Bảy Điều Xem Xét Khi Tìm Người Lãnh Đạo Mới

Share

Tôi lớn lên trong hội thánh. Trong những quãng thời gian cha tôi không là Mục sư, chúng tôi đi dự nhóm tại nhiều hội thánh khác nhau. Thường thì chúng tôi không đồng ý lắm với các Mục sư về những khía cạnh thần học.

Chúng tôi đã đến các hội thánh Ân Tứ, Báp-tít, Lutheran, Cải Chánh. Luôn luôn có một mặt nào đó trong sự giảng dạy mà chúng tôi không đồng ý. Nhưng điều đó không có nghĩa là chúng tôi sẽ rời khỏi hội thánh. Chúng tôi luôn ở lại “trồng cây” cho đến thời điểm Chúa kêu gọi đi đến một thành phố khác để quản nhiệm hay bắt đầu một mục vụ mới trong cánh đồng truyền giáo.

Bạn sẽ không bao giờ tìm được một Mục sư mà bạn có thể hoàn toàn đồng ý với. Các bạn sẽ không bao giờ tìm được một hội thánh làm đúng như cách của bạn. Nhưng có một số điều chúng ta phải nhìn kỹ khi chúng ta đang kiếm một hội thánh mới, một nơi nhóm mới – đặc biệt một Mục sư mới. Vì Mục sư nhận lấy một vai trò có thẩm quyền trên đời sống của bạn, nên rất quan trọng trong việc bạn tìm đúng người.

Khi tìm một hội thánh mới để tham gia, có 7 điều bạn cần thấy xảy ra khi bạn đầu phục sự lãnh đạo của một Mục sư.

1. Quý vị gia thêm ân sủng cho những người khác

Nếu dưới sự giảng dạy của Mục sư, bạn thấy mình trở nên phê phán người khác hơn, có thể là ông hay bà Mục sư đang hướng dẫn quý vị một cách không thích hợp. Dù là tội nhân, nhà chính trị hay vị Mục sư của hội thánh gần đó, một Mục sư có tầm vóc lớn phải cho bạn một khải tượng lớn hơn về ân sủng cho những người khác. Đây không có nghĩa là bạn sẽ đồng ý với mọi người, nhưng lòng thương xót phải cân nặng hơn bất cứ một quan điểm mạnh mẽ nào mà bạn có.

Một Mục sư có tầm vóc lớn hơn sẽ nhắc bạn về sự quan trọng của việc tuôn đổ ra ân sủng cho những người khác – sự quan trọng của lòng tha thứ mọi người. Như Ê-phê-sô 4.32 có chép, chúng ta “Hãy cư xử với nhau cách nhân từ và dịu dàng, tha thứ nhau như Đức Chúa Trời đã tha thứ anh em trong Đấng Christ vậy” (Bản TTHĐ 2010).

2. Bạn kinh nghiệm hơn về ân sủng cho chính mình và lòng can đảm

Nếu bạn tiếp tục rời buổi thờ phượng với cảm nhận hỗ thẹn hơn khi bước vào, Mục sư của bạn đang làm thất bại mục vụ của họ. Mục vụ của người Mục sư là trang bị bạn cho các công vụ mục vụ. Sự hỗ thẹn tước bỏ khỏi chúng ta năng quyền mục vụ. Thay vì vậy, ân sủng ban năng lực cho chúng ta.

Sự can đảm phải là đối trọng đi cặp với ân sủng đó. Bạn phải cảm nhận được sự ban năng lực để theo đuổi ước mơ Chúa ban để khởi đầu doanh nghiệp, bắt đầu một mục vụ hay đi một bước đi có rủi ro.

3. Bạn đặt câu hỏi về những ý nghĩ về Chúa đang ở trong tâm trí của bạn

Nếu bạn không bị chấn động một chút ngay lúc này hay sau đó bởi vì Mục sư của bạn có nói một điều gì đó, có thể là Mục sư của bạn không giảng về Phúc Âm. Lẽ thật là như thế này, hầu như là không thể nào nắm biết quyền năng của Phúc Âm được. Phúc Âm thì đơn giản, nhưng những mầu nhiệm của nó là không ngừng.

