“Nếu thần đèn cho chúng ta một điều ước duy nhất, chúng ta sẽ ước gì?”
Là người đi mở mang Hội thánh, tôi thường bị hỏi hết lần nầy đến lần khác là: “Nếu khuyên một người trẻ đi mở mang Hội thánh, thì ông sẽ nói gì?”
Tôi thường có câu trả lời tương tự: “Hãy đảm bảo là một Hội thánh lành mạnh được mở ra sẽ trở thành Hội thánh sai phái” (mặc dù tôi thích dùng phạm trù là “Hội thánh mẹ” hơn). Đây là điều ước của một người khôn muốn có thêm nhiều điều ước nữa, bởi vì một Hội thánh mẹ lành mạnh sẽ có lời khuyên cả đời dành cho một người trẻ đi mở Hội thánh mới. Giống như có nhiều thần đèn vậy!
“Chúng ta không được phép ước thêm nhiều điều ước”, người hỏi nói. Thế là, người khôn ngoan biết phải đáp lại thế nào: “Tôi ước có thêm nhiều thần đèn”.
Chúng ta không muốn bị mồ côi
Khi nói đến việc mở mang Hội thánh, Hội thánh được ví như một thân thể (Rô-ma 12:5) sẽ có nhiều ngụ ý về đời thực.
Một Hội thánh được mở ra là một thân thể. Nó có nhiều kết cấu, nhưng nói chung nó là một thân thể chưa thể tự trị được. Cha mẹ đọc đến chỗ nầy liền nhớ ngay đến mấy đứa trẻ sơ sinh và mới tập đi. Các em thiếu niên sẽ ít lệ thuộc hơn, nhưng vẫn chưa tự sống một mình được. Chúng vẫn còn lệ thuộc nhiều vào cha mẹ của mình.
Ý muốn của Đức Chúa Trời dành cho thân thể của loài người phải lớn lên làm người trưởng thành có ý áp dụng cho việc Chúa Jêsus chăm sóc cho thân thể của Ngài, là Hội thánh. Trong hành trình mở mang Hội thánh của mình, tôi có thể nhìn thấy quá trình tăng trưởng của một thân thể còn trẻ giống như quá trình cơ thể của con cái tôi lớn lên được đánh dấu vào biểu đồ tăng trưởng ở bên hông tủ lạnh.
Quá trình mở mang Hội thánh của chúng ta có nhiều lúc khởi động, dừng lại và đi lòng vòng. Chúng ta muốn có một Hội thánh lành mạnh “sai phái” chúng ta, nhưng chúng ta lại thấy mình bị mồ côi. May mắn thay, Chúa quan tâm đến kẻ mồ côi (Giăng 14:8) và thế là Chúa đã sai Hội thánh Open Arms đón nhận chúng tôi. Tôi không thể hình dung mình đã lèo lái hai năm đầu như thế nào nếu không có sự rộng rãi và sự khôn ngoan của họ. Trong vị trí là Hội thánh mẹ của chúng ta, sự giúp đỡ của họ đã nuôi dưỡng chúng ta suốt tuổi thiếu niên đầy vụng về. Trên thực tế, chúng tôi vẫn chưa hoàn toàn trưởng thành . . . Nhưng chúng tôi cũng gần rồi, thật cảm ơn vì sự giúp đỡ của họ!
5 Ích lợi khi có một “Hội thánh mẹ”
Tôi tin rằng mỗi Hội thánh mới thành lập cần một Hội thánh mẹ. Nói một cách tích cực thì Hội thánh mới thành lập không nên bị mồ côi. Sau đây là năm ích lợi khi có một “Hội thánh mẹ”:
Của cải
Rất nhiều cha mẹ cho con cái tiền trợ cấp hàng tuần. Tôi bắt đầu với vấn đề tài chính không phải vì tôi tin rằng nó là thứ quan trọng nhất, mà vì nó là thứ ai cũng nghĩ tới. Một Hội thánh mới thành lập hiếm khi tạo ra được nguồn quỹ cho mình. Nhưng Hội thánh đang trên đà trưởng thành và được uỷ thác một phần tài chính để chứng tỏ Hội thánh trẻ đã biết chịu trách nhiệm về tài chính. Hội thánh có được một chút độc lập và tự trị, nhưng vẫn lệ thuộc vào cha mẹ để trả tiền thuê nhà. Nhắc đến cha mẹ . . .
Số nhiều tạm thời
Chúng ta không thể đánh giá điểm nầy một cách đơn giản được. Số lượng công việc và tổn thương về mặt cảm xúc mà Hội thánh mới thành lập đòi hỏi thật là nặng nề đến nỗi tôi không thể làm một mình. Tôi không thể nói bớt về những lần họp lại, cầu thay và được cố vấn từ một đội trưởng lão của Open Arms lại rất hữu ích đến như vậy. Một Hội thánh mới thành lập tức là còn phải tự học đi và lớn lên bằng sức của mình, nhưng thật hữu ích vô cùng khi có cha mẹ chia sẻ sự khôn ngoan và kinh nghiệm của họ, đưa ra lời khuyên và giúp Hội thánh mới có sự giải trình.
