Bảy Thần Linh Giả Trong Thời Đại Hiện Nay – P.2

Share

(Tiếp theo P.1)

Chủ Nghĩa Lịch Sử 

Nguồn gốc và sự phát triển:

   Chủ nghĩa lịch sử là niềm tin rằng lịch sử có một phương hướng được phân biện rõ ràng và các sự kiện diễn ra theo những khuôn mẫu và logic cụ thể. Chủ nghĩa lịch sử tiến hóa qua nhiều thế kỷ, cho rằng các sự kiện, văn hóa và giá trị lịch sử là sản phẩm của thời đại, được định hình bởi các bối cảnh và quá trình riêng biệt.

   Georg Wilhelm Friedrich Hegel, sống trong thế kỷ 18 và 19, đã ảnh hưởng sâu sắc đến chủ nghĩa lịch sử bằng triết lý lịch sử của mình. Hegel xem lịch sử như một quá trình biện chứng, trong đó sự bộc lộ của Linh Thần Thế Gian (Geist) cuối cùng dẫn đến việc hiện thực hóa sự tự do của con người.

   Chủ nghĩa lịch sử tiếp tục ảnh hưởng mạnh mẽ đến nhiều hệ tư tưởng và phong trào khác nhau ngày nay.

Chủ nghĩa Mác:

   Chủ nghĩa Mác về cơ bản bắt nguồn từ chủ nghĩa lịch sử thông qua lý thuyết về chủ nghĩa duy vật lịch sử. Karl Marx và Friedrich Engels đề xuất rằng lịch sử tiến triển qua các giai đoạn do đấu tranh giai cấp thúc đẩy, cuối cùng dẫn đến một xã hội không giai cấp. Quan điểm này coi sự phát triển kinh tế và xã hội là đi theo một con đường có thể dự đoán được và tất yếu dựa trên các điều kiện vật chất và các quan hệ giai cấp.

   Mặc dù không phải là một hệ tư tưởng thống trị, chủ nghĩa Mác vẫn tiếp tục gây ảnh hưởng ở Hoa Kỳ, đặc biệt trong các lĩnh vực học thuật, văn hóa và chính trị. Trong các trường đại học, chủ nghĩa Mác thịnh hành trong chương trình giảng dạy khoa học xã hội và nhân văn, nơi nó cung cấp các phương pháp tiếp cận quan trọng đối với văn học, xã hội học và nghiên cứu văn hóa.

   Về mặt văn hóa, những phê bình của chủ nghĩa Mác về chủ nghĩa tư bản được phản ánh trên nhiều phương tiện truyền thông, nghệ thuật và văn học. Về mặt chính trị, các phong trào cấp tiến và một số chính trị gia thiên tả ngày nay dựa trên những ý tưởng của chủ nghĩa Mác để chủ trương công lý kinh tế, quyền lao động và tái phân phối của cải. Các cuộc tranh luận về bất bình đẳng thu nhập, quyền lao động và chính sách kinh tế thường được đóng khung trong sự phê phán của chủ nghĩa Mác đối với các cấu trúc tư bản. Chủ nghĩa Mác vẫn là chủ đề quan trọng trong các cuộc thảo luận về các vấn đề xã hội và kinh tế ở Hoa Kỳ.

   Tuy nhiên, từ thế giới quan theo Kinh Thánh, chủ nghĩa Marx tập trung vào đấu tranh giai cấp và điều kiện kinh tế như những động lực chính dẫn phản ảnh một quan điểm lịch sử nhìn thấy rằng lịch sử tiến triển qua các giai đoạn không thể ngừng lại.

   Điều này trái ngược với lời dạy của Kinh Thánh rằng bản chất con người vốn là tội lỗi và sự biến đổi thực sự chỉ đến thông qua sự đổi mới tâm linh trong Chúa Giê-su Christ (Rô-ma 3:23; 2 Cô-rinh-tô 5:17), thay vì thông qua tái cơ cấu xã hội hoặc kinh tế. Trong khi chủ nghĩa Mác, chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa lịch sử, ủng hộ việc xóa bỏ tài sản tư nhân và sở hữu tập thể, thì Kinh Thánh đề cao tính hợp pháp của tài sản tư nhân và nhấn mạnh đến sự quản lý có trách nhiệm và sự rộng lượng (Xuất Ê-díp-tô Ký 20:15; 1 Ti-mô-thê 6:17-19).

