Ông Đã Nhìn Thấy Đức Chúa Trời Qua Ngòi Bút Của Mình George Herbert (1593–1633)

Share

Nếu truy cập vào trang thơ ca chính thống Thi Viện và nhấp vào tên của George Herbert, thì chúng ta sẽ đọc thấy: “Ông rất nổi tiếng, sâu sắc và có ảnh hưởng rộng rãi, ông được cho là nhà thơ trữ tình và quan trọng nhất của nước Anh ngay bây giờ hoặc bất kỳ thời điểm nào khác”. Đây là một sự tôn kính dành cho một người đàn ông chưa bao giờ xuất bản một bài thơ nào bằng tiếng Anh trong suốt cuộc đời của mình và qua đời với tư cách là một mục sư quê mùa ít ai biết khi ông 39 tuổi. Nhưng có nhiều lý do cho sự ảnh hưởng lâu dài của ông.

Cuộc đời ngắn ngủi của ông

George Herbert sinh ngày 3 tháng 4 năm 1593, tại Montgomeryshire, xứ Wales. Ông là người con thứ bảy trong số mười người con của Richard và Magdalene Herbert, nhưng cha qua đời khi ông được ba tuổi, để lại mười người con, đứa lớn nhất là 13 tuổi. Tuy nhiên, điều này đã không khiến họ gặp khó khăn về tài chính, bởi vì tài sản của Richard, mà ông để lại cho Magdalene, là khá lớn.

Herbert là một học sinh xuất sắc tại một trường dự bị ở Westminster, khi 11 tuổi đã viết được các bài tiểu luận bằng tiếng La-tinh, sau này đã được xuất bản. Tại Cambridge, ông nổi bật trong việc nghiên cứu các tác phẩm kinh điển. Ông đã tốt nghiệp bằng cử nhân, đứng thứ hai trong lớp học có 193 sinh viên vào năm 1612 sau đó vào năm 1616, ông lấy bằng thạc sĩ và trở thành một thành viên chính của đại học.

Mục tiêu của Herbert là cảm nhận tình yêu thương của Đức Chúa Trời và ghi khắc bằng lời đanh thép của loài người để người khác nhìn thấy và cảm nhận.

Năm 1619, ông được bầu làm nhà hùng biện của Đại học Cambridge. Đây là một vị trí uy tín có trách nhiệm với công chúng rất lớn. Tuy nhiên, vài năm sau, tâm hồn của ông tranh chiến với lời kêu gọi bước vào chức vụ mục sư. Một lời hứa với mẹ trong năm đầu tiên ở Cambridge đã in sâu vào tấm lòng của ông. Ông đã hoàn toàn quy phục Đức Chúa Trời và bước vào chức vụ mục sư. Ông được phong chức chấp sự trong Giáo hội Anh vào năm 1626 và sau đó được phong làm mục sư cho một Hội thánh nhỏ ở Bemerton vào năm 1630. Hội thánh của ông chưa bao giờ nhóm lại trên một trăm người.

Ở tuổi 36 và sức khỏe yếu, Herbert kết hôn với Jane Danvers một năm trước khi đến Bemerton vào ngày 5 tháng 3 năm 1629. Ông và Jane chưa bao giờ có con, mặc dù họ đã nhận nuôi ba cháu gái đã mất cha mẹ. Sau đó, vào ngày 1 tháng 3 năm 1633, chưa đầy ba năm trong chức vụ, và chỉ một tháng trước sinh nhật lần thứ bốn mươi của mình, Herbert đã qua đời vì bệnh lao, căn bệnh mà ông đã phải chịu đựng trong phần lớn cuộc đời trưởng thành của mình. Cơ thể của ông nằm dưới thánh đường của nhà thờ và chỉ có một mảng bám đơn giản trên tường với tên viết tắt GH.

Món quà hấp hối của ông

Đó là một phác thảo trần trụi về cuộc đời của Herbert. Nếu đó là tất cả, thì ngày nay sẽ không ai nghe nói về George Herbert cả. Lý do người ta biết về ông ngày hôm nay là vì một sự việc cao trào đã xảy ra vài tuần trước khi ông qua đời.

