Có Phải Làm Chứng Không Còn Thích Hợp Nữa?

Share

Chúa Giê-su để lại cho hội thánh một khải tượng của một phong trào khi ngài thách thức các Cơ đốc nhân đầu tiên hãy “tái sinh sản bông trái” từ bối cảnh địa phương của chính họ (Giê-ru-sa-lem) trong bối cảnh “Giu-đê, Sa-ma-ri và cùng trái đất” (Công vụ 1:8, BTTHĐ 2010).

Để cho chúng ta thấy một sự tiếp tục của phong trào này trong thời đại của chúng ta, chúng ta cần có mỗi người sống theo Đấng Christ biết nhận lấy sứ mệnh cá nhân của Chúa Giê-su là “tìm và cứu kẻ bị hư mất” (Lu-ca 19:10). Truyền bá Tin Lành là cốt lõi của sứ mạng của Chúa Giê-su và là điều cốt yếu để hoàn thành khải tượng của ngài.

Điều gì đã xảy ra giữa mạng lệnh ban đầu của Chúa Giê-su và chúng ta ngày nay? Khi mà từ vựng và thực hành chia sẻ phúc âm đã đổi chiều và thay đổi qua các thời kỳ địa lý, văn hóa và ịch sử.

Hiện nay, có vẻ như “chứng đạo và truyền bá Tin Lành” là một từ cấm kỵ và “truyền giáo” thường bị coi là không phù hợp về mặt văn hóa. Theo Barna Research, “Gần một nửa số Cơ đốc nhân của thế hệ thiên niên kỷ nói rằng truyền giáo là sai (47%).” Nhưng cũng cùng lúc ấy, nhiều Cơ đốc nhân vẫn nhận biết rằng chứng đạo và truyền bá Tin Lành là trọng tâm của sứ mạng của Chúa Giêsu: “Hai trong số ba Cơ đốc nhân thuộc thế hệ thiên niên kỷ tin rằng việc làm chứng về Chúa Giêsu là một phần đức tin của họ (65%).” Việc giữ lấy những tuyên bố trái ngược nhau như vậy tạo ra sự nhầm lẫn về việc truyền giáo dẫn đến việc các hội thánh phát triển cách tiếp cận những người hư mất một cách mờ nhạt.

Những hiểu biết sâu sắc này dẫn đến một câu hỏi có liên quan: làm chứng và truyền giáo có phải là nguyên nhân thất bại của hội thánh Cơ đốc thời hiện đại ngày nay không?

Một cách tiếp cận mới

Kinh thánh cho thấy rằng – trong khi với nhiều người thì truyền giáo có vẻ như là một điều không còn thích hợp – cam kết truyền giáo của Đức Chúa Trời là không ngừng nghĩ, tận cùng và liên tục. Rô-ma 5:8 giải thích rằng “Nhưng Đức Chúa Trời bày tỏ lòng yêu thương của Ngài đối với chúng ta, khi chúng ta còn là tội nhân thì Đấng Christ đã chết thay cho chúng ta.” 

Trong khi chúng ta là những tội nhân kiên quyết bác bỏ Ngài, thì Đức Chúa Trời liên tục theo đuổi chúng ta qua chức vụ, ân sủng và những thực tại phục sinh của Chúa Cứu Thế Giê-xu. Cho dù điểm tập chú của chúng ta có nhắm vào chủ đề này hay không, Chúa vẫn đang thực hiện sứ mệnh khôi phục mối quan hệ đã rạn nứt với mỗi một người mà chúng ta gặp. Những người hư mất là quan trọng đối với Chúa và thật, mong muốn của Ngài là tất cả mọi người đều nhận biết Ngài.

Nếu chúng ta muốn hoàn thành khải tượng của Chúa Giê-xu, thì chúng ta phải sống cho sứ mạng của Chúa Giê-xu, và điều đó có nghĩa là chúng ta phải khai hóa lại từ vựng về truyền giáo và phục hưng các hoạt động truyền giáo trong các hội thánh và cộng đồng đức tin của chúng ta. Khi làm như vậy, chúng ta không thể quay lại cách tiếp cận của thế hệ trước mà đôi khi nó đối xử với người ta như một dự án hoặc làm cho họ cảm thấy dường như họ là một nhóm người cần được chinh phục hoặc chiến thắng.

Chúng ta phải tiếp cận những người chưa nghe về Chúa Giê-su (và những người không còn chọn theo ngài) với lòng hạ mình hiếu khách và với tư cách khi người ta, giống như chúng ta, muốn biết rằng Chúa có lắng nghe họ và cho phép họ đồng sáng tạo hành trình tâm linh của riêng mình với Ngài. Điều này có đôi khi làm chúng ta khó chịu không? Lập kế hoạch cho một chương trình thì dễ dàng hơn là đáp ứng với những nhóm người mà cá nhân họ có những nhu cầu riêng biệt không? Vâng và vâng. Phục hung sự truyền giáo kêu gọi chúng ta vượt ra ngoài các công thức phát triển hội thánh và các kế hoạch chiến lược đã phục vụ tốt cho chúng ta trong những thập kỷ qua.

