biệt người phối ngẫu của chúng ta.

Bên cạnh thời gian với Chúa Giê-su, không có điều gì đem lại hy vọng và nguồn vui của sự sống hơn là thời gian với một gia đình có sự yêu thương và chăm sóc lẫn nhau.

Mặt khác, không có gì làm cắt ngắn mọi tiềm năng và sự hữu hiệu của mục vụ hơn là sự quên lãng gia đình của chúng ta. Khi chúng ta làm như vậy, chúng ta và mọi người trong gia đình bị tổn thương – đến mức mà họ có thể bắt đầu có ác cảm với chúng ta, hội thánh và ngay cả Chúa nữa.

8. Đừng Giúp Họ Nhiều Hơn Mức Họ Sẵn Sàng Giúp Chính Họ

Đây là điều luật thứ nhất dành cho những ai làm việc trong mục vụ phục hồi. Mục sư không thể bắt ai đó trở nên tốt hơn mức họ không sẵn sàng làm cho chính họ.

Đôi khi điều đó có thể là rời khỏi hội thánh khi mục sư khám phá ra rằng ở đó không bao giờ muốn trổi dậy. Trong những trường hợp khác, đó có nghĩa là làm việc với những người còn lại là những người sẵn lòng muốn trổi dậy (xem điều 2 ở trên).

Điều đó luôn có nghĩa là giúp họ tự lấy ra điều tốt nhất từ chính họ, không phải là làm việc tốt cho họ. Điều đó không thể nào qua một đêm mà tự xảy ra, nhưng nếu chẳng có một bằng chứng nào cho thấy các tín hữu trong hội thánh muốn trở nên như vậy thì chẳng có một lượng thời gian cầu nguyện nào, làm việc nào vv sẽ có thể làm thay đổi bước ngoặt cho một hội thánh mà tự nó không muốn có bước ngoặt thay đổi.

9. Cần Nhớ Rõ Quý Vị Là Mục sư Của Họ, Không Phải Chúa Cứu Thế Của Họ

Vai trò của Chúa Giê-su là cứu người và xây dựng hội thánh của Ngài.

Người mục sư được kêu gọi để trang bị các thánh đồ làm công việc mục vụ.

Đừng bao giờ lầm lẫn hai điều này với nhau.

(Nguồn: Theo Karl Vaters, How to Stay Healthy While Pastoring an Unhealthy Church. Church Leadership 30th August 2016.)

Lược dịch: Ngọc Nga.

Bài Viết Chọn Lọc

Bài Viết Được Quan Tâm

Bài Viết Liên Quan