Dùng Sử Ký 2:7-14 Để Hướng Dẫn Một Buổi Cầu Nguyện

Share

Suy nghĩ của tôi về cầu nguyện

Trong mười năm qua, tôi đã viết hơn 600 bài liên quan đến cầu nguyện. Một số thì tốt. Một số… không tốt lắm. Và một số, theo ý kiến ​​​​của tôi, mang lại sự sống.

Tất cả những bài viết và suy nghĩ này đã giúp tôi hiểu rõ hơn về sự cầu nguyện và cách người khác thường nhìn về sự cầu nguyện.

Khi tôi bắt đầu làm blog này, vấn đề hàng đầu mà hội thánh phải đối diện, như đã được các Cơ đốc nhân nhận ra, là nhu cầu cần phải cầu nguyện nhiều hơn. Trong lúc tôi vẫn nghĩ rằng hầu hết các Cơ đốc nhân cảm thấy rằng chúng ta nên cầu nguyện nhiều hơn thì tôi lại không có được ấn tượng rằng hầu hết chúng ta thực sự muốn cầu nguyện nhiều hơn.

Nó giống như cảm giác của chúng ta về việc ăn kiêng cử. Tôi sẽ đồng ý rằng tôi cần ăn uống lành mạnh hơn, nhưng tôi rất vui khi ai đó mời tôi một chiếc bánh rán.

Suy nghĩ của tôi về các buổi nhóm cầu nguyện

Điều này càng trở nên được chứng thực hơn khi chúng ta tổ chức các buổi nhóm cầu nguyện. Thường thì chúng ta không có hứng thú đi dự buổi nhóm cầu nguyện. Sau đó, khi chúng ta đi đến buổi cầu nguyện thì thường lại có rất ít sự cầu nguyện. Bạn có thể nghe ai đó nói về sự cầu nguyện, rồi lắng nghe họ cầu nguyện, nhưng bạn có thể không được yêu cầu cầu nguyện nhiều.

Rồi đến khi chúng ta cầu nguyện, chúng ta thường được hướng dẫn nói với Chúa những gì chúng ta muốn Ngài làm cho chúng ta. Tất nhiên, chúng ta sẽ kết thúc với câu “nếu đó là ý muốn của Ngài”. Chúng ta kết thúc buổi nhóm, tự hỏi liệu điều đó có tác động gì không. Phải có nhiều thứ hơn thế này.

Đức Chúa Trời cho chúng ta biết làm thế nào để có một buổi nhóm cầu nguyện

Đức Chúa Trời đã ban cho một số lời căn dặn trong 2 Sử ký 7:14 về việc tổ chức một buổi nhóm cầu nguyện.

Sa-lô-môn vừa xây xong đền thờ mà Đa-vít đã ấp ủ trong lòng. Chúa đã xuất hiện. Ngài sai lửa từ trời thiêu đốt của lễ và sau đó làm cho đền thờ tràn ngập vinh quang của Ngài.

Chính trong thời điểm này, Đức Chúa Trời đã ban cho chúng ta câu Kinh thánh này để hướng dẫn một buổi nhóm cầu nguyện để cho Ngài vận hành thay cho Y-sơ-ra-ên. Tại sao Đức Chúa Trời ban cho họ chỉ dẫn này vào lúc này?

  • Có thể là Đức Chúa Trời không tận hưởng khoảnh khắc đó vì Ngài biết là sau đó dân Y-sơ-ra-ên sẽ từ bỏ Ngài?
  • Có phải Đức Chúa Trời đã nghĩ đến việc Ngài sẽ trừng phạt họ như thế nào không?
  • Đức Chúa Trời có hối hận khi tạo ra loài người không?

Những Cái Nhìn Sai Về Đức Chúa Trời

Thông thường, chúng ta nghĩ cầu nguyện như một lối thoát để bẻ cong cánh tay của Đức Chúa Trời để Ngài sẽ ban ân huệ cho chúng ta. Chúng ta nghĩ những đoạn như thế này nói ra những sự nhượng bộ của Chúa. Ngài có thể nguôi cơn giận nếu chúng ta tỏ ra hết sức khiêm nhường.

Quan điểm sai về Đức Chúa Trời sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến cách chúng ta cầu nguyện.

Người anh cả và đứa con trai hoang đàng

  • Chúng ta có giống như đứa con cả hờn dỗi ngoài đồng vì nghĩ rằng chúng ta chỉ là nô lệ dưới mắt Chúa không?
  • Hay, giống như đứa con hoang đàng, chúng ta có nghĩ rằng Chúa là một vị thần linh khó tínhtrong vũ trụ ngăn cản chúng ta khỏi những điều tốt đẹp không?

Hoặc, chúng ta có thấy Đức Chúa Trời như một Cha Thiên Thượng đang tiến về phía chúng ta để mời gọi chúng ta dự lễ đón mừng của Ngài đối với chúng ta không? Tất cả những gì Ngài có là của chúng ta. Ngài vui mừng chạy về phía chúng ta khi Ngài thấy chúng ta đến với Ngài.

Dân Y-sơ-ra-ên đã đáp lại Đức Chúa Trời như thế nào?

Dân Y-sơ-ra-ên cung hiến đền thờ, lửa từ trời xuống thiêu đốt của lễ, rồi vinh quang Đức Chúa Trời tràn ngập đền thờ. Khi họ thấy phản ứng của Chúa, họ hét lên:

Vì Chúa là thiện,

Lòng nhân từ Ngài còn đến đời đời!

