Hai Tôn Giáo Ngụy Xưng Là Cơ Đốc Giáo

Share

Các tôn giáo có thể nào tự xưng là “Cơ-Đốc Giáo” nhưng thay đổi lẽ thật trong Kinh Thánh về Đấng Christ và Đức Chúa Trời không? Hoặc những tôn giáo này đơn giản chỉ là “ngụy Cơ-Đốc giáo”?

Một trong những điều mà tôi thấy thú vị về lịch sử Cơ-Đốc giáo là Kinh Thánh có thể bị dẫn đi sai lạc nhanh chóng như thế nào. Chẳn hạn như, tại Hội Thánh đầu tiên đã phải chống lại Trí huệ giáo là tà thuyết mà dạy rằng sự cứu rỗi đạt được thông qua việc tiếp thu loại “tri thức” thần thánh. 

Ngày nay, chúng ta lại thấy có một vài nhà thờ Cơ-Đốc giáo đang thực hành một số thứ khá kỳ lạ, chẳn hạn như, nhảy múa với rắn độc trong các buổi nhóm tại nhà thờ, những thành viên của nhà thờ đó nói rằng mục đích là để công khai thể hiện niềm tin của họ vào một câu Kinh Thánh [Mác 16:18-ND] để bảo đảm cho sự bảo vệ của Đức Chúa Trời. Mặc dù những người tham gia thường bị rắn cắn, nhưng điều này không thể ngăn cản họ. Ngay cả khi có cả chuyện bị chết. Nhưng khi những vết cắn tỏ ra nguy kịch  thì các thành viên nhà thờ coi sự mất mát sẽ là “ý muốn của Đức Chúa Trời.”

Khi Kinh thánh không chỉ bị giải thích sai, như trong trường hợp ở trên, mà còn cố tình diễn giải lại để tạo ra giáo lý mới, chúng ta đã chuyển sang lãnh địa của tôn giáo giả, ngay cả khi những tôn giáo này là ngụy Cơ-Đốc giáo.

Hai nhóm mà chúng ta có thể đặt trong danh mục đó là Hội Tháp Canh (Nhân chứng Giê-hô-va) và Giáo hội các Thánh hữu Ngày sau của Chúa Giê-Su Christ (Mặc-môn) – hai nhóm này đều tuyên bố họ là Cơ-Đốc giáo.

Cả hai nhóm ngụy Cơ-Đốc này đều có một số điểm chung. Cả hai đều tin rằng họ là Hội Thánh “thật” của Đức Chúa Trời. Cả hai đều tuyên bố rằng các bài viết thuộc linh của họ có thẩm quyền cao hơn Kinh Thánh. Cả hai đều tin rằng họ cần phải gõ cửa từng nhà để có được những thành viên mới. Và cả hai đều yêu cầu các thành viên phải tuân thủ đầy đủ giáo lý của nhà thờ hoặc là có thể đối mặt với sự trục xuất và hoàn toàn bị xa lánh bởi gia đình và bạn bè.

Lưu ý rằng mặc dù họ đã rời khỏi giáo lý dựa trên Kinh Thánh, nhưng cả hai nhóm ngụy Cơ-Đốc này vẫn tiếp tục thu hút các thành viên trên toàn cầu. Một phần là vì ý thức cộng đồng mạnh mẽ mà các thành viên có được khi họ gia nhập. Nhưng những thành viên này không biết rằng họ đã bị lừa dối về mặt giáo lý.

Cơ-Đốc Giáo hay Ngụy Cơ-Đốc Giáo?

Chúng ta hãy nhìn kỹ hơn vào niềm tin cốt lõi của hai nhóm Cơ-Đốc giáo này, để thấy rõ chỗ mà họ trật đường ray trong sự dạy dỗ của họ về Đấng Christ và Đức Chúa Trời.


