Ayaan Hirsi Ali: Từ Người Tân Vô Thần Đến Người Cải Đạo Cơ Đốc Hạ Mình

Share

Năm 2024 tiếp tục là một năm của những bất ngờ về mặt thuộc linh. Từng người một, những tiếng nói bảo thủ hàng đầu từ khắp nơi trên thế giới đang bày tỏ một nhận biết được làm mới lại và thậm chí cả sự nhận diện lai lịch cá nhân với “tôn giáo” Cơ Đốc. Russell Brand và Candace Owens là hai trong số những người ‘cải đạo’ sang Công giáo La Mã nổi tiếng nhất.

   Nhưng chính sự chuyển đổi của Ayaan Hirsi Ali là điều mà tôi cho là đáng chú ý nhất. Hành trình tâm linh của cô từ Hồi giáo đến vô thần và nay là đến với Cơ Đốc Giáo thật lạ thường. Và nếu không có đường biểu đồ đời sống của cô ấy hướng tới con người và công việc của Chúa Kitô, thì Hollywood gần như chắc chắn đã sản xuất một bộ phim về cuộc đời của cô rồi.

   Để đáp lại những lời chế nhạo của đồng nghiệp cũ chống tôn giáo của cô, như Richard Dawkins, rằng sự giảng dạy của Cơ Đốc Giáo là ‘vô nghĩa’ và quá ‘bị ám ảnh bởi tội lỗi’, Hirsi Ali đã trang trọng nói điều này:

   Tôi biết bạn rất rõ, chúng ta đã là bạn trong một thời gian dài. Trên thực tế, trong một khía cạnh nào đó, tôi coi bạn như một người tâm vấn. Tôi có thể nói rằng bạn đang đi đến quan điểm này từ chỗ cho rằng “Không có gì cả”. Và điều đã xảy ra với tôi là tôi nghĩ tôi đã chấp nhận rằng có “điều gì đó”. Và khi bạn chấp nhận rằng có điều gì đó thì có một thực thể mạnh mẽ… đối với tôi, Đức Chúa Trời đã thay đổi tôi… Tôi nghĩ những gì mà người giảng đạo đang nói không còn nghe có vẻ vô nghĩa nữa mà nó rất có ý nghĩa. Và nó không chỉ có ý nghĩa lớn mà còn chứa đựng trí tuệ của hàng bao nhiêu ngàn năm.

   Vì vậy, giống như bạn, tôi đã chế nhạo. Đức tin nói chung và có lẽ Kitô giáo nói riêng. Nhưng tôi không làm điều đó nữa và một lần nữa đó là nơi mà sự khiêm tốn thể hiện. Điều này không đơn giản có nghĩa là vào năm 2024 sau khi tôi trải qua trải nghiệm đó, nó không có vẻ vô nghĩa đối với tôi và tôi không chế nhạo nó. Và mọi sự dừng lại ở đó. Tôi nghĩ tôi đã quỳ xuống để nói rằng có lẽ những người luôn có đức tin có được điều gì đó mà những người mất niềm tin không có. Và những người có đức tin cũng giống như một người phụ nữ đã nói với tôi, “Ôi, bạn đã có tất cả. Bạn đã mất hy vọng. Bạn đã mất niềm tin. Hãy thử tin, cầu nguyện. Tôi nghĩ, chỉ trong một từ đó thôi đã có quá nhiều sự khôn ngoan… Tôi đang đau khổ và đang tranh chiến và tôi chỉ muốn nói rằng, điều đó không hề ngu ngốc.

Một hy vọng mới

   Điều nổi bật trong lời giải thích của Hirsi Ali về đức tin của cô không chỉ là sự trung thực về tri thức mà còn là sự khiêm nhường cá nhân của cô. Hơn hết, cô ấy biết ý nghĩa của việc phải chịu đau khổ cho những quyết định liên quan đến đức tin của mình, hoặc thậm chí là thiếu đức tin. Cho đến ngày nay, Hirsi Ali sống ở Hoa Kỳ với chồng là Niall Ferguson, dưới sự bảo vệ thường xuyên vì cớ một fatwa (án lệnh tử hình Hồi giáo dành cho kẻ xúc phạm) trước đây được ban hành chống lại cô khi cô rời bỏ đạo Hồi. Và bây giờ có vẻ như các đồng minh vô thần trước đây của cô cũng đang cố gắng làm cô phải trở lại nhiệm vụ vô thần.

   Tuy nhiên, quyết định trở thành một Cơ Đốc Nhân của Hirsi Ali báo hiệu một bước ngoặt trong diễn đàn dân sự sâu rộng hơn về tôn giáo và cách thức nó được hành xử. Nó cho thấy rằng đức tin không chết đi, và có những cách thảo luận về đức tin vượt lên trên sự kiêu ngạo bác bỏ trong những năm gần đây.

   Sự khiêm tốn của Hirsi Ali là tấm gương cho tất cả chúng ta. Một người nhân ái trong giọng điệu và cẩn thận trong việc lựa chọn từ ngữ. Hãy quan sát cách cô ấy phản ứng trước lời buộc tội của Richard Dawkins rằng đức tin Cơ Đốc bị ám ảnh bởi tội lỗi:

   Tôi thấy rằng Cơ Đốc Giáo thực sự bị ám ảnh bởi tình yêu. Và đó là nhân vật, những lời dạy của Đấng Cơ Đốc (Christ) như tôi thấy, và một lần nữa, tôi là một người theo đạo Cơ đốc hoàn toàn mới, nhưng điều tôi đang tìm biết ra – điều này trái ngược với việc lớn lên như một người Hồi giáo và thông điệp của đạo Hồi – rằng thông điệp của Cơ Đốc Giáo mà tôi nhận được đó là thông điệp của tình yêu, thông điệp của sự cứu chuộc, và đó là câu chuyện của sự đổi mới và tái sinh.

   Và như thế, Chúa Giêsu chết và sống lại vì tôi tượng trưng cho câu chuyện đó. Và theo một cách nào đó, tôi cảm thấy như mình đã chết và được tái sinh. Và tôi nghĩ câu chuyện về sự cứu chuộc và tái sinh đó khiến cho Cơ Đốc Giáo thực sự trở thành một câu chuyện rất, rất mạnh mẽ về thân phận con người và sự hiện hữu của con người.

   Có một điều gì đó mà đức tin Cơ Đốc mang lại không chỉ là mạnh mẽ không thể tưởng được mà còn là độc đáo. Đó là lời hứa về sự tha thứ, ý nghĩa và trên hết là hy vọng. Như sứ đồ Phi-e-rơ viết: “Chúc tụng Đức Chúa Trời, Cha của Chúa chúng ta là Đức Chúa Jêsus Christ! Bởi lòng thương xót dư dật của Ngài, chúng ta được tái sinh để có một hi vọng sống, nhờ sự sống lại từ cõi chết của Đức Chúa Jêsus Christ.” (I Phi-e-rơ 1:3 BTTHĐ 2010).

 

Ánh Dương

Lược Dịch Theo Nguồn: https://dailydeclaration.org.au

Bài Viết Chọn Lọc

Bài Viết Được Quan Tâm

Bài Viết Liên Quan