Sự khoái lạc giúp ông chiến thắng tội tình dục – Augustine (354–430).

Share

Sức ảnh hưởng của Augustine ở trên giới Tây phương thật choáng ngộp.

Benjamin Warfield đã luận rằng thông qua ngòi bút của mình, Augustine “đã bước vào Hội thánh lẫn thế gian như là một nguồn lực mang tính cách mạng, ông không chỉ tạo ra một kỷ nguyên về lịch sử Hội thánh, mà còn . . . quyết định chiều hướng của lịch sử Tây phương cho đến ngày hôm nay” (Calvin và Augustine, trang 306). Các nhà xuất bản của tờ báo Lịch sử Cơ Đốc giáo chỉ nói đơn giản là: “Sau Chúa Jêsus và sứ đồ Phao-lô, thì Augustine người Hippo là nhân vật có tầm ảnh hưởng lịch sử Cơ Đốc giáo nhất” (Tập VI, Số 3, trang 2).

Rơi vào vòng xoáy

Augustine sinh ra ở Thagaste, gần thành Hippo, bây giờ là Algeria, vào ngày 13 tháng 11 năm 354. Cha của ông, là Patricius, một nông dân thuộc giới trung lưu, đã chăm chỉ làm việc để Augustine nhận được sự giáo dục tốt nhất về thuật hùng biện, trước tiên là ở Madaura, cách nhà hai mươi dặm, từ mười một đến mười lăm tuổi, sau đó là ở Carthage, phải đi học xa nhà, từ mười bảy đến hai mươi tuổi.

Trước khi Augustine tạm biệt gia đình để đi học ở Carthage trong 3 năm, mẹ của ông đã hết sức cảnh báo ông rằng: “không được phạm tội gian dâm và hơn hết là không được quyến dụ vợ của người khác”. Nhưng sau nầy, Augustine viết trong quyển Sự thú tội rằng: “Tôi đã đến Carthage, ở đó tôi đã rơi vào vòng xoáy của thói dâm đãng . . . nhu cầu thật của tôi là Ngài, Đức Chúa Trời tôi, là thức ăn cho linh hồn tôi. Tôi không nhận thức được cơn đói nầy” (trang 55). Ông đã sống với một phụ nữ ở Carthage và sống với người đó trong 15 năm và họ có một con trai tên là Adeodatus.

Augustine đã trở thành một giáo sư theo truyền thống dạy về thuật hùng biện trong vòng 11 năm sau đó, kể từ lúc mưới chín đến ba mươi tuổi.

Ambrose ở thành Milan

Khi được 29 tuổi, Augustine chuyển từ Carthage đến Rô-ma để dạy học, nhưng lại chán ngấy thái độ của các sinh viên nên đã chuyển sang dạy học ở thành phố Milan vào năm 384. Tại đó, ông đã gặp được giám mục Ambrose.

Augustine, lúc ấy đã thấm nhuần góc nhìn của Platon về hiện thực, đã bị xúc phạm bởi sự dạy dỗ theo Kinh Thánh về “Ngôi Lời đã đến trong xác thịt” (Giăng 1:14). Nhưng hết tuần nầy đến tuần khác, ông đã lắng nghe Ambrose giảng. “Tôi đã hết sức lắng nghe tài hùng biện của ông ta. Tôi cũng bắt đầu nhận ra lẽ thật trong lời dạy của ông, mặc dù rất chậm” (Sự thú tội, trang 108). Cuối cùng, Augustine biết rằng ông không tin không phải vì tài trí, mà vì tội tình dục của mình: “Tôi vẫn còn bám chặt vào tình cảm của người phụ nữ” (Sự thú tội, trang 168).

Vì thế, cuộc chiến được phân định thắng thua nhờ vào sự khoái lạc đã chiếm hữu cuộc đời ông. “Tôi đã bắt đầu tìm kiếm một biện pháp để giúp tôi vui hưởng Chúa, nhưng tôi không tìm được biện pháp nào cả cho đến khi tôi tiếp nhận Đấng Trung Bảo giữa Đức Chúa Trời và loài người, là Đức Chúa Jêsus Christ” (Sự thú nhận, trang 152).

Cuộc chiến dữ tợn

Sau đó thì một trong những trọng đại của lịch sử Hội thánh bắt đầu. Câu chuyện nầy là trọng tâm trong quyển sách Sự thú tội của ông, đây là một trong những tác phẩm lớn nói về ân điển của lịch sử, và cho biết cuộc chiến ấy là gì.

