Vậy nên chúng ta chẳng ngã lòng, dầu người bề ngoài hư nát, nhưng người bề trong cứ đổi mới càng ngày càng hơn. Vì sự hoạn nạn nhẹ và tạm của chúng ta sanh cho chúng ta sự vinh hiển cao trọng đời đời, vô lượng, vô biên
— 2 Cô-rinh-tô 4: 16-17
Tại sao là tôi.
Nếu chúng ta không bao giờ hỏi câu hỏi đó, chỉ cần chờ đợi. Khi cuộc sống trở nên khó khăn, hầu hết mọi người cuối cùng rồi sẽ hỏi. Tại sao là tôi? Nhưng đây là câu hỏi sai trong những ngày đen tối của chúng ta. Thay vì, hãy thử hỏi, Thưa Chúa, thưa Chúa, mục đích của Ngài trong việc nầy là gì?
Kinh thánh trong I Phi-e-rơ 1: 6-7: “Anh em vui mừng về điều đó, dầu hiện nay anh em vì sự thử thách trăm bề buộc phải buồn bã ít lâu; hầu cho sự thử thách đức tin anh em quí hơn vàng hay hư nát, dầu đã bị thử lửa, sanh ra ngợi khen, tôn trọng, vinh hiển cho anh em khi Đức Chúa Jêsus Christ hiện ra.
Không có gì đi vào cuộc sống của chúng ta là vô tình. Chúa không gây ra điều ác. Nhưng Chúa có thể đem lại điều tốt cho chúng ta từ mọi cách, ngay cả từ tai hoạ. Các thử nghiệm biểu lộ đặc tính, sự trưởng thành, an ninh, giá trị và đức tin của chúng ta.
Một trong những nhân vật chính trong Kinh thánh là sứ đồ Phao-lô. Ông đã dành cả cuộc đời để phục vụ Chúa. Nhưng, trong nhiều cách, cuộc sống của Phao-lô tồi tệ hơn chúng ta có thể tưỏng tựợng . Ông bị ném đá, chìm tàu, đánh đập, bi bỏ mặc cho đến chết, bị cầm tù, bị đánh đòn và bị cướp bóc. Nhưng ông không bao giờ cay đắng. Thay vì hỏi tại sao là tôi? Ông tìm kiếm và tin tưởng vào mục đích của Chúa. Ông học cách tin cậy Chúa vào những nan đề của ông, ngay cả khi ông không hiểu.
Bí quyết kiên trì của Phao-lô là gì? Đây là lý do tại sao chúng ta không bao giờ sụp đỗ: “Vậy nên chúng ta chẳng ngã lòng, dầu người bề ngoài hư nát, nhưng người bề trong cứ đổi mới càng ngày càng hơn. 17 Vì sự hoạn nạn nhẹ và tạm của chúng ta sanh cho chúng ta sự vinh hiển cao trọng đời đời, vô lượng, vô biên”, (2 Cô-rinh-tô 4:16-17).
Chúng ta có thể giữ hy vọng bởi vì Chúa có một mục đích và thậm chí một phần thưởng vượt hơn nỗi đau thương của chúng ta.
Khi Chúa Giê-su chết trên thập tự giá, những người theo Chúa nghĩ rằng đó là một bi kịch vô nghĩa, một sai lầm hoàn toàn. Nhưng những gì họ không thể nhìn thấy là Chúa vẫn ở trên ngôi của Ngài, thực hiện một mục đích lớn hơn. Sau khi Chúa Giê-su phục sinh, Ngài xuất hiện trước các môn đệ và nói: Bình an cho các ngươi! Cha đã sai ta thể nào, ta cũng sai các ngươi thể ấy.(Giăng 20: 21).
Trước đó một lúc, các môn đồ có thể không thấy có lý do gì cho nỗi đau buồn của họ. Nhưng đây chính Chúa Giê-su nói với họ Chúa đang trao cho họ nhiệm vụ mới một phần của mục đích lớn.
Mục đích của Chúa cho cuộc sống chúng ta luôn lớn hơn những nan đề của chúng ta. Tin vào Chúa. Ngài biến thập tự thành phục sinh
(Nguồn: vietchristian.com)