10 DẤU HIỆU CỦA SỰ THIẾU ĐI THẾ GIỚI QUAN CỦA KINH THÁNH

Share

Trong suốt nhiều năm, tôi khám phá ra rằng một Cơ đốc nhân bình thường và một số lượng lớn các mục sư có vấn đề thiếu thế giới quan theo Kinh thánh (BWV). “BWV” đề cập đến việc diễn giải mọi khía cạnh của cuộc sống qua lăng kính Kinh thánh.  Nói một cách khác,  quan điểm của bạn về chính trị, sự thiêng liêng của cuộc sống, hôn nhân, kinh tế, giáo dục, khoa học và luật pháp cần phải bắt nguồn từ các nguyên tắc Kinh thánh.

Dưới đây là 10 dấu hiệu bạn có thể thiếu thế giới quan theo Kinh Thánh:

  1. Nghĩ rằng “chính quyền” chỉ là về chính trị

Khi hỏi những người theo Đấng Christ, “Khi nghe tôi nói từ chính quyền thì điều đầu tiên bạn nghĩ đến là gì?” Câu trả lời điển hình luôn là “tổng thống, thống đốc hoặc thị trưởng của họ”. Về cơ bản, họ nghĩ về một nhà lãnh đạo chính trị. Điều này là do sự tẩy não văn hóa của chủ nghĩa nhân bảntrong 150 năm qua. Niềm tin nhân bản này cho rằng chính quyền dân sự là người duy nhất chịu trách nhiệm trong việc chăm sóc cho mỗi nhu cầu của chúng ta.

Điều này trái ngược với định nghĩa thế kỷ 19 trong từ điển của Webster về “chính quyền”, liên quan đến “trách nhiệm cá nhân” chứ không phải sự lãnh đạo chính trị. Khi quan điểm của chúng ta về chính quyền chỉ mang tính chính trị, nó phản ánh sự thống trị của chủ nghĩa thế tục trong thế giới quan của chúng ta.

  1. Kiến thức Kinh Thánh hạn chế

Ngoài những lời hứa cá nhân của Đức Chúa Trời, một tín đồ bình thường có rất ít hoặc không có sựtham khảo nào trong Kinh thánh về bất cứ điều gì. Họ có thể biết những đoạn viết về sự chữa lành, cầu nguyện, phước lành tài chính, v.v. – nhưng hầu hết đều không có sự hiểu biết  Kinh Thánh về các nguyên tắc liên quan đến chính quyền, công dân, lịch sử, kinh doanh và kinh tế.

  1. Niềm tin vào chính phủ lớn là giải pháp cho sự thịnh vượng tài chính

Tổng thống Ronald Reagan đã tuyên bố: “Chính phủ không phải là giải pháp mà là vấn đề!” (Mặc dù vậy, chúng ta cần một chính quyền dân sự để đảm bảo hoạt động kinh doanh công bằng.)

Ưu tiên hàng đầu của Kinh thánh vạch ra trách nhiệm chính của lãnh đạo chính trị là bảo vệ công dân và đem đến luật pháp công bằng để đảm bảo cơ hội bình đẳng (Phục truyền 16:16-20; Châm ngôn 8:15,16; Rô-ma 13:1-7; 1) Ti-mô-thê 2:1-4).

Trong Cựu Ước, việc chăm sóc sức khỏe, chăm sóc người nghèo và kinh doanh chủ yếu được tạo điều kiện bởi các thầy tế lễ, gia đình và cá nhân trong dân sự (Xuất Ê-díp-tô Ký 22:20-24; Phục truyền Luật lệ Ký 27:19; Ê-sai 1:17; Xa-cha-ri 7: 9 -10). (Trách nhiệm thuộc về tất cả mọi người, không chỉ các vị vua và các nhà lãnh đạo chính trị.) Trong Tân Ước, trách nhiệm thuộc về hội thánh và gia đình, chứ không phải chính quyền dân sự (Công vụ 2; Công vụ 42-46; 1 Ti-mô-thê 5 :3-11).

  1. Việc thiếu áp dụng Kinh Thánh trong cuộc sống xã hội và cộng đồng

Nhiều người theo Đấng Christ nghĩ rằng sự kêu gọi mục vụ chỉ dành cho người lãnh đạo hội thánh toàn thời gian hoặc trong ngày Chúa nhật. Kinh Thánh dạy chúng ta rằng tất cả những người tin Chúa đều được kêu gọi và phải được trang bị cho công việc mục vụ trong mọi mặt của cuộc sống, để trái đất được tràn đầy vương quyền của Đức Chúa Trời. (Ê-phê-sô 4:10-12).

  1. Nghĩ rằng chính quyền dân sự chịu trách nhiệm về việc giáo dục con em củachúng ta.

Một trong những bi kịch lớn nhất xảy ra khi người tin Chúa để cho những người theo chủ nghĩa nhân bản thế tục (secular humanist) trong hệ thống trường công đào tạo con cái của mình sốngtheo thế giới quan thế tục. Với tư cách là những người theo Đấng Christ, chúng ta phải phân tích, phê bình và gây ảnh hưởng đến các trường công lập của mình cũng như đặt các giá trị Kinh Thánh vào con cái chúng ta ở đó và ở nhà. Kinh thánh đặt trách nhiệm giáo dục vào tay cha mẹ (Phục truyền luật lệ ký 6:6-9; toàn bộ sách Châm ngôn).