Một văn hóa (hay nếp sống) truyền giáo

Chấp nhận các lẽ thật trong Kinh thánh và các thực tế liên hệ của việc truyền giáo dẫn chúng ta đến việc phát triển các thực hành nhân rộng hội thánh mới mà chúng kết hợp cả việc mở mang hội thánh và làm chứng cho mọi người. Chúng ta phải xây dựng những hội thánh mới có nền văn hóa hay nếp sống đặt ưu tiên cho sự truyền giáo bằng cách tạo ra những nơi an toàn để mọi người có thể thuộc về những nơi đó trước khi họ tin nhận Chúa. Một hội thánh có văn hóa truyền giáo sẽ nắm giữ các giá trị truyền giáo trong Kinh thánh, chia sẻ những dòng chuyện thuyết phục về truyền giáo và sống chứng tỏ các thái độ và hành vi đức tin nóng cháy của một hội thánh truyền giáo.

Một văn hóa hay nếp sống truyền giáo bắt đầu phát triển khi một người truyền cảm ứng cho người khác bắt để bắt đầu truyền giáo một cách nghiêm túc, thừa nhận rằng tất cả mọi người đều phạm tội và tự tách mình ra khỏi Đức Chúa Trời, và cần nghe cả lẽ thật này lẫn lẽ thật của phúc âm. Không tội lỗi nào đủ lớn để tách chúng ta ra khỏi tình yêu của Đức Chúa Trời qua ân sủng và sự hy sinh của Chúa Giêsu. Không ai ở quá xa Đức Chúa Trời đến mức không có thể khôi phục lại mối quan hệ đúng đắn với Ngài. Khi những lẽ thật này thúc đẩy chúng ta, chúng ta không thể không đam mê sự vươn đến với những người ở xa Đức Chúa Trời.

Khi chúng ta xây dựng các nền văn hóa hay nếp sống mới, chúng ta có thể kết hợp các giá trị Kinh thánh và những dòng chuyện bắt phục vào cộng đồng của mình. Chúng ta có thể giúp mọi người hiểu Kinh Thánh nói gì về tình yêu thương của Đức Chúa Trời dành cho họ (và cho chúng ta), đồng thời trong việc rao giảng và dạy dỗ, chúng ta có thể giúp mọi người trong phạm vi ảnh hưởng của mình hiểu được câu chuyện của chính họ trong bối cảnh những điều kỳ diệu và đang diễn ra của Đức Chúa Trời.

Khi chúng ta giữ lấy truyền giáo như là một nguyên nhân đáng để cam kết, điều chỉnh các nền văn hóa của chúng ta phù hợp với nguyên nhân đó và giúp cộng đồng của chúng ta hiểu được những dòng bày tỏ phúc âm hấp dẫn, thì tự nhiên chúng ta bắt đầu hành động theo những cách mới. Hành vi và thái độ hàng ngày của chúng ta thay đổi, cả ở cấp độ cá nhân và tập thể. Hội chúng của chúng ta trở nên đam mê chia sẻ phúc âm và tin tưởng vào khả năng của họ để làm như vậy. Các nhà lãnh đạo của chúng ta được nạp đầy năng lượng để lãnh đạo theo những cách mới và tìm thấy niềm đam mê mới để vươn đến những người bị hư mất.

Thay đổi thế giới

Trong cuốn sách của ông, “Những Phong Trào Thay Đổi Thế Giới”, Steve Addison nhắc nhở chúng ta rằng những phong trào thay đổi thế giới là những phong trào truyền giáo của những người sống theo Đấng Christ với một đức tin nóng cháy. Cũng tình yêu thương đã thúc đẩy Đức Chúa Trời hy sinh Con Ngài vì chúng ta bắt đầu khuấy động bên trong mỗi chúng ta khi chúng ta cân nhắc xem việc truyền giáo có phải là một mục tiêu lỗi thời hay không. Và cuối cùng thì hội thánh của chúng ta là gì? Hãy tập hợp các nhóm truyền giáo, được Đức Chúa Trời sai phái đến để yêu thương nhau và chia sẻ tình yêu đó với những người lân cận của họ.

Điều gì xảy ra khi chúng ta và dân sự của chúng ta phát triển loại đam mê này đối với những người hư mất xung quanh chúng ta? Chúng ta bắt đầu những hội thánh mới với nền văn hóa hay nếp sống làm chứng và truyền giáo, chúng ta tái cấu trúc các hội thánh hiện có để giữ lấy bản tính truyền giáo. Chúng ta chứng minh cho một thế giới đang tìm kiếm và bị tổn thương rằng chúng ta ở bên họ, chúng ta là cho họ và chúng ta muốn họ ở bên chúng ta ở nơi vĩnh cửu khi thời gian của chúng ta ở đây trên Trái Đất đã hoàn tất.

 

Nguyễn Trọng

(Lược dịch theo: outreachmagazine.com)

Bài Viết Chọn Lọc

Bài Viết Được Quan Tâm

Bài Viết Liên Quan