Con người
Với vị trí là con cả trong vòng ba anh em, tôi rất ghét mỗi khi cha mẹ bắt tôi dẫn theo mấy đứa em đi dự một sự kiện nào đó. Bây giờ, tôi là người mở ra một Hội thánh còn trẻ tuổi hơn mình, tôi mới thấy tại sao các em của tôi lại thích thú đến như vậy. Trong khi Hội thánh của chúng tôi vẫn còn đi loạng choạng, thì chúng tôi có những anh chị em rất rộng rãi từ Hội thánh mẹ đến phụ giúp mục vụ thiếu nhi và phục vụ trong các đội tiếp tân, ban nhạc, giữ xe và các vị trí tình nguyện khác mà chúng ta có thể kể ra. Open Arms mở rộng vòng tay với tín hữu của chúng tôi. Cùng với nhau, chúng tôi tiếp cận mọi người đang sống gần nơi Hội thánh mới thành lập và mời họ đến nhóm lại với chúng tôi. Cuối cùng, chỉ có sáu gia đình đến nhóm, nhưng Chúa ban cho chúng tôi lòng tin quyết rằng đó là ý muốn của Ngài. Tuy nhiên, sự rộng rãi của họ qua việc mời các gia đình chiến lược đến nhóm lại với chúng tôi là một thí dụ về cách nuôi dưỡng một Hội thánh trẻ về sự tự trị.
Chính sách
Tôi còn nhớ chiếc xe hơi đầu tiên của mình. Tôi đã mua với giá $250. Thỉnh thoảng, bạn phải chùi rửa kính chắn gió trong khi chạy xe bởi vì thiết bị làm xoá sương giá không hoạt động. Nguy hiểm nhưng cần thiết. Đôi khi công tác mở mang Hội thánh giống như tháo lắp một chiếc xe hơi trong khi chạy với vận tốc 70 dặm/giờ trên đường cao tốc vậy. Có những việc dường như vô tận cần phải được hoàn thành trong một khoảng thời gian nhất định nào đó. Giống như người mới trưởng thành lần dầu tiên chạy xe trên đường vậy, nếu mượn được bản đồ lái thử của cha mẹ thì hay biết mấy. Chúng ta đã tiết kiệm được hàng đống thì giờ và mấy lớp vỏ xe bằng cách thay đổi những tài liệu sao cho phù hợp với mục đích của mình (theo luật pháp, chính sách cho trẻ em, tuyên ngôn đức tin, giao ước của Hội thánh . . .).
Sự thôi thúc của Phúc âm
Cuối cùng, cha mẹ nhận chúng tôi làm con nuôi đang nghĩ tới di sản — của họ và của chúng tôi. Chúng tôi không phải là Hội thánh đàu tiên mà họ đã giúp thành lập và chúng ta cũng không phải là Hội thánh cuối cùng. Khi Kinh Thánh gọi Hội thánh là một thân thể, thì có ngụ ý là sống động, tăng trưởng, cần được nuôi dưỡng tốt và phải có sự nhân rộng. Giống như Kinh Thánh nói với cha mẹ rằng con cái như mũi tên sẽ có ảnh hưởng còn xa hơn họ (Thi thiên 127:4), Hội thánh của chúng tôi có một dấu ấn không phai từ Open Arms. Chúa sẽ ban cho chúng tôi có một câu chuyện lịch sử và di sản của riêng mình, nhưng chúng ta có cùng một Phúc âm và sứ điệp của Phúc âm. Cùng với nhau, chúng ta quyết tâm nhân rộng thêm nhiều Hội thánh mới bời vì chúng ta đã thấy những ích lợi mà công tác nầy mang lại cho cả cha mẹ cũng như con cái. Cháu chắt sẽ đảm bảo mũi tên của Phúc âm vươn xa hơn nữa trong tương lai mà chúng ta không thể nào thấy được khi vẫn chưa vào cõi đời đời.
Kết luận
Lời cầu nguyện của tôi dành cho những người trẻ tuổi sẽ đi mở Hội thánh rất đơn giản: đừng làm kẻ mồ côi. Hy vọng người nào chưa có cha mẹ sẽ tìm được một hội chúng có tình yêu thương và lành mạnh để giúp họ tăng trưởng và lớn lên trong thành người trưởng thành. Đồng thời, tôi cũng cầu nguyện cho các Hội thánh lành mạnh đã được thành lập sẽ mở cửa cho một Hội thánh mới trưởng thành hay là đang tập đi và nuôi dưỡng họ trở thànb một Hội thánh trưởng thành thật khoẻ mạnh. Hy vọng các thân thể là Hội thánh cùng đeo đuổi mạng lịng mà cha mẹ đầu tiên của chúng ta đã được ban cho trước khi tội lỗi vào thế gian: “Hãy sanh sản, thêm nhiều, làm cho đầy dẫy đất (Sáng thế ký 1:28).
(Nguồn: tienphong.org)