Mặc-môn

Một nguồn tài liệu của Mặc-môn tuyên bố, “chúng tôi tin rằng nhà thờ của chúng tôi, sách vở của chúng tôi, sự dạy dỗ và cuộc sống của chúng tôi đều tập trung vào Chúa Giê-su Christ, Đấng Cứu Thế của thế giới.”

Ngài đã chịu đau khổ trong Vườn Ghết-sê-ma-nê và trên thập giá dưới một gánh nặng không thể đo lường được để chuộc chúng tôi khỏi gánh nặng sự chết. Sau ba ngày, Chúa Giê-su Christ đã chiến thắng sự chết, phục sinh từ ngôi mộ và chiến thắng cho chúng ta cùng một phần thưởng đó. Ngài đã làm cho sự phục sinh của chúng ta trở nên có thể được , sự kết hợp vĩnh viễn của tâm linh và thể xác được làm nên hoàn hảo của chúng ta.

Bề ngoài, mô tả ở trên về Chúa Giê-su trên trang web chính thức của LDS [Latter-Day Saints] dường như tuân theo giáo lý Cơ-Đốc giáo. Ít nhất là cho đến khi chúng ta hiểu rõ về cách người Mặc-môn nhìn Chúa Giê-su. Điểm mấu chốt: Mặc-môn không nghĩ rằng Chúa Giê-su là Đức Chúa Trời, nhưng là một vị thần riêng biệt được tạo ra bởi Đức Chúa Trời. Và Ngài đã sống lại không phải để cứu họ, nhưng để đảm bảo sự phục sinh thể xác của chính họ sau khi chết. Giáo lý của Mặc-môn là ngụy Cơ-Đốc vì nó từ chối thần tánh Chúa Giê-su và làm giảm đáng kể vai trò của Ngài trong cuộc sống của chúng ta.

Tiến sĩ Lynn Wilder, từng là giáo sư được bổ nhiệm tại Đại học Brigham Young [Trường đào tạo của Mặc-môn – ND], hiện là Cơ-Đốc nhân, chia sẻ rằng đạo Mặc-môn không hướng dẫn các thành viên có cái nhìn về Chúa Giê-su một cách chính xác: Tôi đã không hiểu được nhiều trong Tân Ước trước khi tôi nhận ra rằng Đấng Christ trong Kinh Thánh không phải là người mà tôi biết trong đạo Mặc-môn.” Và tôi đã giảng dạy về Đấng Christ này không đủ và đúng.  Đấng này là vĩ đại.  Đấng này mới là thật.  Đấng này mới là Đấng mà tôi muốn.  Đấng này là Đấng đã thay đổi đời sống của tôi.”

Sandra Tanner, một người cháu hai đời của Brigham Young [Lãnh đạo tối cao đứng hàng thứ hai của Mặc-môn chỉ sau Joseph Smith – ND], nhà tiên tri thứ hai của hội thánh này, nói thêm rằng nhà thờ LDS dạy rằng sự cứu rỗi dựa vào nhiều điều hơn chỉ là dựa vào Đấng Christ: “Mặc-môn tin rằng tất cả chúng ta được sinh ra như là con cái tâm linh của Cha Trên Trời. Và vì thế Giê-su là người anh cả. Nhưng chỉ sự chuộc tội của Đấng Christ thôi thì chưa đủ. Mặc-môn tin rằng sự cứu rỗi của chúng ta được trọn vẹn chỉ với việc được gia nhập vào tổ chức Mặc-môn, phúc âm Mặc-môn và nghi lễ của đền thờ Mặc-môn.”

Trong phúc âm Mặc-môn chúng ta thấy niềm tin + sự ăn năn + báp-tem + đặt tay – công việc đền thờ + công việc truyền giáo + chức vụ nhà thờ + phần mười + chấm dứt tội lỗi + từ bỏ việc sử dụng chất gây say và đồ uống mạnh và thuốc lá và caffein + xưng nhận Joseph Smith là tiên tri + hôn nhân đền thờ + làm báp-tem cho người chết + nghiên cứu phả hệ… danh sách có thể tiếp tục và tiếp tục.