   Ngoài ra, chủ nghĩa Mác hình dung ra một hệ thống kinh tế và xã hội do nhà nước kiểm soát để đạt được sự bình đẳng, mà đó là niềm tin của quan điểm chủ nghĩa lịch sử vào sự tiến triển mang tính quyết định của xã hội. Ngược lại, Kinh Thánh ủng hộ một chính phủ được giới hạn nhằm duy trì trật tự và công lý, cảnh báo chống lại quyền lực quá mức và chủ trương trách nhiệm cá nhân và lòng bác ái (Rô-ma 13:1-7; Mi-chê 6:8).

   Cuối cùng, trái ngược với chủ nghĩa duy vật Mác tập chú vào các điều kiện kinh tế phù hợp với quan điểm của chủ nghĩa lịch sử, Kinh Thánh đặt ưu tiên cho của cải tinh thần hơn là cho sự sở hữu của cải vật chất, dạy rằng việc theo đuổi của cải vật chất có thể khiến con người rời xa Đức Chúa Trời (Ma-thi-ơ 6:19-21; 1 Ti-mô-thê 6:10)

Phong trào quyền LGBT:

   Phong trào quyền LGBT cũng có thể được nhìn qua lăng kính chủ nghĩa lịch sử. Việc hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới ở nhiều quốc gia, tăng cường công nhận quyền của người chuyển giới và sự chấp nhận rộng rãi hơn của xã hội đối với các xu hướng tính dục và bản dạng giới đa dạng được coi là những cột mốc quan trọng trong tiến trình lịch sử không thể tránh khỏi hướng tới sự “bao gồm” và nhân quyền.

   Vào năm 2020, Netflix đã giới thiệu một bộ phim tài liệu có tựa đề “Miss Americana”. Trong phim, siêu sao Taylor Swift đã thảo luận về quyết định của cô lên tiếng về các vấn đề LGBT, bất chấp những lo ngại từ ban quản lý của cô và cha cô về những phản ứng dữ dội và rủi ro tiềm ẩn đối với sự nghiệp ca hát của cô. Swift nhiệt tình khẳng định thể hiện sự ủng hộ đối với phong trào LGBT, bày tỏ mong muốn được “đứng về phía đúng của lịch sử”.

   Khi các nhà hoạt động và ủng hộ quyền LGBT sử dụng cụm từ thường được lặp đi lặp lại này, họ đang rút ra từ cái giếng của chủ nghĩa lịch sử, để đề xuất rằng lịch sử hướng tới công lý, bình đẳng và tự do vĩ đại hơn. Tuyên bố này ngụ ý rằng việc ủng hộ quyền LGBT là một phần của tiến trình tất yếu này và những người phản đối các quyền này sẽ bị các thế hệ tương lai đánh giá tiêu cực, giống như sự phản đối trong quá khứ đối với quyền công dân hoặc quyền bầu cử của phụ nữ.

   Tuy nhiên, Kinh Thánh, bất chấp sự mâu thuẫn của các tiên tri giả (giáo sĩ) của Cơ Đốc Giáo Cấp Tiến, vẫn dạy rằng Đức Chúa Trời sẽ phán xét tội lỗi tình dục không kiềm chế – tình dục ngoài hôn nhân của một người nam và một người nữ. Những người sống trong sạch về mặt tình dục có thể phải chịu lấy sự phán xét xuyên tạc của loài người, nhưng cuối cùng, chính Chúa sẽ phán xét những kẻ tà dâm và ban thưởng cho những người công chính.

   Ngay cả phong trào môi trường hiện nay cũng kết hợp tư duy lịch sử chủ nghĩa bằng cách đóng khung cuộc khủng hoảng biến đổi khí hậu như một phần của quỹ đạo lịch sử của công nghiệp hóa và suy thoái môi trường. Việc chuyển hướng sang năng lượng xanh và các hoạt động thân thiện với môi trường khác được coi là một phản ứng cần thiết đối với một điều gì đó mà lịch sử đã định trước. Tuy nhiên, có bằng chứng đáng kể cho thấy nhiều mục tiêu trong chương trình nghị sự của phong trào môi trường có thể gây hại nhiều hơn là có lợi.