Người bạn thân của ông là Nicholas Ferrar đã gửi một mục sư tên là Edmund Duncon đến xem Herbert đang làm gì. Trong chuyến thăm lần thứ hai của Duncon, Herbert biết rằng sự chết đã gần kề. Thế là ông đã lấy cái vật đáng yêu nhất trần gian của mình và nói với Duncon rằng:

Thưa ông, tôi xin trao quyển sách nhỏ này cho người anh em thân yêu Ferrar của tôi, hãy nói với ông ta rằng ông ấy sẽ tìm thấy trong đó một bức tranh về nhiều mâu thuẫn tâm linh đã xảy ra giữa Đức Chúa Trời và tâm hồn của tôi, trước khi tôi quy phục ý muốn của Chúa Jêsus là Chủ của tôi, được phục vụ Ngài là sự tự do tuyệt vời nhất của tôi; hy vọng ông ấy sẽ đọc: sau đó, nếu ông ta nghĩ quyển sách này có lợi cho bất kỳ linh hồn tội nghiệp nào ngoài kia, thì hãy xuất bản; nếu không, hãy để ông ta đốt nó đi; vì tôi và quyển sách này chẳng dám sánh bằng lòng thương xót của Đức Chúa Trời. (Cuộc đời của George Herbert, trang 310–11)

Quyển sách nhỏ ấy là một sưu tập gồm 167 bài thơ. Người bạn của Herbert là Nicholas Ferrar đã xuất bản vào cuối năm 1633, dưới tựa đề là Đền thờ. Quyển sách đã trải qua bốn ấn bản trong vòng ba năm, được tái bản đều đặn trong một trăm năm và vẫn còn được in cho đến ngày nay. Mặc dù không bài thơ nào trong số đó được xuất bản ở trong cuộc đời của ông, nhưng Đền thờ đã đưa tên tuổi của Herbert trở thành một trong những nhà thơ Cơ Đốc vĩ đại nhất mọi thời đại, ông là một trong những nghệ nhân tài năng nhất thế giới thơ ca.

 Nỗ lực nói càng nhiều về sự vinh hiển hơn trước đây là một cách để nhìn thấy nhiều hơn trước đây.

Đối với Herbert, thơ là một cách để nhìn thấy, say mê và bày tỏ những điều kỳ diệu của Đấng Christ. Chủ đề trọng tâm của các bài thơ là tình yêu cứu chuộc của Đấng Christ, ông đã cố gắng hết sức bằng khả năng văn chương của mình để nhìn thấy thật rõ ràng, cảm nhận thật sâu sắc và thể hiện cách ấn tượng. Tuy nhiên, những điều chúng ta sẽ bắt gặp không chỉ là vẻ đẹp của đề tài đã truyền cảm hứng cho nét đẹp của thơ ca, mà ngạc nhiên hơn là nỗ lực tìm ra thể thơ đẹp đã giúp Herbert thấy nhiều hơn sự tốt đẹp của đối tượng. Nghệ thuật thơ ca đã giúp Herbert – và chúng ta – thấy Đấng Christ nhiều hơn.

Thư ký của sự ngợi khen Đức Chúa Trời

Một mặt, Herbert đã được thôi thúc để viết thơ bằng kỹ năng hoàn hảo vì đối tượng duy nhất của ông vinh hiển đến vô cùng. Helen Wilcox nói rằng: “Đối tượng của mọi bài thơ trong quyển sách Đền thờ là, bằng cách này hay cách khác, Đức Chúa Trời” (Thơ tiếng Anh của George Herbert, trang 21). Ông viết trong tập thơ “Đền thờ (I)” của mình rằng:

Lạy Chúa, tôi ngợi khen Ngài biết bao! Vần điệu của tôi
Vui khắc tình yêu Chúa bằng thép,
Nếu hồn tôi có cảm biết, hồn tôi cảm biết hoài!

Mục tiêu của Herbert là cảm nhận tình yêu thương của Đức Chúa Trời và ghi khắc bằng lời đanh thép của loài người để người khác nhìn thấy và cảm nhận. Thơ ca hoàn toàn thuộc về Đức Chúa Trời, vì mọi sự đều hoàn toàn thuộc về Đức Chúa Trời.

Hơn thế nữa, Herbert tin rằng vì Đức Chúa Trời cai trị mọi sự bằng sự thần hựu của Ngài, nên mọi sự đều bày tỏ Đức Chúa Trời. Mọi sự đều nói về Đức Chúa Trời. Vai trò của nhà thơ là trở thành tiếng vọng của Đức Chúa Trời. Hoặc thư ký của Đức Chúa Trời. Đối với tôi, Herbert là một trong những mô tả hay nhất về nhà thơ Cơ Đốc: “Thư ký ngợi khen Đức Chúa Trời”.

Ôi hỡi Chúa thần hựu, từ đời này đến đời kia
Khiêm nhường bấy và ngọt ngào thay! sao tôi không
Viết về Chúa được, làm sao ngón tay không chiều theo
Ngòi bút tôi sao? Chúng không viết về Ngài sao được? 
Dẫu muôn vật dưới biển và trên đất
Chúa chỉ tỏ cho loài người biết Ngài,
Đặt ngòi viết vào tay họ mà thôi,
Biến họ thành thư ký ngợi khen Ngài.