Chỉ khi hoàn thành tất cả những điều này, người Mặc-môn mới có thể đạt được “mức độ vinh quang” thứ ba và cao nhất, do đó, đạt được mục tiêu cuối cùng của phúc âm Mặc-môn – trở nên thần linh.

Khoan đã – Cái gì vậy? Người Mặc-môn tin rằng họ sẽ trở thành những vị thần phải không? Ở đâu trong Kinh Thánh nói về điều đó?

Người Mặc-môn tin rằng không có địa ngục, nhưng có một “nhà tù nhân tâm linh.” Giáo lý LDS cũng dạy rằng Giê-su, Đức Chúa Trời và Đức Thánh Linh là những chúa riêng biệt, tách rời nhau – một phần của một cộng đồng các vị thần. Nhưng mỉa mai thay: những vị thần này đã từng là những người đàn ông! Đừng quên điều này: Mặc-môn tìn rằng Đức Chúa Trời – Đấng Tạo Hóa của chúng ta – đã từng là một người đàn ông được nhấc lên thành thần bằng chính nỗ lực của mình.

Vì vậy, mục tiêu cuối cùng của mọi người nam Mặc-môn cũng là đạt được vị trí thần linh. Theo lời của người sáng lập LDS Joseph Smith, “Sau đây, là cuộc sống vĩnh cửu – để biết Đức Chúa Trời duy nhất khôn ngoan và chân thật; và bạn phải học cách trở thành các vị thần của chính mình, và trở thành vua và thầy tế lễ cho Chúa, giống như tất cả các vị thần đã làm trước bạn.”

Vào đầu những năm 1800, khi còn là một thiếu niên, Smith tuyên bố rằng ông có khải tượng được Đức Chúa Trời, Chúa Giê-su và thiên sứ Moroni đến thăm. Sứ điệp của Đức Chúa Trời đã dạy cho ông ta rằng tất cả các Hội Thánh Cơ-Đốc giáo hiện tại đều là sai, và giáo lý của họ là một “sự ghê tởm.” Vì thế bởi sự hướng dẫn của Moroni, Smith đã dịch thuật từ tấm bảng vàng mà trên đó viết Sách của Mặc-môn [Người Mặc-môn tin rằng 185 năm trước, Smith đã tìm thấy những tấm vàng khắc chữ viết bằng tiếng Ai Cập cổ đại ở ngoại ô New York.] (Chính từ cuốn sách này, mà LDS tin rằng có đầy đủ về phúc âm, mà nhà thờ này có biệt danh là “Mặc-môn.”)

Smith tuyên bố rằng “Đây là quyển sách đúng nhất trong bất kỳ cuốn sách nào trên trái đất và là yếu tố chính trong tôn giáo của chúng ta…, một người sẽ đến gần Đức Chúa Trời hơn bằng cách tuân thủ giới luật được chép trong sách, hơn bất kỳ cuốn sách nào khác.”

Joseph Smith đã khẳng định rằng sách Mặc-môn đã được ban cho (chuyển giao) một cách trung thực hơn cả Kinh Thánh?

Theo trang web của LDS, Sách Mặc-môn trả lời những câu hỏi thiết yếu mà tất cả chúng ta đều có ở một thời điểm nào đó: Có sự sống sau khi chết, và điều gì đang chờ đợi chúng ta ở phía bên kia? Mục đích của cuộc sống là gì và làm thế nào tôi có thể tìm thấy hạnh phúc và bình an bây giờ? Đức Chúa Trời có biết tôi và nghe những lời cầu nguyện của tôi không? Làm thế nào tôi có thể tránh được tội lỗi và học cách thực sự ăn năn? Làm thế nào tôi có thể trở thành phiên bản tốt nhất có thể của bản thân tôi?”