  1. Cho rằng cơ cấu thuế lũy tiến là tốt

Hầu hết các Cơ đốc nhân cho rằng việc một nửa dân số Hoa Kỳ thoát khỏi việc không phải trả thuế thu nhập là điều bình thường và mọi người phải trả nhiều thuế hơn theo tỷ lệ phần trăm khi họ kiếm được nhiều tiền hơn.

Tuy nhiên, Kinh thánh dạy về một cơ cấu thuế cố định, trong đó tất cả mọi người đều đóng một phần tỷ lệ bằng nhau (thuế phần mười và thuế thân thể cho nơi thánh (Lv. 27:30-34; Dân số ký 18:21-26; Phục truyền 14:28-29, A-mốt 4:-5; Ma-thi-ơ 23:23; Hê-bơ-rơ 7:1-2)). Tiên tri Sa-mu-ên cảnh báo người Do Thái chống lại bất kỳ cơ cấu chính trị nào yêu cầu đánh thuế bằng hoặc hơn mười phần trăm mà Chúa yêu cầu (1 Sa-mu-ên 8).

  1. Cho rằng nên giữ im lặng về các vấn đề xã hội khi thực hiện mục vụ

Khi xem xét chúng ta thấy là sự lãnh đạo theo Kinh thánh luôn đề cập đến các vấn đề công dân và chính sách công (Môi-se và tất cả các nhà tiên tri lớn và nhỏ trong Cựu Ước; Chúa Giê-su, Giăng Báp-tít, và các sứ đồ Phi-e-rơ và Phao-lô đều giải quyết các vấn đề đạo đức và chính trị trong nền văn hóa đương đại của họ).

Chỉ đến năm 1954, “Tu chính án Johnson” mới được thông qua, yêu cầu các hội thánh không được tham gia chính trị từ bục giảng.

Việc lật đổ chế độ nô lệ, ban hành luật bảo vệ lao động trẻ em, quyền bầu cử của phụ nữ trong thế kỷ 19 và phong trào dân quyền trong thế kỷ 20 đều mắc nợ với những tiếng nói tiên tri sử dụng bục giảng của họ.

Do đó, niềm tin rằng các nhà lãnh đạo mục vụ và mục sư nên giữ im lặng về các vấn đề xã hội (bầu cử, sự thiêng liêng của cuộc sống, kinh tế, chăm sóc sức khỏe, nhập cư và chính sách công) chứng tỏ sự thiếu một thế giới quan theo Kinh thánh.

  1. Niềm tin rằng Cơ đốc nhân nên tách đức tin của họ ra khỏi chính sách công

Nhiều người tin rằng trong một xã hội đa nguyên, Cơ đốc giáo nên tách biệt khỏi sự dự phần với chính sách của chính quyền để trở nên như một đức tin cá nhân trong một “tư nhân”. Tuy nhiên, tất cả các luật pháp của xã hội và quốc gia đều áp đặt một số la bàn đạo đức hoặc quan điểm tôn giáo lên xã hội. Sự thật rằng Chúa Giê-su là “Vua của các vua”, có nghĩa là Ngài là Đấng ban hành luật pháp cho mọi quốc gia và nguyên thủ quốc gia (Khải huyền 19:16). Điều này có nghĩa Hội Thánh phải nói lên sự thật trước mọi quyền lực trong mọi lĩnh vực xã hội.

  1. Tôn vinh các giá trị ‘trần tục’ hoặc như thế tiếp tục

Giả sử quan điểm của một Cơ đốc nhân về hôn nhân, cuộc sống, giáo dục, tình dục, tiền bạc, khoa học và đạo đức về cơ bản là giống với văn hóa đương đại. Trong trường hợp đó, chủ nghĩa thế tục đã dẫm đạp lên thế giới quan theo Kinh thánh trong cuộc sống của họ.

  1. Cho rằng khoa học và tôn giáo đối lập nhau

Mặc dù Kinh Thánh không phải là một cuốn sách khoa học nhưng điều đó không có nghĩa là nó không chính xác một cách khoa học. Mục đích chính của Kinh thánh là đưa ra thông điệp thần học liên quan đến việc nhận biết Đức Chúa Trời thật, Vương quốc của Ngài và chương trình cứu chuộc của Ngài. Vì vậy, câu chuyện sáng tạo trong Sáng Thế Ký không bao giờ nhằm mục đích đưa ra lời giải thích khoa học chi tiết cho những tín đồ ở tương lai hàng nghìn năm sau.

Điều đó có ý nghĩa là Kinh thánh dạy chúng ta rằng Đức Chúa Trời dùng thiên nhiên để tuyên bố sự vinh hiển của Ngài (Thi thiên 19; Ê-sai 40:12-26; Rô-ma 1:19-23). Hành động sáng tạo siêu nhiên của Ngài là một sự kiện không thể giải thích được chỉ bằng vào những phương cách của khoa học tự nhiên hoặc qua những phương pháp thực nghiệm.

Khi khoa học trở nên có bản tính chủ nghĩa tự nhiên, nó tạo ra một sự phân chia không cần thiết giữa đức tin và lý trí. Khoa học chỉ có thể khám phá một phần hạn chế các công trình của một Đức Chúa Trời toàn trí, toàn năng và vĩnh cửu mà vinh quang của Ngài vượt trên toàn thể nhân loại.

 

 

 

Lược dịch:  Nguyễn Trọng (BBT)

Nguồn: https://www.christianpost.com

Bài Viết Chọn Lọc

Bài Viết Được Quan Tâm

Bài Viết Liên Quan