Đức Chúa Trời khiến các ngón tay của Herbert cầm bút lông ngỗng. chúng không viết về Ngài sao được?  Tôi há chẳng phải là một thư ký trung tín ngợi khen Chúa sao – bày tỏ cách trung thực – bày tỏ cách đẹp đẽ – sự phong phú của chân lý và vẻ đẹp của Ngài sao?

Tục ngữ dẫn đến nhìn thấy

Nhưng Herbert đã phát hiện ra, trong vai trò làm thư ký ngợi khen Đức Chúa Trời, nỗ lực làm thơ ca nói lên những điều phong phú về sự vĩ đại của Đức Chúa Trời cũng giúp ông nhìn sâu hơn vào sự vĩ đại đó. Làm thơ không chỉ đơn thuần là thể hiện kinh nghiệm của ông với Đức Chúa Trời trước khi đặt bút viết. Viết là một phần để kinh nghiệm Đức Chúa Trời. Có lẽ bài thơ nói lên điều này cách mạnh mẽ nhất gọi là “Bản chất” – tức là bản chất của muôn vật. Quan điểm của ông là các câu thơ tự chúng không là gì cả, nhưng là tất cả nếu ông ở với Đức Chúa Trời trong từng câu thơ.

Chúa ơi, một câu không phải vòng hoa,
Không có danh dự, hay y phục sặc sỡ,
Không chim ưng, hay bữa tiệc, hay danh tiếng,
Cũng không phải một thanh kiếm tốt, cũng không phải một cây đàn luýt:


Không thể nhảy, hoặc múa, hoặc chơi;
Chưa từng ở Pháp hay Tây Ban Nha;
Không thể giải trí cả ngày
cho hôm nay hoặc ngày mai:

Không văn phòng, nghệ thuật hay tin tức;
Không giao dịch, hay Hội trường bận rộn;
Nhưng đó là điều mà khi tôi sử dụng
Tôi được ở bên Ngài, và 
hầu hết cần có tất cả.

 

Nghệ thuật thơ ca đã giúp Herbert – và chúng ta – thấy Đấng Christ nhiều hơn.

Những bài thơ của ông là “điều mà khi tôi sử dụng tôi được ở bên Ngài”. Như Helen Wilcox nói rằng: “Cụm từ này cho thấy rõ không phải ‘câu thơ’ viết ra đem người đọc đến gần Đức Chúa Trời, mà chính lúc ‘sử dụng’ thơ ca – một quá trình có lẽ bao gồm viết, sửa đổi và đọc” (Thơ tiếng Anh của George Herbert, trang 255). Đối với Herbert, trải nghiệm nhìn thấy và say mê Đức Chúa Trời này có liên quan trực tiếp đến sự quan tâm, nghiêm khắt và tinh tế trong nỗ lực làm thơ của ông – thủ thật của ông, nghệ thuật của ông.

Vì những tâm hồn nghèo khó, chán nản

Tuy nhiên, Herbert đã nhìn thấy nhiều hơn niềm vui của chính tâm hồn mình khi làm thơ. Ông đã viết (cũng ước được xuất bản sau khi chết) với quan điểm phục vụ Hội thánh. Ông đã nói với người bạn Nicholas Ferrar của mình rằng: “[Nếu ông] nghĩ rằng quyển sách này có lợi cho linh hồn tội nghiệp nào đang chán nản, thì hãy xuất bản”.

Điều này đã xảy ra. Mọi người đã gặp gỡ Đức Chúa Trời qua những bài thơ của Herbert và cuộc đời của họ được thay đổi. Joseph Summers nói về những bài thơ của Herbert rằng: “Chúng ta chỉ cónhận ra . . . tính cấp bách của nghệ thuật vĩ đại nhất: ‘Chúng ta phải thay đổi cuộc đời của mình’” (George Herbert, trang 190). Simone Weil, một nhà triết học người Pháp của thế kỷ 20, hoàn toàn không biết gì về Đức Chúa Trời và Cơ Đốc giáo nhưng đã bắt gặp bài thơ “Tình yêu (III)” của Herbert và trở thành một Cơ đốc nhân bí ấn, gọi bài thơ này là “bài thơ đẹp nhất thế giới” (Thơ tiếng Anh của George Herbert, trang 21).