Tôi chia sẻ một sự phản hồi về tôn giáo ngụy Cơ-Đốc giáo này do Mục sư Tim Challies đưa ra: “Trọng tâm của giáo lý sai lầm của Joseph Smith, là ông đặt quyền lực của mình lên trên quyền lực của Kinh thánh. Bằng cách thêm sự mặc khải của riêng mình vào sự mặc khải của Kinh Thánh, Smith đã tự mình lấy điều đó để xác định và sửa chữa những gì ông ta tuyên bố là những cái lỗi trong Kinh Thánh.”

Những điều đáng chú ý phải không? Vì những hạn chế về chỗ dành cho bài viết đòi hỏi nên tôi phải chuyển đến nói về Nhân Chứng Giê-hô-va. Nhưng tôi để lại cho bạn biểu đồ so sánh này cho thấy rõ ràng rằng Cơ-Đốc giáo và đạo Mặc-môn là những tôn giáo hoàn toàn khác nhau. Bạn cũng có thể xem video YouTube này, trong đó hai cựu Mặc-môn chia sẻ lý do tại sao họ rời khỏi nhà thờ này.


Nhân Chứng Giê-hô-va

Phong trào Nhân Chứng Giê-hô-va (JW) bắt đầu vào cuối những năm 1800 dưới sự lãnh đạo của Charles Taze Russell (1852-1916). Russell phác thảo giáo lý Hội Thánh đầu tiên trong loạt bài học sáu tập của mình, Những Nghiên Cứu trong Kinh Thánh.

Các Nhân Chứng Giê-hô-va tin rằng Cơ-Đốc giáo đã chết ngay sau thời của Đấng Christ, nhưng đã được phục sinh dưới thời Russell. Vào những năm 1870, Russell đã tổ chức những  Hội Tháp Canh để chỉ đạo, điều hành và phổ biến tất cả các giáo lý. Theo học thuyết Tháp Canh hiện tại, các thành viên trong hội là “những người đầy tớ thời hiện đại của Giê-hô-va, một người có ý định sống dưới ánh sáng của lẽ thật Kinh Thánh.”

Tuy nhiên, “lẽ thật trong Kinh Thánh” mà họ đề cập đến, được tìm thấy trong Kinh Thánh Cơ-Đốc giáo, nhưng trong một bản dịch sai lầm có chủ ý của họ, mà họ đã xuất bản năm 1961 với tên Bản dịch Thế Giới Mới (NWT).

Tiến sỹ Bruce Metzger, trong thời gian là Giáo sư Tân Ước tại Princeton, là một trong số nhiều học giả Kinh Thánh khác, người đã mô tả NWT là một “sự sai lầm” và “đáng khiển trách”. 

Tiếp tục điều chỉnh giáo lý cách tinh vi là một đặc trưng của tôn giáo ngụy Cơ-Đốc giáo này. Vì vậy, chúng ta có thể suy đoán rằng Hội Tháp Canh bao gồm hoặc là những người nghe kém cõi hoặc là Đức Chúa Trời vẫn thường xuyên thay đổi “lẽ thật.”

“Russell đã dạy và xuất bản nhiều giáo lý mà Hội Tháp Canh hiện tại hoàn toàn từ chối và ông đã dự phần vào các hoạt động mà các Nhân Chứng Giê-hô-va hiện tại coi là có nguồn gốc ngoại giáo. Trên thực tế, nếu Russell là Nhân Chứng Giê-hô-va trong Tổ chức Tháp Canh hiện tại, ông ta sẽ bị khai trừ vì niềm tin và sự thực hành của mình!”

Một lý do khiến các thành viên rời khỏi nhà thờ này là số lượng lời tiên tri sai lầm lặp đi lặp lại mà Hội Tháp Canh đã đưa ra. Như một người đã ra khỏi nhà thờ này nói, “Nhân chứng Giê-hô-va là những nhà vô địch thế giới không thể tranh cãi về những lời tiên tri giả.” Russell là một trong những nhà lãnh đạo nhà thờ đã tiên tri về ngày tận thế. Russell đã chọn năm 1914. Khi Chúa Giê-su thất bại trong sự Đến Lần Thứ Hai theo như lịch trình này, Hội Tháp Canh đã bảo đảm với các thành viên rằng Chúa Giê-su đã đến rồi nhưng trong trạng thái vô hình.

