Là những người theo Chúa Giê-su, chúng ta cần phải giữ Ngày Thứ Sáu Tốt Lành. Hãy khám phá 4 suy niệm về thập giá trong sứ điệp Ngày Thứ Sáu Tốt Lành của bạn.
21 Từ lúc đó, Đức Chúa Jêsus bắt đầu bày tỏ cho các môn đồ biết rằng Ngài phải đi đến thành Giê-ru-sa-lem, phải chịu nhiều đau khổ bởi các trưởng lão, các thầy tế lễ cả cùng các thầy thông giáo, và phải bị giết, đến ngày thứ ba phải sống lại. 22 Phi-e-rơ đem Ngài riêng ra và trách rằng: “Lạy Chúa, Đức Chúa Trời nào nỡ vậy! Việc nầy sẽ không xảy đến cho Chúa đâu!” 23 Nhưng Ngài quay lại và phán với Phi-e-rơ: “Hỡi Sa-tan, hãy lui ra đằng sau Ta! Ngươi là một chướng ngại cho Ta; vì ngươi chẳng nghĩ đến việc của Đức Chúa Trời, mà chỉ nghĩ đến việc của loài người.” 24 Rồi Đức Chúa Jêsus phán với các môn đồ rằng: “Nếu ai muốn theo Ta thì phải từ bỏ chính mình, vác thập tự giá mình mà theo Ta. 25 Vì bất cứ ai muốn cứu mạng sống mình thì sẽ mất, còn ai vì Ta mà mất mạng sống thì sẽ tìm lại được.
Ma-thi-ơ 16:21-25 (BTTHĐ 2010)
Sau đây là 4 điểm suy niệm:
1. THỨ SÁU LÀ CON ĐƯỜNG ĐẾN CHÚA NHẬT
Thứ Sáu Tốt Lành là ngày chúng ta kỷ niệm Chúa Giê-su chịu đóng đinh, nhưng hơn cả kỷ niệm, trách nhiệm của chúng ta là kêu gọi mọi người đến với Thập Giá.
Chúng ta muốn chào đón sự phục sinh, nhưng Chúa Giê-su cũng kêu gọi chúng ta đến với Thập Giá. Một sứ điệp nổi tiếng nói rằng, “Đó là Thứ Sáu, nhưng Chúa Nhật sẽ đến!” Một cách thích hợp hơn, Thứ Sáu là con đường đến Chúa Nhật.
Sẽ không có Chúa Nhật Phục Sinh nếu không có Thứ Sáu Tốt Lành. Không có sự sống lại từ kẻ chết nếu không có Thập Giá. Công việc của người lãnh đạo hay người hướng dẫn người khác là nói lẽ thật cho mọi người biết: Có một ngày Thứ Sáu Tốt Lành cho mọi người chúng ta.
2. MỖI NGƯỜI ĐỀU CÓ MỘT VẤN ĐỀ VỚI THẬP GIÁ
Suy niệm về Thứ Sáu Tốt Lành khiến chúng ta phân vân. Vấn đề là cả quyền năng và sự khôn ngoan của Ngài dẩn Ngài đến Thập Giá, chỗ bác bỏ mọi sự Ngài đã làm trước đó.
Những người đã thấy quyền năng Ngài tự hỏi tại sao Ngài như là bất lực vào lúc trọng đại nhất của Ngài. Những người đã thấy sự khôn ngoan của Ngài không thể hiểu được tại sao một người khôn ngoan như vậy có thể tính toán hết sức sai lầm
Cả hai đều quên đi điều Chúa Giê-su và Cha Ngài đã nói: “Nếu hạt lúa mì không rơi xuống đất và chết đi, nó vẫn chỉ là một hạt thôi; nhưng nếu chết đi, nó được kết quả nhiều.” (Giăng 12:24).
Không chỉ bằng lời của Ngài, sự sống ấy của Ngài cũng là một ẩn dụ. Không chỉ có những người cùng thời với Chúa Giê-su mới có vấn nạn với Thập Giá.
Những người mà chúng ta thường nói chuyện với họ cũng có vấn nạn với Thập Giá.
Những người có tâm trí tôn giáo muốn thấy những phép lạ và quyền năng. Những người có tâm trí chuộng trí thức muốn sự khôn ngoan và chân lý.