Sự chỉ dạy của Đức Chúa Trời về các buổi nhóm cầu nguyện không đến từ một Đức Chúa Trời miễn cưỡng, mà là đến một người Cha đầy yêu thương đưa ra sự hướng dẫn để giúp đỡ một đất nước mà Ngài yêu quý. Ngài đang cố gắng giữ họ ở vị trí của các phước lành của Ngài. Quan điểm này giúp chúng ta duy trì một cái nhìn lành mạnh về Đức Chúa Trời khi chúng ta đến trước mặt Ngài.

Đức Chúa Trời Nói Gì Về Bạn?

Trước khi chúng ta đi đến phân đoạn Kinh Thánh, cho phép tôi đem bạn đi qua một hoạt động nhanh. Đọc kỹ phần này trước khi chuyển sang phần còn lại của bài viết.

Tôi muốn bạn nhắm mắt lại sau khi bạn đọc nó. Hãy tưởng tượng căn phòng bạn đang ở. Hãy nghĩ xem bạn có liên quan đến đâu với lối vào chính. Bây giờ, hãy tưởng tượng Chúa đang bước vào phòng. Ngài bước đến chỗ bạn. Ngài muốn nói cho bạn biết Ngài nghĩ gì về bạn.

OK, bây giờ hãy thử và lắng nghe những gì bạn nghĩ Ngài sẽ nói.  Hãy duy trì bạn ở trong thời điểm này trong một lúc.

Làm thế nào để có một buổi cầu nguyện mà Chúa muốn

  1. “Nếu dân của Ta, là dân được gọi bằng danh Ta…”

Chúa Giê-xu vừa nói gì với bạn? Hầu như mỗi khi Chúa phán với tôi, Ngài đều bắt đầu bằng câu: “Kevin, ta yêu quý con.”  Tiếp theo sau đó, Ngài làm những điều tốt đẹp khác, ngay cả khi tôi không nghĩ quá cao về bản thân. Đức Chúa Trời là Cha nhân từ luôn tự hào về con cái của Ngài.

Đức Chúa Trời bắt đầu những chỉ dẫn của Ngài về việc tổ chức một buổi nhóm cầu nguyện bằng cách tái phó thác chính Ngài cho họ. Chúng ta nên làm giống như vậy. Ngài vui thích tận hưởng việc Ngài dành thì giờ với chúng ta, và chúng ta cần lời nhắc nhở đó khi đến trước mặt Ngài.

  1. “Sẽ hạ mình xuống…”

Khiêm tốn không phải là nghĩ bản thân mình là thấp hèn; đó là nhìn chính chúng ta như Chúa nhìn chúng ta. Chúng ta chỉ mới bắt đầu với việc nghe Chúa nhìn chúng ta như thế nào. Ngài không trừng phạt chúng ta vì chúng ta không tốt hơn… Ngài nghĩ chúng ta thật tuyệt vời.

Khi chúng ta hạ mình xuống, chúng ta đang công bố sự phụ thuộc của mình vào Ngài. Chúng ta cần Ngài vì Ngài là tất cả của chúng ta. Không có Ngài, chúng ta chẳng làm được gì. Hãy tuyên xưng nhu cầu của bạn đối với Ngài ngay bây giờ.

  1. Cầu nguyện và tìm kiếm mặt Ta.”

14 Đây là sự vững tâm mà chúng ta có được trước mặt Ngài: Ấy là nếu chúng ta cầu xin điều gì theo ý muốn Ngài thì Ngài nghe chúng ta. 15 Và nếu chúng ta biết Ngài nghe bất cứ điều gì chúng ta cầu xin thì chúng ta biết là mình đã nhận được điều cầu xin (1 Giăng 5:14-15).

Hãy để ra vài phút để cầu xin Chúa những điều cụ thể. Đừng đòi hỏi mọi thứ từ Ngài, nhưng hãy để Chúa biết những gì trong lòng của bạn. Bây giờ, hãy hỏi Ngài xem Ngài có muốn làm điều gì không và cũng cầu nguyện cho những điều đó nữa.

  1. Từ bỏ con đường gian ác.”

Hãy xưng nhận tội cho chính bạn và cho những người bạn đang cầu nguyện cho. Hãy thú nhận những thái độ, hành động và suy nghĩ của bạn chống lại đường lối của Đức Chúa Trời. Hãy cam kết theo Chúa và cầu nguyện cho những người khác cũng làm như vậy.

  1. thì từ trên trời Ta sẽ … tha thứ … và chữa lành đất nước họ..”

Hãy tin Chúa vì những gì Ngài đã phán thì Ngài sẽ làm. Ngài sẽ nghe, tha thứ và chữa lành. Cảm tạ Ngài vì điều đó. Ngợi khen Ngài.  Vui mừng đón lấy. Cầu nguyện với Đức Chúa Trời sẽ khiến chúng ta hy vọng và vui mừng hơn so với khi chúng ta bắt đầu. Chúa là tốt lành và Ngài yêu thích nghe những lời cầu nguyện của chúng ta.

Bạn sẽ thêm gì vào buổi nhóm cầu nguyện?

Tôi hy vọng bạn tìm thấy cuộc thảo luận này hữu ích. Các buổi nhóm cầu nguyện có thể là những hoạt động làm trở nên sốt sắng, ham thích, đem lại sự sống cho hội thánh và cho bạn. Nó không nhất thiết chỉ là lắng nghe người khác cầu nguyện, nhưng đó có thể là nơi tất cả chúng ta kết nối với Chúa và với nhau. Mong rằng bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những ý tưởng để hà sức sống vào buổi nhóm cầu nguyện kế tiếp của bạn.

 

 

 

Lược dịch: Ngọc Nga (BBT)

Nguồn: https://prayer-coach.com

Bài Viết Chọn Lọc

Bài Viết Được Quan Tâm

Bài Viết Liên Quan