Một số điều mà hiện giờ NWT dạy: Giê-su là tạo vật mà chỉ được tạo dựng trực tiếp bởi Đức Chúa Trời, “là con đầu lòng của mọi tạo vật,” vì vậy, Ngài đã giành được quyền nhận danh hiệu “Con trai của Đức Chúa Trời;” Giê-su thật sự là Tổng lãnh thiên sứ Mi-ca-ên dưới hình dạng con người; sau sự đóng đinh của Ngài, Giê-su được tái tạo như một tạo vật tâm linh phi vật chất; và Chúa Thánh Linh không phải là một thân vị, nhưng là một biểu hiện cụ thể của quyền năng của Đức Chúa Trời.

Cái gì cơ?? Chúa Giê-su là Tổng lãnh thiên thần Mi-ca-ên?? Điều đó được chép ở đâu trong Kinh thánh?

Chúng ta phải đồng ý với Tiến sĩ James White, một nhà biện giáo Cơ-Đốc nói rằng “Cơ-Đốc giáo là một tôn giáo của Sách Thánh. Nếu bạn xuyên tạc Sách Thánh, thì bạn xuyên tạc đức tin.”

Tuy nhiên, các Nhân Chứng Giê-hô-va tin rằng chỉ có một mình họ biết “lẽ thật” của Đức Chúa Trời. Vì vậy, họ nhìn tất cả những người bên ngoài tôn giáo của họ, dù là Tin Lành, Công giáo, Phật giáo hay vô thần, thì đó đều là những “người chết biết đi”, những người đang sống “dưới cơn thịnh nộ của Đức Chúa Trời.” Lý do các Nhân Chứng dành quá nhiều thời gian để đi đến từng nhà là để hoàn thành Đại Mạng Lệnh “môn đồ hóa muôn dân.”

Theo trang web JW: “Chúng tôi nỗ lực chia sẻ đức tin của mình với những người khác, hy vọng rằng họ sẽ được hưởng ích lợi từ những lời hứa của Chúa. Nhưng chúng tôi không tin rằng chúng ta kiếm được sự cứu rỗi bằng cách tham gia vào chức vụ của chúng tôiNgài đã cứu chúng ta vì lòng thương xót của Ngài, và không phải vì bất kỳ điều tốt đẹp nào mà chúng ta đã làm.”

Tại sao những người Nhân Chứng Giê-hô-va không sống với sự đảm bảo về sự chấp nhận của Đức Chúa Trời?

Một sự thật thú vị, theo Tiến sĩ White: 99 phần trăm Nhân Chứng Giê-hô-va tin rằng họ là một trong số “Đám Đông Lớn” có thể được tận hưởng một thiên đường trần gian sau Thiên Hy Niên. Họ tin có một cấp độ tín đồ thượng lưu của các tín đồ – chỉ có 144.000 Nhân Chứng trung thành nhất đã được tham gia “Tầng Lớp Được Xức Đầu.” Nhóm nhỏ này, mà Tổ chức Tháp Canh tin rằng đã gần đầy, sẽ phục sinh như những thể linh và ngự trị với Đức Giê-hô-va trên thiên đàng. Những người thấy mình trong Đám Đông Lớn sẽ hồi sinh như những thể vật lý, nhưng chỉ thông qua Tầng Lớp Xức Dầu mới được tiếp cận được với Đức Giê-hô-va.