Ngày nầy còn phức tạp hơn câu chuyện kể lại, nhưng để đi vào trọng tâm của cuộc chiến, chúng ta hãy tập trung vào cơn khủng hoảng sau cùng. Vào cuối tháng 8 năm 386. Augustine đã gần được 32 tuổi. Cùng với người bạn thân của ông là Alypius, ông đang nói về sự hy sinh và sự thánh khiết của Antony, một tu sĩ người Ai-cập. Augustine bị day dứt vì chính thói trụy lạc của mình, trong khi những người khác được tự do và sống thánh khiết ở trong Đấng Christ.

Có một khu vườn nhỏ nằm kế bên ngôi nhà của chúng tôi. . . Tôi thấy lồng ngực của mình bị rung động muốn trốn vào khu vườn đó, là nơi chẳng ai làm phiền cuộc chiến hung tợn mà tôi là đối thủ của mình. . . Tôi đang điên tiết với cái tôi để tìm lại sự tỉnh táo. Tôi đang đón một cái chết sẽ cho mình sự sống . . . Tôi điên lên, cơn giận dữ tợn bao trùm cùng với cái tôi chẳng muốn làm theo ý Chúa và sống với giao ước của Ngài . . . Tôi xé tóc và gõ vào trán của mình bằng những nắm tay; tôi khóa các ngón tay lại và ghì chặt hai đầu gối của mình. (Sự thú tội, trang 170–71)

Nhưng ông bắt đầu thấy sự ích lợi còn nhiều hơn sự mất mát một cách rõ ràng hơn, bởi ân điển diệu kỳ mà ông bắt đầu nhận ra sự tốt đẹp của lòng nhân từ khi ở trong sự hiện diện của Đấng Christ.

Tôi bị trói buộc bởi những chuyện vặt . . . Chúng níu kéo xác thịt của tôi rồi thì thầm rằng: “Anh đuổi chúng tôi đi sao? Nếu làm vậy thì chúng tôi sẽ không ở cùng anh nữa đâu, mãi mãi và suốt đời” . . . Trong khi tôi run sợ ở đằng sau những chấn song ấy, tôi có thể nhìn thấy vẻ đẹp trong sáng của Tiết độ, niềm vui thanh khiết, nó vẫy gọi tôi hãy vượt qua và đừng sợ gì nữa. Nó dang rộng đôi tay yêu thương và chào đón tôi. (Sự thú tội, 175–76)

“Hãy tìm và đọc”

Bây giờ, cuộc chiến chỉ còn là tìm kiếm vẻ đẹp của sự thanh khiết và tình yêu dịu dàng của nàng với lại những thứ vặt vảnh cứ níu kéo xác thịt của ông.

Tôi ném mình xuống dưới chân cây vả và những giọt nước mắt chảy dài từ đôi mắt của tôi. 

Trong sự khổ sở đó, tôi cứ khóc: “Còn bao lâu nữa tôi còn nói rằng ‘ngày mai, ngày mai’?

Tại sao không phải ngay bây giờ? Tại sao không chấm dứt những tội lỗi xấu xí ấy ngay lúc

nầy”. (Sự thú tội, trang 177)

Trong lúc ông còn khóc, Augustine đã nghe thấy tiếng hát của trẻ thơ cất lên rằng: “Hãy tìm và đọc. Hãy tìm và đọc”.

“Lúc ấy tôi ngẩng đầu lên, tưởng đến một trò chơi mà trẻ con thường ca đối đáp giống như thế, nhưng tôi không nhớ bài hát nào nghe như thế bao giờ. Tôi lau ráo nước mắt và đứng dậy, nói với bản thân tiếng ấy có thể là một mạng lệnh từ trời phải mở Kinh Thánh ra và đọc phân đoạn đầu tiên mà tôi thấy”. (Sự thú tội, trang 177)

Thế là, Augustine đã cầm những thư tín của sứ đồ Phao-lô lên, mở ra và đọc Rô-ma 13:13-14 chép rằng: “Hãy bước đi cách hẳn hoi như giữa ban ngày. Chớ nộp mình vào sự quá độ và say sưa, buông tuồng và bậy bạ, rầy rà và ghen ghét; nhưng hãy mặc lấy Đức Chúa Jêsus Christ, chớ chăm nom về xác thịt mà làm cho phỉ lòng dục nó”.