Điều Đức Chúa Trời đem đến cho chúng ta trước hết là Thập Giá. Các môn đồ đầu tiên gọi Thập Giá là “sự khôn ngoan và quyền năng của Đức Chúa Trời.” (1 Cô-rinh-tô 1:23-24). Đây là chướng ngại vấp ngã cho chúng ta ngày nay: rằng cả quyền năng và sự khôn ngoan của Ngài dẩn Ngài đến Thập Giá. Người ta không muốn nghĩ như vậy. Sau cùng, tâm lý con người có ai mà tôn trọng sự thống khổ? Khi nào là lần cuối cùng mà bạn nói với những người bạn dạy về sự đau khổ?
Chúng ta thường muốn nói đến một câu chuyện đáng kể ra phải không?
Hãy thử điều này: Mọi sự đều không luôn luôn tối tăm nhất như chúng ta tưởng. Và sau đó trong sự tối của lẽ thật – lẽ thật mà quyền lực hay sự khôn khéo của con người chúng ta không bao giờ có đủ — chúng ta khám phá rằng chúng ta cần hoàn toàn dựa vào lời hứa của Cha.
3. THỨ SÁU CÓ NGHĨA LÀ SỰ BẮT ĐẦU THAY ĐỔI
Thứ Sáu Tốt Lành đem lại cơ hội để công bố, “Một khi bạn đến với Thập Giá, mọi sự thay đổi.” Những chướng ngại vấp ngã và sự ngu dại trở thành quyền năng và sự khôn ngoan. Thập Giá thay đổi mọi sự. Nếu có một điều nào đó đang đuổi theo bạn, sau khi đến với Thập Giá, sự kiện đó sẽ làm thay thế mọi sự cho bạn trên Thập Giá. Nếu không có điều gì thay đổi, có lẽ là do bạn chưa đến Thập Giá.
Mùa Phục Sinh thật sự là về một ngôi mộ trống. Nhưng trước hết, đó là về Thập Giá.
Tại sao chúng ta vội vã đến chỗ Chúa Giê-su lên thiên đàng? Có phải là vì Thập Giá không hòa hợp với hình ảnh chúng ta thấy về mọi sự phải tốt đẹp ra sao trong con mắt của con người? Nó cũng không hòa hợp với bất cứ hình ảnh của bất cứ ai chỉ nhìn trở lại quá khứ. Thứ Sáu là con đường đi đến ngày Chúa Nhật.
Đó là con đường cho Chúa Giê-su; đó cũng là con đường cho chúng ta.
4. CHÚA GIÊ-SU BÀY TỎ ĐẶT ĐỨC TIN LÊN TRÊN MỌI HOÀN CẢNH
Chúng ta có thể thành thật với hội chúng của chúng ta? Với người mà chúng ta hướng dẫn? Chúng ta có thể nói, “Đức Chúa Trời hứa không bao giờ bỏ người,” nhưng có vẻ là không phải như vậy?
Đây là hai câu nói Chúa Giê-su kêu lên trên Thập Giá: “Sao Ngài lìa bỏ tôi?” và “Lạy Cha, con xin phó linh hồn con trong tay Cha.”
Làm sao mà hai điều này cùng đi chung với nhau được?
Ngay vào lúc chết, Chúa Giê-su cho chúng ta thấy Ngài đã tin cậy Cha vượt mức hoàn cảnh bên ngoài.
Chúa Giê-su đã báo trước về sự chết và sự sống lại của Ngài. Báo trước về tương lai sẽ sống lại là một điều. Sẵn lòng lên thập giá là một điều hoàn toàn khác.
Có ít nhất là ba lần Chúa Giê-su sẻ chia vận mạng của Ngài với các môn đồ. Họ không hiểu. Thách thức hơn nữa là chính Chúa Giê-su giữ lấy vận mạng này bởi đức tin. Ngài biết lời hứa của Cha về sự sống lại, nhưng sự chết vẫn đang ở ngay trước mặt Ngài. Và sự chết vẫn là sự chết, ngay cả với Chúa Giê-su.
Chính là lòng phó thác của Ngài vào lời hứa của Cha đã khiến Ngài có thể trả giá bằng mọi sự Ngài có, sự sống của Ngài.
Là một con người, Chúa Giê-su đã làm gương cho chúng ta về cách phó thác tin cậy vào Đức Chúa Trời là Cha.
Ánh Dương
(Lược dịch theo: churchleaders.com)