Chiến Thắng Nỗi Cô Đơn

Share

Tôi hoàn toàn đơn độc trong vũ trụ này. Không ai thật sự biết tôi cả. Không ai thật sự quan tâm. Thượng Đế – nếu có một – thì thật quá xa. Ngài đã quá mệt mỏi về thế giới và đã rời xa. Tôi đã nhìn vào kiếng soi gương hôm nay và đã thấy được thật bản thân tôi – một vết thẹo ghê gớm, một nỗi đau mở ra. Tôi chuẩn bị đi ngủ.

Những điều này là những lời của một học sinh tài giỏi nói chung, tại một trường đại học nổi tiếng. Anh là một sinh viên nhiều hứa hẹn nhất ở đó. Anh là một thiên tài khác thường, đẹp trai, cường tráng, được nhiều người ngưỡng mộ, và anh đứng hàng đầu cho một nghề nổi tiếng trong y-khoa.

Mặc dù không phải sống đơn độc và mặc dù có hết những điều này, thì anh vẫn là một thanh niên trẻ rất cô đơn. Sau khi viết lời trên, anh đã tiêm chất độc vào những tĩnh mạch của anh và anh đã chết.

Nỗi cô đơn, giống như sự chán nản, là một trong những bệnh dịch của xã hội đương thời. Có ít người trốn thoát nó hoàn toàn. Trong dạng kinh niên của nó, thì nó là một xát nhân.

Tạp chí Thời Nay đã tường thuật lại một vài năm trước đây1 rằng những nghiên cứu về sức khoẻ cho thấy rằng những người không lập gia đình hay những người góa (chồng hay vợ) thì dễ mắc bệnh nhiều hơn so với những người lập gia đình. Ví dụ như, tỷ lệ chết về bệnh tim của những góa phụ từ 25 đến 34 tuổi thì năm lần cao hơn những người phụ nữ có gia đình cùng lứa tuổi. Và những người ly dị ở mọi lứa tuổi, thì lại dễ bị đột qụy hai lần nhiều hơn là những người có gia đình.

[bs-quote quote=”Nỗi cô đơn có thể làm tan vỡ lòng của bạn.” style=”style-20″ align=”right” color=”” author_name=”” author_job=”” author_avatar=”” author_link=””][/bs-quote]

James J. Lynch, một chuyên viên y-khoa về thần kinh tại trường Đại Học Y-Khoa củatiểu bang Maryland, và là tác giả của quyển sách Tấm Lòng Tan Vỡ: Những Kết Qủa Y Khoa của Nỗi Cô Đơn, xác nhận rằng tự tử, bệnh ông thư, bệnh lao, những tai nạn, bệnh rối loạn thần kinh, và đặc biệt là bệnh tim, tất cả những căn bệnh đó “đều bị ảnh hưởng trầm trọng bởi tình bạn bè của con người.”

Nói một cách khác, “nỗi cô đơn và sự cách biệt có thể làm tan vỡ lòng của bạn.”

Nỗi cô đơn là một cảm giác của sự không thể tìm đến một người khác và sự bất lực của anh ấy để tìm đến bạn. Nó là một cảm giác của sự bị cách biệt mặc dù bạn có thể được vây quanh bởi nhiều người.

Henri Nouwen đã diễn tả nó theo cách này: một người cô đơn “không thể tạo liên lạc; bàn tay của anh ta đóng lại trên vùng không khí trống không.”

Nhà tâm lý học Norman Wright trong quyển sách Một Câu Trả Lời Cho Nỗi Cô Đơn ghi lại lời của một người đàn bà cô đơn người mà đã nói, “Tôi đau sâu tận đáy bụng của tôi, những cánh tay và đôi vai tôi nhức nhối để được giữ chắc khi được kể rằng tôi thì thật sự được yêu thương bởi tôi là tôi.”

“Tận sâu trong lòng của mỗi chúng ta thì có sự khao khát cho sự tương giao, chấp nhận, thuộc về, trao đổi tận tâm, sự trả lời, sự giúp đở, tình yêu, và cái đụng chạm của sự diệu dàng,” ông Wright nói. “Chúng ta kinh nghiệm nỗi cô đơn bởi vì những sự khao khát này không luôn được cung ứng.”

Ví dụ như, một đứa bé cảm thấy cô đơn khi cha mẹ của nó quá bận rộn lại không có thời gian cho nó. Nhưng người nào mà đứa bé có thể xoay chuyển tới? Một đứa trẻ vị thành niên cảm thấy cô đơn khi nó cảm thấy bị hiểu lầm bởi cha mẹ của nó. Một người mẹ của những đứa con nhỏ cảm thấy cô đơn khi bà ta quá bận rộn để có được những nhu cầu của bà cho gặp gở của tình bạn.

Khi nững cặp vợ chồng không thể giao tiếp một cách có hiệu quả, đặc biệt với những cảm giác của họ, thì nỗi cô đơn có thể cắt sâu.

Khi một người mất một người thân yêu của mình qua cái chết, sự ly dị, hay bị cách biệt qua căn bệnh, thì anh ta hay cô ta cảm thấy cô đơn khủng khiếp.

Những người già, mà thường bị bỏ rơi từ gia đình của họ, và những người mà những người bạn của họ đã qua đời, thì biết sự đau khổ của nỗi cô đơn.

Những người mà cảm thấy không còn thích hợp với xã hội nữa thì thường cô đơn. Bởi vì họ không thích chính bản thân họ, họ nghĩ rằng những người khác cũng không thích họ nữa, vì vậy họ cách ly từ những người khác.