Tình yêu (III)
Tình yêu chào đón tôi: nhưng hồn tôi đã rút lại,
Mặc cảm bụi trần và tội lỗi.
Nhưng Tình Yêu nhanh quá, thấy tôi dần lung lạc
Từ lúc tôi bước vào,
Đến gần tôi hơn, hỏi han ngọt ngào
Tôi có thiếu thốn gì không.

Tôi là khách đáng ở lại đây chăng:
Tình Yêu nói, ngươi sẽ ở lại.

Một kẻ không tử tế, chẳng biết ơn sao?
Tôi không thể nhìn mặt người chút nào.
Tình Yêu nắm tay và mỉm cười trả lời:
Há không phải Ta làm nên đôi mắt sao?

Lạy Chúa chân lý, nhưng tôi đã làm hư rồi:
Hãy để xấu hổ tôi về chỗ của nó.
Tình yêu nói há không biết ai đã gánh tội sao?
Chúa ơi tôi sẽ phục vụ Ngài.
Tình Yêu nói hãy ngồi xuống thử thịt của Ta:
Tôi ngồi và nếm thử.

 

Herbert đã tranh chiến cả đời để biết rằng ách của Tình Yêu là dễ chịu và gánh của Tình Yêu là nhẹ nhàng. Ông đã nhận ra điều này là thật. Ông đã kết thúc những bài thơ và cuộc đời của mình bằng cách vang vọng câu Kinh Thánh đáng kinh ngạc nhất là: Vua muôn vua sẽ “thắt lưng mình, cho đầy tớ ngồi bàn mình, và đến hầu việc họ” (Lu-ca 12:37).

Tình Yêu nói hãy ngồi xuống thử thịt của Ta:
Tôi ngồi và nếm thử.

 

Vấn đề kết thúc ở đây. Không còn đấu tranh nữa. Không còn tranh chiến nữa. Không còn “xung đột thuộc linh giữa Đức Chúa Trời và linh hồn tôi nữa”. Thay vào đó, chính Tình Yêu phục vụ cho linh hồn của nhà thơ khi ông ngồi và nhận.

Từ ngữ là cách để nhìn thấy giá trị

George Herbert nhận thấy, như hầu hết các nhà thơ, rằng nỗ lực đưa cái nhìn thoáng qua về sự vinh hiển vào mấy từ nổi bật hoặc cảm động làm cho cái nhìn thoáng qua lớn dần. Nỗ lực làm thơ để nói ra cái đẹp là một cách để nhìn thấy cái đẹp. Nỗ lực tìm ra lời lẽ xứng đáng cho Đấng Christ cho chúng ta thấy đầy đủ hơn về giá trị của Đấng Christ – và kinh nghiệm giá trị của Đấng Christ. Như Herbert nói về nỗ lực làm thơ của mình rằng: “Khi tôi sử dụng, tôi được gần Chúa”.

Nỗ lực làm thơ nói lên những điều phong phú về sự vĩ đại của Đức Chúa Trời đã giúp ông nhìn sâu hơn vào sự vĩ đại đó.

Tôi sẽ kết thúc bằng một lời khuyên cho hết thảy những ai được kêu gọi để nói về những điều cao cả. Vì ích lợi cho linh hồn của chúng ta và người khác, hãy nỗ lực làm thơ để nhìn thấy, say mê và bày tỏ sự vinh hiển của Đấng Christ. Tôi không có ý nói đến sáng tác thơ. Rất ít người được kêu gọi làm điều đó. Tôi muốn nói đến nỗ lực nhìn thấy, say mê và bày tỏ sự vinh hiển của Đấng Christ bằng cách tìm ra những điều nổi bật, thâm thúy và tươi tỉnh để nói lên sự xuất sắc mà chúng ta nhìn thấy.

Công tác cao cả này dành cho các truyền đạo. Nhưng sứ đồ Phi-e-rơ nói rằng: tất cả chúng ta được gọi ra khỏi nơi tối tăm để “rao giảng nhân đức” (1 Phi-e-rơ 2:9). Quan điểm của tôi dành cho tất cả chúng ta là nỗ lực sử dụng những từ ngữ xuấc sắc là một cách để nhìn thấy giá trị của sự xuất sắc. Nỗ lực nói càng nhiều về sự vinh hiển hơn trước đây là một cách để nhìn thấy nhiều hơn trước đây.

Vậy, tôi khen ngợi nỗ lực làm thơ của chúng ta. Tôi khen ngợi một trong những người đỡ đầu vĩ đại nhất của thơ ca đó là nhà thơ kiêm mục sư George Herbert.

——————————————————————————

 

 

 

Nguồn: https://tienphong.org

Bài Viết Chọn Lọc

Bài Viết Được Quan Tâm

Bài Viết Liên Quan