(Ngoại trừ được nêu lên, các câu Kinh Thánh trong bài được trích từ BTTHĐ 2010)
Tin cậy Chúa là không tin cậy vào bất cứ lời hứa nào không đến từ Chúa.
Điều gì đang lèo lái bạn?
Đó là một ngày thứ bảy, và tôi đang bấm tới bấm lui xem TV trong một thời gian thật lâu. Dường như là mọi chương trình xoay quanh những thứ như là dụng cụ tập thể dục, cách trở nên giàu có về địa ốc mà không phải trả trọn tiền trị giá, và những bước để có an ninh tài chánh. Bao lâu mà chúng ta xem những thứ này như là một xem thi đấu thể thao thì nó thu hút chúng ta bấy lâu.
Đó là vì chúng ta được “cài đặt” cho một quy luật: Bảo cho tôi biết điều phải làm, tôi sẽ làm được điều đó.
Luật pháp của Chúa được cài đặt sẵn trong lương tâm của chúng ta, là một phần của sự hình thành đạo đức của chúng ta. Luật pháp có thể chỉ hướng đi cho chúng ta nhưng không lái chúng ta đi – trừ khi chúng ta hoặc là tuyệt vọng hay tự kể mình là công chính.
Giáo phụ Augustine định nghĩa tội lỗi là tình trạng bị uốn cong trong và trên chính chúng ta. Chỉ có lời hứa của Chúa mới dẫn đưa chúng ta ra khỏi cái tôi và chương trình cái tôi cài đặt để được chính chúng ta, những người khác và Chúa chấp nhận chúng ta. Trong khi đời sống Cơ đốc được định hướng bởi mục đích, nó được lái đi bởi lời hứa.
Sáng Thế Ký 15 cùng Rô-ma 4 đem lại ý nghĩa này một cách mạnh mẽ.
VẬT LỘN VỚI LỜI HỨA (SÁNG THẾ KÝ 15)
Vấn đề lớn nhất của Áp-ram là ông không có người nối dõi, không có ai để tiếp nối lời kêu gọi mà Chúa đã ban cho ông. Thế giới của ông, như thực tế ông thấy, là ảm đạm.
Sau những điều này, lời Chúa đến với Áp-ram trong một khải tượng, “Hỡi Áp-ram, đừng sợ! Ta là cái thuẫn cho con; phần thưởng của con sẽ rất lớn.” (Sáng Thế Ký 15:1).
Chú ý là lời mở đầu này chỉ là lời hứa.
Cho nên Áp-ram thắc mắc, ““Lạy Chúa là Đức Giê-hô-va, Chúa sẽ cho con điều gì? Con vẫn không có con cái, và người thừa kế gia sản của con là Ê-li-ê-se, người Đa-mách … Nầy, Chúa làm cho con tuyệt tự, và người nô lệ sinh ra trong nhà con sẽ là người thừa kế của con.”” (vv. 2–3).
Dù vậy, Chúa vẫn đáp lời lại với lời hứa, chỉ ra vô số các vì sao trên trời như là một dấu hiệu về dòng dõi thật đông như thế đến từ Áp-ram.
Đáp ứng của Áp-ram không phải là một sự lạc quan mù quáng cũng không phải là một suy nghĩ tích cực. Ông tin Chúa.
Đức tin không sáng tạo; nó nhận lãnh. Rao giảng về lời hứa tạo nên tính hợp pháp của đức tin, và dấu hiệu này và sự ấn chứng làm đức tin được xác nhận và hiện thực. Bởi sự tuyên xưng đức tin, Áp-ram tiếp tục hành trình – không dựa trên khả năng sinh đẻ của Sa-rai hay sức mạnh thể chất của ông, nhưng chỉ hoàn toàn dựa trên Lời Chúa. Dạ không sinh đẻ của Sa-rai là tấm vải tranh mà trên đó Chúa vẽ lên một sự sáng tạo mới. Và cả hai được đặt tên lại. Lời hứa ban cho họ một lai lịch mới.
LÀM TRỌN LỜI HỨA (ROM. 4:13–25)
Trong Rô-ma 4, Phao-lô đem Áp-ra-ham vào chỗ nhân chứng trước tòa án để làm thí dụ cho chúng ta – không phải chính yếu như là một người để chúng ta thi đua với, nhưng chính yếu như là một người mà lời hứa cho người đó vận hành cho dù người đó không làm được.