   Chủ nghĩa lịch sử là một thần tượng độc ác mà quần chúng phải cúi lạy – một thần tượng hạ thấp sự quan phòng của Thiên Chúa trong lịch sử. Đó là sự xúc phạm đến sự kiểm soát của Chúa đối với quá khứ, hiện tại và tương lai. Như ai đó đã nói, “Lịch sử là Câu chuyện của Ngài,” và trường hợp này chắc chắn là như vậy. Không có gì làm Thiên Chúa phải ngạc nhiên. Mỗi sự kiện trong lịch sử là một phần của kế hoạch được Thiên Chúa hướng dẫn.

   Vì vậy, cho dù đó là chủ nghĩa Mác đang tiến triển, chủ nghĩa hoạt động của cộng đồng LGBT hay chiến dịch bảo vệ môi trường, Kinh Thánh đều dạy rằng sự bình đẳng, công bằng và quản lý thực sự các nguồn tài nguyên của trái đất phải phù hợp với Lời không thay đổi của Chúa, chứ không phải những câu chuyện lừa đảo về tính tất yếu lịch sử. Nếu mọi người thực sự muốn “đứng về phía đúng của lịch sử”, thì họ nên đứng về phía Chúa. Những điều không phù hợp với sự mặc khải của Đức Chúa Trời sẽ bị Ngài phán xét, những người thực hành chúng cũng vậy.

   Đức Chúa Trời sẽ không có đối thủ trong lịch sử. Lịch sử chỉ thuộc về Ngài. Chúa phán trong Kinh Thánh:

9 Hãy nhớ lại những việc trước đây, từ thời xa xưa;

Vì Ta là Đức Chúa Trời, chẳng có Chúa nào khác;

Ta là Đức Chúa Trời, chẳng có ai giống như Ta.

10 Từ ban đầu, Ta đã báo trước việc cuối cùng,

Và đã nói từ thuở xưa những việc chưa thực hiện.

Ta đã phán: ‘Kế hoạch của Ta sẽ thành tựu,

Và Ta sẽ thực hiện mọi điều Ta muốn.” (Ê-sai 46:9-10).

Khoa Học Tiến Hóa

Mức độ phổ biến và chấp nhận:

   Khoa học tiến hóa, nói về nguồn gốc của loài người, ngày nay rất phổ biến và được chấp nhận rộng rãi. Nó là xương sống của khoa sinh học được giảng dạy trong các trường đại học và cao đẳng trên toàn thế giới. Một lượng lớn kinh phí nghiên cứu được phân bổ cho các nghiên cứu tiến hóa và nhiều tạp chí được bình duyệt thường xuyên công bố kết luận của họ trong lĩnh vực này.

   Các tiêu chuẩn giáo dục, chẳng hạn như Tiêu Chuẩn Khoa Học Thế Hệ Kế Tiếp (NGSS) ở Hoa Kỳ, coi tiến hóa là một khái niệm cơ bản cho giáo dục K-12. Các tổ chức khoa học hàng đầu, bao gồm Hiệp hội vì sự tiến bộ của khoa học Hoa Kỳ (AAAS) và Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia (NAS), xác nhận tiến hóa là một khuôn khổ quan trọng để hiểu sự sống trên trái đất.

   Cố Tiến sĩ John N. Moore, từng là nhà giáo dục khoa học tự nhiên tại Đại học bang Michigan, đã viết về việc tư duy tiến hóa đã được áp dụng rộng rãi như thế nào:

   “Ngày nay, tư tưởng tiến hóa đã được áp dụng mà không có câu hỏi gì trong mọi lĩnh vực kiến ​​thức chính của nhân loại. Tình trạng này trái ngược với “không khí trí tuệ” khi Charles Darwin đang chuẩn bị cho chuyến hành trình vòng quanh thế giới nổi tiếng của mình trên con tàu H.M.S. Beagle, bắt đầu vào năm 1831. Vào thời điểm đó, niềm tin chủ yếu về nguồn gốc là ủng hộ sự sáng tạo đặc biệt.

