Mục Tiêu Của Giảng Luận Trong Văn Hóa Thù Địch Cơ Đốc Giáo Ngày Nay

Share

Mới đây, có người hỏi John Piper rằng: “Làm sao các mục sư Mỹ nên chuẩn bị các Hội thánh cho sự bắt bớ?” Dưới đây là câu trả lời của ông:

Tôi xin trả lời là đáng lẽ chúng ta nên bắt đầu từ lâu rồi mới phải – tức là từ bài giảng đầu tiên khi chúng ta bắt đầu chức vụ tại Hội thánh của mình. Chúng ta phải dạy hội chúng biết rằng trước tiên họ không phải là người Mỹ, mà họ là Cơ Đốc nhân. Cơ Đốc nhân là khách lạ và kẻ đi đường ở trên hành tinh này. Thế gian không có gì dành cho Cơ Đốc nhân cả. Còn Cơ Đốc nhân nên biết rằng họ sẽ bị bắt bớ.

Chúng ta nên rao giảng những chân lý này, ngay cả khi mọi sự đều suôn sẻ cũng như khi chúng đang có chiều hướng ấy, vì sự thù địch Cơ Đốc giáo đã vốn có trong bản chất sa ngã của thế giới. Về phương diện nào đó, tôi cảm thấy không thoải mái khi phác họa một thế giới tồi tệ, rồi cho rằng đó là lý do Cơ Đốc nhân cần phải sẵn sàng chịu khổ. Từ lúc đầu và trong suốt năm mươi năm qua, tôi muốn các mục sư giúp Cơ Đốc nhân thấy đời là bể khổ và họ sẽ chịu khổ. 

Chúa Jêsus phán rằng: “Nếu họ đã bắt bớ ta, ắt cũng bắt bớ các ngươi” (Giăng 15:20). Đây là lời dạy dỗ rõ ràng trong Kinh Thánh. Do đó, chịu khổ vì bị bắt bớ không phải là điềm lạ đối với nước Mỹ. Khắp cả thế giới, Cơ Đốc nhân đang chịu khổ vì bị bắt bớ.

Trong giảng luận và làm mục sư, tôi muốn chuẩn bị những kẻ tử đạo. Tôi muốn hội chúng của mình sẽ đi đến những nơi khó khăn nhất trên thế giới. Cho nên, câu trả lời của tôi đối với câu hỏi giảng như thế nào, trong bối cảnh bắt bớ và áp lực như hiện nay, đó là hãy giảng về uy quyền tể trị của Đức Chúa Trời và hãy mong chờ sự chịu khổ sẽ xảy ra. 

Đây là sứ điệp nghịch lại với thần học thịnh vượng. Vấn đề của thần học thịnh vượng đó là thiếu giáo lý về sự chịu khổ. Thưa các mục sư, chúng ta muốn xây dựng khả năng chịu khổ từ trong hội chúng của mình. Sự chịu khổ ấy có thể là chịu đựng sự đau đớn không nói nên lời khi sanh con, hoặc là sự bắt bớ. Không ai biết Cơ Đốc nhân sẽ chịu khổ thế nào suốt cuộc đời của họ.

Tôi nghĩ sứ điệp rao giảng mà Hội thánh cần, được tìm thấy nhiều chỗ trong Kinh Thánh giống như 1 Phi-e-rơ chép rằng: “Anh em đã được kêu gọi đến sự đó, vì Đấng Christ cũng đã chịu khổ cho anh em, để lại cho anh em một gương, hầu cho anh em noi dấu chân Ngài” (2:21); hoặc “Nếu anh em phải vì sự công bình mà chịu khổ, ấy thật là có phước. Chớ sợ điều họ sợ và đừng rối trí” (3:14).

Hay là bài giảng trên núi nói rằng: “Phước cho những kẻ chịu bắt bớ vì sự công bình, vì nước thiên đàng là của những kẻ ấy!” (Ma-thi-ơ 5:10).

Tôi nghĩ là cứ thuật lại những điều tệ hại có thể tác động hội chúng trở nên giận dữ và cay đắng. Làm thế nào dẫn dắt điều này hướng tới Cơ Đốc nhân khoái lạc? Chắc hẳn chúng ta không muốn sau khi tan nhóm vào Chúa Nhật, mọi người càng thêm căm phẫn về vắn hóa của họ; đó là thứ cảm xúc đang chi phối chúng ta.

Tôi muốn họ phải rung động trước quyền tể trị của Đức Chúa Trời. Rung động khi biết rằng họ được cứu rỗi. Rung động khi biết cuộc đời của họ có ý nghĩa ở trong Phúc Âm. Rung động vì biết rằng dù chuyện gì đang xảy ra trên thế giới, họ vẫn sẽ sống trong chân lý và vui mừng.

Tấm lòng tôi có một băn khoăn đó là các nhà truyền đạo đang mắc phải sai lầm trong khái niệm nếu muốn mọi người sẵn sàng chịu khổ thì phải kể họ nghe nhiều chuyện tồi tệ trên đời.

9Marks bắt đầu vào năm 1994 khi Mark Dever trở thành mục sư quản nhiệm của Hội thánh Báp-tít Capitol Hill. Ông đã thành lập Trung tâm Hội thánh Cải chánh vào năm 1998, sau này đã trở thành 9Marks. Mục tiêu của 9Marks là nhìn thấy các Hội thánh được trau dồi chín đặc điểm của một Hội thánh lành mạnh theo Kinh Thánh. Để làm được điều nầy, 9Marks đã tạo ra nguồn tài liệu phong phú gồm có sách báo, các bài góc nhìn, các kênh phát thanh podcast, đánh giá sách, và tạp chí hàng quý. 9Marks còn hỗ trợ các Hội thánh trên toàn cầu để chuyển ngữ tài liệu Cơ Đốc sang nhiều thứ tiếng, trong đó có tiếng Việt.

 

(Nguồn: tienphong.org)

Bài Viết Chọn Lọc

Bài Viết Được Quan Tâm

Bài Viết Liên Quan