Những người đi theo Nhân Chứng Giê-hô-va mà can đảm để rời khỏi đó – phản bội [Người tuyên bố từ bỏ niềm tin của họ-ND]—sẽ bị xa lánh và “dứt phép thông công” bởi nhà thờ. Ngay cả những thành viên trong gia đình mà còn lại trong nhà thờ này cũng bị cấm không có bất cứ một mối liên hệ nào với họ. Vì vậy, đối với một số người, rời khỏi nhà thờ Nhân Chứng Giê-hô-va có nghĩa là bị buộc phải phá vỡ mối quan hệ với chính những người đặc biệt nhất đối với họ. Làm xa lánh có phản chiếu tình yêu thương mà Chúa Giê-xu kêu gọi những người theo Ngài không?

Theo trang web của JW, “Chắc chắn, một người cố gắng tuân theo các mạng lệnh của Chúa Giê-su có thể được gọi là Cơ-Đốc nhân.” Trong thực tế, điều đó hầu như không đi vào trọng tâm của vấn đề. Ngay cả điều nhỏ bé này của giáo lý Hội Thánh cũng cho chúng ta thấy rõ rằng Nhân Chứng Giê-hô-va không có một sự hiểu biết Kinh Thánh về Đấng Christ.

Cơ-Đốc nhân có phản ứng như thế nào với những tôn giáo ngụy Cơ-Đốc giáo này?

Bỏ qua sự khó chịu và đi thẳng đến lòng trắc ẩn.

Cụ thể với Mặc-môn, tôi thích cách Tanner nhìn nhận vấn đề. Các Cơ-Đốc nhân, cô nói, cần phải hiểu rằng khi những người Mặc-môn trẻ tuổi này đến gõ cửa nhà bạn, thì họ thành thật tin những gì họ nói.

“Họ hầu như không hiểu tất cả các giáo lý của Mặc-môn,” cô nói. “Sự tử tế của bạn đối với họ, sự thách thức của bạn đối với họ để đọc Tân Ước có thể là khởi đầu của hành trình đến với Đấng Christ của họ. Vì vậy, khi chúng ta nhìn thấy họ trước cửa nhà mình thì chúng ta cần nhớ rằng, đây là người mà Đấng Christ đã chết thay cho. Họ không biết sự lừa dối mà họ đã dự phần vào. Chúng ta cần phải tiếp cận với một tấm lòng yêu thương đối với những người này.”

Tuy nhiên, trước khi bạn cố gắng làm chứng cho các nhà truyền giáo LDS, bạn có thể muốn biết cấp tốc về thuật ngữ của họ và hiểu rõ về niềm tin ngụy Cơ-Đốc của họ khác với các Cơ-Đốc nhân dựa trên Kinh Thánh như thế nào. Bạn cũng có thể xem cuộc thảo luận này giữa Sean McDowell và Eric Johnson, trong đó họ thảo luận trong cuốn sách mới mà họ đồng biên tập, Chia Sẻ Tin Lành Với Người Mặc Môn. Cuốn sách nhấn mạnh lời khuyên của 26 tác giả về việc sử dụng 24 chiến lược khác nhau để tương tác với những người Mặc-môn trong cuộc trò chuyện tâm linh.

Cũng tương tự như vậy đối với những người Nhân Chứng Giê-hô-va mà bạn có thể gặp. Nhận ra rằng họ kiên quyết tin rằng chỉ một mình họ, sở hữu lẽ thật của Đức Chúa Trời. Được đào tạo cẩn thận bởi Tổ chức Tháp Canh để mong đợi sự bắt bớ khi họ đi đến từng nhà, phản ứng tốt của bạn có thể có tác động tích cực, có thể cung cấp cho bạn cơ hội để có ảnh hưởng bên ngoài đối với họ. Đây là một sự hướng dẫn cho người mới bắt đầu đối thoại với Nhân Chứng Giê-hô-va.

 

Barnabars Huỳnh

(Lược dịch theo: churchleaders.com)

Bài Viết Chọn Lọc

Bài Viết Được Quan Tâm

Bài Viết Liên Quan