“Tôi chẳng ước đọc thêm chi nữa và chẳng cần phải làm thế”, ông viết. “Ngay lúc ấy, khi tôi đọc đến chữ cuối của câu cuối, ánh sáng đã tràn ngập tấm lòng của tôi và bóng tối của sự nghi ngờ bị xua tan đi”. (Sự thú tội, trang 178)

Giám mục của thành Hippo

Ông được Ambrose làm báp-tem vào mùa đông sau đó ở Milan vào năm 387. Mùa thu năm ấy mẹ ông đã qua đời, một người phụ nữ luôn sống vui vẻ vì đứa con mà bà đã hằng chảy nước mắt đã được yên ninh ở trong Đấng Christ. Vào năm 388 (đã gần 34 tuổi) ông quay trở lại châu Phi, với tầm nhìn muốn thiết lập một tu viện cho mình và bạn bè của ông, ông gọi họ là “những đầy tớ của Đức Chúa Trời”. Ông đã từ bỏ mơ ước được kết hôn và tận hiến cuộc đời để sống độc thân và nghèo khổ — tức là sống cuộc đời bình thường như bao người ở trong cộng đồng. Ông hy vọng sẽ sống một cuộc đời suy gẫm về triết lý ở trong tu viện.

Nhưng Đức Chúa Trời có một kế hoạch khác. Con trai của Augustine là Adeodatus đã qua đời vào năm 389. Giấc mơ quay trở lại để sống một cuộc đời thầm lặng tại quê nhà ở Thagaste đã bị thổi bay trong ánh sáng của cõi đời đời. Augustine đã thấy việc di chuyển mọi người ở tu viện đến một thành phố lớn hơn là hippo sẽ là chiến lược hơn. Ông đã chọn Hippo bởi vì họ đã có một giám mục, cho nên ông sẽ không bị ép giữ vai trò đó. Nhưng ông lại tính sai nữa. Hội thánh đã đến gặp Augustine và đã hết sức buộc ông trở thành linh mục rồi trở thành giám mục của thành Hippo, đây là nơi ông đã sống phần đời còn lại của mình.

Thế là, giống như rất nhiều người trong lịch sử của Hội thánh đã để lại một chứng cớ lâu dài, ông buộc phải (lúc 36 tuổi) từ giã cuộc đời thầm lặng để sống cuộc đời năng động. Augustine đã lập ra một tu viện ở trên nền của Hội thánh và trong gần 40 năm đã dấy lên một nhóm các linh mục và giám mục tin kính , họ đã giảng đạo khắp cả lục địa, đem lại sự tươi mới cho các Hội thánh. Đồng thời, ông đã bênh vực giáo lý chính thống khi bị tấn công dữ dội và đã viết một vài quyển sách rất ảnh hưởng trong lịch sử Cơ Đốc giáo, gồm có Sự thú tộiVề Giáo lý Cơ ĐốcVề Ba Ngôi Đức Chúa Trời và Thành phố của Đức Chúa Trời.

Thiên nga vẫn còn nói

Khi Augustine giao lại vai trò lãnh đạo cho Hội thánh của ông vào năm 426, bốn năm trước khi ông qua đời, người kế nhiệm của ông đã bị choáng ngợp vì cảm giác còn thiếu xót của mình. Ông nói rằng: “Thiên nga không còn nói nữa”, sợ rằng tiếng nói của gã khổng lồ thuộc linh sẽ bị lạc mất theo thời gian.

Nhưng thiên nga vẫn còn nói — không phải vào năm 426, không phải vào năm 2018, cũng không phải vào những thế kỷ nào đó ở giữa các năm ấy. Trong vòng 1,600 năm, tiếng nói của Augustine đã tiếp tục thu hút những tội nhân đói khát bữa tiệc tự do và quyền tể trị của Đức Chúa Jêsus Christ:

Thật ngọt ngào thay cho tôi khi thoát khỏi những thú vui vô ích mà tôi đã từng sợ mất nó! . . . Chúa đã khiến chúng dang xa khỏi tôi, Ngài là lẽ thật, là Đấng tể trị. Chúa đã khiến chúng dang xa khỏi tôi và thay bằng chính Ngài, Chúa còn ngọt ngào hơn mọi sự khoái lạc, không phải cho thịt và huyết, Chúa thật sáng hơn mọi sự sáng, nhưng lại ở sâu hơn cả nơi bí mật của lòng chúng tôi, Chúa đáng được mọi sự tôn quý, không giống như sự tôn trọng mà loài người dành cho nhau . . . Lạy Chúa, là Đức Chúa Trời tôi, Của báu của tôi và Đấng Cứu Rỗi tôi. (Sự thú tội, trang 181)

———————————————

 

Desiring God bắt đầu từ khi John Piper giao lại toàn bộ mục vụ ghi âm cho Jon Bloom là trợ lý của ông. Từ những băng ghi âm và sách vở, mà mục vụ Desiring God đã phát triển thành một mục vụ trực tuyến quốc tế với hơn 14,000 tài liệu miễn phí và hơn 3,5 triệu lượt truy cập mỗi tháng. Hiện nay, John Piper đang giữ vai trò là giáo sư điều hành mục vụ này.

Nguồn:  https://tienphong.org

Bài Viết Chọn Lọc

Bài Viết Được Quan Tâm

Bài Viết Liên Quan