   “Thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại (một biến thể của chủ nghĩa Tân Darwin, mà sau này lại là một biến thể của chủ nghĩa Darwin) đã được áp dụng một cách không nghi ngờ gì trong kinh tế học, tâm lý học, giáo dục, thần học, triết học, lịch sử Hoa Kỳ, khoa học chính trị, văn học và khoa học. Sự kinh khủng của việc “bắt lấy”‘ tâm trí của một lượng lớn trí thức như vậy thậm chí còn được coi là to lớn hơn khi một cuộc kiểm tra thẳng thắn cho thấy thực tế rằng sự tiến hóa lớn (từ đơn bào amip thành con người) không có bất kỳ nền tảng xác nghiệm nào.” [4]

Tác động của tiến hóa:

   Trong chương cuối của cuốn sách Hỏi và Đáp về Sáng tạo/Tiến hóa, Moore trước đó đã chỉ ra rằng tiến hóa đã tác động sâu sắc đến mọi lĩnh vực kiến ​​thức chính mà ông đề cập đến như thế nào. Moore tiếp tục giải thích tại sao câu hỏi về nguồn gốc lại quan trọng đến vậy. Ông nói:

   “Về cơ bản, vấn đề liên quan đến cuộc tranh luận sáng tạo-tiến hóa là một vấn đề tâm linh. Một cá nhân có mối quan hệ đúng đắn với Thiên Chúa là Đấng Tạo Hóa – với Chúa Giê-su Christ là Đấng Cứu Chuộc và Cứu Thế không? Vì nếu Chúa Giê-su Christ không được biết đến với tư cách là Chúa, Thầy và Đấng Tạo Hóa của vạn vật, thì sự tiến hóa, với tư cách là đơn bào amip đối với con người, là sự thay thế cơ bản duy nhất.

   “Khoa học bắt đầu như một sự theo đuổi trí tuệ là kết quả của những người như Kepler, Newton, Clerk-Maxwell và những người khác là những người tin vào Chúa, Đấng Tạo Hóa.

   “Nếu loài người không phải là một tạo vật đặc biệt của Chúa thì nguồn gốc động vật là lựa chọn hợp lý duy nhất. Không nơi nào trong Kinh Thánh thậm chí gợi ý rằng Chúa đã chọn một số sinh vật mang hình con người, một số gần như là con người và thổi hơi thở sự sống vào đó. Với Chúa mọi sự đều có thể, và Ngài đã thổi hơi thở sự sống vào bụi của đất. Những người vô thần theo khuynh hướng tự nhiên sẽ không có Chúa nên họ phải tin rằng loài người đã ‘tiến hóa’. [5]

   Nói cách khác, Moore lập luận đúng đắn rằng chủ nghĩa vô thần xuất phát một cách logic từ những phát hiện và sự ủng hộ của khoa học tiến hóa.

Tiến hóa hữu thần?

   Một số người phản đối tuyên bố này, chỉ ra rằng nhiều người ngày nay được coi là những người theo thuyết tiến hóa hữu thần. Những người theo thuyết tiến hóa hữu thần tin rằng Đức Chúa Trời đã sử dụng các quá trình tiến hóa để tạo ra vũ trụ, trái đất và nhiều thể dạng sự sống khác nhau.

   Cách đây vài năm, một phóng viên của Tạp chí Seed đã đọc một bài báo tôi viết về quá trình tiến hóa và yêu cầu được phỏng vấn. Trong cuộc phỏng vấn, cô hỏi một Cơ Đốc Nhân tốt sẽ phản ứng thế nào nếu thuyết tiến hóa được chứng minh là đúng, như nhiều nhà khoa học khẳng định. [6]

   Tôi trả lời rằng thật không thể và sẽ tiếp tục không thể chứng minh thuyết tiến hóa một cách khoa học, bất kể có bao nhiêu nhà khoa học khẳng định ngược lại. Các nhà khoa học khẳng định rằng thuyết tiến hóa đã được khoa học chứng minh đang truyền bá những giáo lý sai lầm. Sự tiến hóa diễn ra quá chậm để có thể đo lường được trong khung thời gian của con người. Việc quan sát quá trình biến đổi của một sinh vật thành dạng cao hơn có lẽ sẽ mất hàng triệu năm, khiến nó vượt quá phạm vi của khoa học thực nghiệm. Mặc dù ngày nay có bằng chứng về những biến thể nhỏ trong các loài, nhưng không có cách nào chứng minh một cách thuyết phục rằng những thay đổi này cuối cùng có thể dẫn đến những loài khác nhau và cao cấp hơn.