Luật pháp không phải là vấn đề; chính chúng ta là vấn đề. Luật pháp chỉ đơn giản chỉ ra cho thấy. Lý tính của luật pháp hoàn toàn thích hợp cho những người được dựng nên theo ảnh tượng của Đức Chúa Trời, được thiết kế và trang bị để phản ảnh sự công chính của Ngài trong mọi cách. Nhưng nó không nói về cách mà những người vi phạm luật pháp có thể được cứu khỏi sự phán xét.
Trong Rô-ma 3:21-26, Phao-lô công bố rằng lý tính của luật pháp chỉ có thể tuyên xưng Chúa là công chính. Nó đoán phạt chúng ta là người thất bại không tuân theo luật pháp. Tiếp đến chương 4, câu hỏi làm tương phản sắc bén giữa luật pháp và lời hứa là thế này: Làm thế nào một người được hưởng sự yên nghĩ thiên đàng?
“5 nhưng chỉ tin vào Đấng xưng công chính kẻ vô đạo thì đức tin của người ấy được kể là công chính. 6 Ngay vua Đa-vít cũng nói như vậy về phước hạnh của người mà Đức Chúa Trời kể là công chính không bởi việc làm.” — Rô-ma 4:5–6 (BDM 2020)
Đức Chúa Trời không bao giờ gần hơn bằng khi mà, Phao-lô nói, Đấng Christ được rao giảng cho chúng ta (c.8).
Thật quan trọng nhận biết là những lời hứa của Chúa không đơn giản là lời mong muốn về tương lai; chúng đem lại sự thực hữu của tương lai đó vào trong hiện tại. Lời hứa (hay tin lành) được rao giảng dựng nên đức tin, như là luật pháp đem lại sự đoán xét. Luật pháp không chỉ cảnh cáo chúng ta về cơn thịnh nộ của Chúa đang đến, nó “đem đến sự thịnh nộ,” như là hành động tuyên án của quan tòa làm nên sự đoán xét. Xuyên suốt Kinh Thánh chúng ta được dạy rằng Lời Chúa là linh nghiệm, đem đến bất cứ điều gì Chúa phán bảo, cho dù là trong sự sáng tạo, cung ứng hay cứu chuộc. Lời phán của Chúa thật đúng là “linh nghiệm và sống động.” (Hê-bơ-rơ 4:12).
Như khi Chúa tuyên phán để thế giới trở nên hiện hữu mà không cần bất cứ sự dự phần vào nào của bất cứ điều gì đã được sáng tạo, Ngài tuyên phán ra một thế giới mới của sự cứu chuộc. Sự cứu chuộc đến, không phải bởi làm một số việc nào đó nhưng bởi nghe những lời nào đó và nhận lấy chúng bởi đức tin.
ĐIỀU GÌ THẬT SỰ LÈO LÁI BẠN?
Kết luận chương đặc biệt này, Phao-lô viết:
“23 Nhưng câu: “đức tin của ông được kể là công chính” không phải chỉ được ghi lại cho một mình ông 24 mà cũng cho chúng ta nữa. Đức tin sẽ được kể là công chính cho chúng ta, những người tin nơi Đấng đã làm cho Đức Chúa Jêsus, Chúa chúng ta, sống lại từ cõi chết, 25 Ngài đã bị nộp để chịu chết vì tội lỗi chúng ta, và sống lại để chúng ta được xưng công chính… 1 Vậy, khi đã được xưng công chính bởi đức tin, chúng ta được hòa thuận với Đức Chúa Trời qua Chúa chúng ta là Đức Chúa Jêsus Christ.” Rô-ma 4:23–5:1
Đức tin của Áp-ra-ham loại bỏ mọi điều mà mắt ông thấy là có thể xảy ra, để chọn theo lời “không thể được” mà ông nghe. Như thế, đức tin, là bác bỏ; để tin cậy Chúa là không tin cậy tất cả những người làm những lời hứa khác với lời hứa của Chúa.
Thế giới làm nên nhiều lời hứa. Ngay cả hội thánh cũng có thể trở thành một nơi con người có ý tưởng rằng họ đến và hiện hữu chỉ để vào vương quốc bằng cách phục vụ trong các ban nghành và dự phần với cả ngàn chương trình. Để rồi sau cùng chúng ta trở nên kiệt sức vì những lời khuyên hãy “làm lành” trong khi điều chúng ta cần là “tin lành.”
Ánh Dương
(Lược dịch theo: outreachmagazine.com)
.