Đây không phải là nói rằng cứ mỗi cuối tuần thì Mục sư của bạn cần phải thảo luận về thời kỳ cuối cùng hay thuyết tiền định. Nhưng ngay cả những đề tài căn bản như ân sủng và tội lỗi có thể chấn động thế giới của bạn khi bạn đào sâu vào những gì Kinh Thánh nói về chúng.

4. Bạn thấy mình đói khát đọc Kinh Thánh

Một Mục sư được ơn sẽ mài bén sự ham thích Kinh Thánh của bạn. Những bài giảng “tự giúp mình” sẽ không làm được như vậy, nhưng khám phá sự sâu nhiệm của Chúa sẽ làm được. Hãy nhìn vào một hội thánh có Mục sư giới thiệu bạn đến một Đức Chúa Trời Kỳ Diệu là Đấng không phải là một khái niệm trừu tượng xa lạ hay một loạt những bước tự giúp mình.

5. Bạn được thách thức ban cho luôn luôn

Mục sư của bạn không làm bạn có mặc cảm tội lỗi để phải ban cho. Nhưng nếu vị đó không nói về cốt lõi của vấn đề ban cho rộng rãi, bạn đang mất đi một thành phần quan trọng của lòng trông cậy vào Chúa. Phải thành thực mà nói, bạn phải được thách thức để làm hơn việc “đóng” một phần mười. Vâng, đóng 1/10 là mạng lệnh thời Cựu Ước, nhưng thời Tân Ước thật sự dạy chúng làm hơn mức tối thiểu. Nếu lòng bạn ở đâu thì của cải của bạn cũng ở đó, trong Ma-thi-ơ 6.21. Một Mục sư được ơn sẽ khích lệ bạn đầu tư tấm lòng và kho báu của bạn vào những điều tốt lành.

6. Bạn được thách thức phục vụ người khác luôn luôn

Tình nguyện phục vụ trong hội thánh của bạn là một bước khởi đầu tốt, nhưng nó không chấm dứt ở đó. Bạn cũng có sự kêu gọi là một người phục vụ tại nơi bạn làm việc. Chức trách của Mục sư của bạn, như được thảo ra trong Ê-phê-sô 4.12, là trang bị bạn để phục vụ Chúa. Nếu bạn không cảm thấy gánh nặng xẽ chia thời gian và năng lực của mình cho những người chưa biết Chúa trong những chỗ mà bạn có ảnh hưởng, có lẽ bạn chưa được thách thức về con đường mà bạn phải đi.

7. Mục sư là giới thẩm quyền trên bạn nhưng không phải là hy vọng của bạn

Sau cùng, Mục sư của bạn không thể chiếm chỗ của Chúa của bạn. Trong khi không có Mục sư nào dám cho rằng họ là nguồn hy vọng của bạn, điều rất dễ xảy ra là bạn không thấy bản chất con người của họ. Nếu họ nhìn có vẻ toàn thiện thì dễ cho bạn trút hết hy vọng của mình vào họ. Điều đó sẽ luôn luôn làm bạn thất vọng.

Mục sư của bạn phải – ít nhất – thành thực về những rối rắm của họ. Nó sẽ giúp bạn thấy rõ hơn nhiều về ân sủng, nhưng nó cũng chỉ cho bạn thấy Chúa là nguồn hy vọng của bạn thay vì là Mục sư của bạn.

Bạn sẽ ghi chú là tôi không nhắc gì đến tuổi tác, thái độ chính trị hay nguồn xuất thân xã hội của họ. Chẳng có gì là đau đớn nếu họ khác bạn về những điều gì; thực ra đó là một nguồn gia sản.

Một Mục sư đầy ơn sẽ thách thức những gì bạn tin và dẫn bạn vào một mối quan hệ mạnh mẽ hơn với Đức Chúa Trời. Hãy chắc chắn là khi bạn tìm một hội thánh để nhóm lại, bạn kiếm ở đó một Mục sư lãnh đạo bạn thật tốt.

Chuyển Ngữ: Ngọc Nga & Nguyễn Bình

(Nguồn: http://www.relevantmagazine.com/god/7-things-consider-when-looking-new-church-leader#uwQJofv3hLXZiwe3.99)

Bài Viết Chọn Lọc

Bài Viết Được Quan Tâm

Bài Viết Liên Quan