   Hơn nữa, tôi nói với cô ấy rằng thuyết tiến hóa đặt ra một khó khăn không thể vượt qua đối với bất kỳ Cơ Đốc Nhân nào nghiêm túc về đức tin của mình. Thuyết tiến hóa không phải là khoa học theo định nghĩa chặt chẽ cũng như không phải là thần học tốt. Chúa của Kinh Thánh không phải là Chúa của sự may rủi, của sự nhầm lẫn, sự kết hợp ngẫu nhiên, chọn lọc tự nhiên và sự sống sót của những học thuyết cốt lõi về tiến hóa.

   Đức Chúa Trời có quyền tể trị trên mọi vấn đề trong sự sáng tạo của Ngài. Theo định nghĩa, thuyết tiến hóa phủ nhận quyền tối thượng này và phủ nhận toàn bộ phạm vi công tác của Đức Chúa Trời trong Chúa Giê-su Christ, từ lúc sáng tạo đến khi hoàn thành. Giới giáo sỹ  và lãnh đạo Hội Thánh không nhận ra điều này sẽ đưa ra một Tin Lành về sự ngẫu nhiên và không chắc chắn. Bằng cách nhân lấy thuyết tiến hóa như một phần đức tin của mình, họ đã vô tình khiến con người rời bỏ một Đức Chúa Trời có mục đích sáng tạo để trở thành một Đức Chúa Trời của sự may rủi.

Tác hại của tiến hóa:

   Khoa học tiến hóa có thể là vị thần được yêu quý nhất của thời hiện đại. Nó hứa hẹn một sự hiểu biết tốt hơn về nhân loại nhưng lại phản bội những người theo nó một cách cay đắng. Bằng cách thúc đẩy một thế giới quan theo chủ nghĩa tự nhiên loại trừ Đức Chúa Trời, thuyết tiến hóa góp phần vào chủ nghĩa tương đối về mặt đạo đức, làm suy yếu khả năng của con người trong việc trải nghiệm sự hiệp nhất đích thực. Không có niềm tin vào sự sáng tạo của Chúa thì ngay cả sự thiêng liêng của sự sống con người cũng bị suy yếu. Nếu con người chỉ đơn thuần là sản phẩm của các quá trình ngẫu nhiên và chọn lọc tự nhiên, chứ không phải là những sinh vật được tạo ra duy nhất theo hình ảnh của Chúa với phẩm giá và mục đích vốn có, thì điều gì sẽ trở thành nền tảng cho giá trị con người và các tiêu chuẩn đạo đức? Có phải đó chỉ đơn giản là sự suy nghĩ của một con vật đối với những con khác? Xin Chúa giúp chúng ta nếu đúng như vậy!

   Các khái niệm xã hội sinh ra từ khoa học tiến hóa chắc chắn có liên quan đến các hệ tư tưởng có hại như chủ nghĩa Darwin xã hội khi nó áp dụng khái niệm “sự sinh tồn của loài mạnh nhất” vào xã hội loài người, chấp nhận ưu sinh (euthanasia), phân biệt chủng tộc và bất bình đẳng.

   Kinh Thánh chép: “Họ đã đánh đổi sự thật về Đức Chúa Trời để lấy sự dối trá. Vì vậy, họ đã thờ phượng và phục vụ những tạo vật mà Thiên Chúa đã tạo dựng thay vì chính Đấng Tạo Hóa, Đấng đáng ca ngợi đời đời! A-men” (Rô-ma 1:25).

Thần khoa học tiến hóa thật là một vị thần độc ác và nhẫn tâm làm sao!

 

Naphtali

Lược dịch Theo Nguồn:https://www.christianpost.com

Bài Viết Chọn Lọc

Bài Viết Được Quan Tâm

Bài Viết Liên Quan