Đôi khi sự hận thù giấu kín bên trong là một nguyên nhân cho nỗi cô đơn. Người hận thù thì giận dữ vào những người khác, vì vậy anh ta chống lại họ bằng sự đến gần thái độ tiêu cực của anh ta.

Một nguyên nhân khác gây nên nỗi cô đơn là sự sợ hãi – sợ bị làm hại, sợ bị từ chối, sợ không được đánh giá cao, sợ mất người thân, sợ bị thất bại, và nhiều nữa.

Ví dụ như, khi Sharon năm tuổi thì cha của cô đã bỏ nhà đi, và cô đã cảm thấy bị từ chối bởi ông ta. Từ lúc đó, cô đã có một nỗi sợ không ý thức, rằng nếu cô có bao giờ thương một người đàn ông khác, thì anh ta cũng bỏ cô. Vì vậy, cô đã sợ để thương chồng cô một cách hoàn toàn cho đến khi cô đã nhận biết được tại sao cô lại giữ lại điều đó từ anh ta.

Mặt khác, John đã lớn lên từ một gia đình hạnh phúc nhưng cha mẹ của anh ấy lại di chuyển mỗi năm bởi vì những lý do kinh doanh. Mỗi lần như vậy, John đã tạo nên những người bạn thân, gia đình lại di chuyển và anh lại mất đi những người bạn của anh. Khi anh lớn lên, anh không còn muốn làm bạn thân với ai hết bởi vì nó thì quá đau lòng để mất họ. Việc này đã để lại cho anh sự cô đơn.

Cả Sharon và John đã có thể vượt qua nỗi cô đơn của họ khi họ nhận biết nguyên nhân của nó – đó là bước đầu tiên trong việc giải quyết mọi vấn đề. Một khi họ đã thừa nhận nỗi sợ hãi của họ, thì họ có thể, từng chút, để tìm đến những người khác, và theo thời gian, họ sẽ vượt qua nỗi cô đơn của họ.

Nếu tôi đang có khó khăn với nỗi cô đơn, tôi, cũng, cần hỏi chính bản thân tôi nguyên nhân thật sự là gì. Nó có phải là một vấn đề giao tiếp không? Có phải là những cảm giác về sự không phù hợp với xã hội không? Có phải nỗi sợ bị đau lòng không? Nếu là như vậy, tôi có thể cần sự giúp đở của một người cố vấn huấn luyện, một mục sư thông hiểu, hay một người bạn để giúp tôi vượt qua cuộc đấu tranh của tôi.

[bs-quote quote=”Sống xa Thượng Đế là một nỗi cô đơn thảm hại nhất trong tất cả.” style=”style-20″ align=”left” color=”” author_name=”” author_job=”” author_avatar=”” author_link=””][/bs-quote]

Phục vụ những người khác là một cách khác để vượt qua nỗi cô đơn. Tôi nghĩ về bà của tôi, người mà đã sống thọ 90 tuổi. Bà là một góa phụ trong nhiều năm nhưng lại không bị chịu đựng nỗi cô đơn. Bà đã tìm đến giúp những người khác bằng sự thăm viếng thường xuyên với những người bệnh và những người già. Bằng cách giúp đỡ để thỏa mãn những nhu cần của họ, bà đã thỏa mãn được những nhu cầu của chính bà.

Người ta đơn thuần không thể sống thiếu sự tiếp xúc con người. Như bác sĩ Lynch nhắc nhở chúng ta, “Nếu chúng ta thất bại trong việc tạo nên những mối quan hệ con người, thì sức khoẻ tinh thần và thân thể sẽ đầy nguy hiểm.” Đây là lý do tại sao nó cần thiết cho sự sống để cam kết với gia đình và những người bạn, và cố gắng để làm vững chắc những mối quan hệ này.

Ngoài gia đình của chính mình ra, không có nơi nào tốt hơn để tìm tình yêu thương và ý thức của sự lệ thuộc hơn là trong một nhà thờ, nơi mà tình yêu không điều kiện, sự chấp nhận, và tình bạn hữu được bày tỏ bằng những cách cởi mở, tích cực, và thực tế.

Ở đây, cũng vậy, một người có thể tìm đến Đức Chúa Trời – là người duy nhất mà có thể thỏa mãn ý thức bẩm sinh của nỗi cô đơn tâm linh. “Sống xa Ngài,” ông Wright nói, “là một nỗi cô đơn thảm bại nhất trong tất cả.”

Nếu bạn đáp lại tình yêu của Đức Chúa Trời qua Con của Ngài, Đức Chúa Giê-xu Christ, thì Ngài hứa “không bao giờ, chẳng bao giờ, chẳng bao giờ bỏ quên bạn hay từ bỏ bạn.”2 Bất cứ là bạn cảm thấy thế nào đi nữa, Đấng Christ sẽ luôn luôn ở với bạn.

Hãy hình dung Ngài ở ngay đây với bạn bây giờ – bất cứ bạn ở nơi nào. Hãy đáp lại lời kêu gọi của Ngài để đi theo Ngài. Cam quyết và giao trọn cuộc đời của bạn cho Ngài mỗi ngày. Hãy nài xin Ngài cho bạn có niềm tin vào Ngài và sự nâng đở để làm bổn phận của bạn trong quá trình vượt qua nỗi cô đơn của bạn. Khi bạn làm bổn phận của bạn, thì Đức Chúa Trời sẽ giúp bạn. Ngài đã hứa là Ngài sẽ làm.

 

Nguyễn Bình (Chỉnh sửa)

(Nguồn: vietchristian.com)


1 Tạp chí Thời Nay, ngày 5 tháng 9, 1977.

2 Xin coi sách Hê-bơ-rơ 13:5

Bài Viết Chọn Lọc

Bài Viết Được Quan Tâm

Bài Viết Liên Quan